Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại trường đại học ngoại thương (Trang 75)

Các biện pháp trên tạo nên một quá trình quản lý HĐTV, HTSV, chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Mỗi biện pháp là một mắt xích quan trọng không thể coi nhẹ biện pháp nào.

68

Để quản lý HĐTV, HTSV đạt hiệu quả, người quản lý phải biết vận dụng linh hoạt, đồng bộ nhiều biện pháp. Không có biện pháp nào là vạn năng. Mỗi biện pháp quản lý đã đề xuất đều có ưu điểm, những hạn chế nhất định và chúng có tác động khác nhau đến đối tượng quản lý. Việc thực hiện có hiệu quả ở biện pháp này sẽ có tạo điều kiện cho các biện pháp khác và ngược lại, nếu một biện pháp nào đó được triển khai kém hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp khác.

Biện pháp nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng tham gia có ý nghĩa tiên quyết vì nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Nhận thức chi phối, định hướng cho hành động. Biện pháp này sẽ là tiền đề để thực hiện hiệu quả các biện pháp khác. Biện pháp Thành lập trung tâm tư vấn, hỗ trợ SV giữ vai trò then chốt. Vì trung tâm sẽ là đơn vị đầu mối về tư vấn, hỗ trợ sinh viên, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong toàn trường và phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức các hoạt động tư vấn hỗ trợ sinh viên. Tránh hiện tượng công tác tư vấn, hỗ trợ SV triển khai thực hiện tách biệt ở các đơn vị khác nhau và mang tính tự phát, nội dung trùng lặp, chồng chéo giữa các đơn vị. Hoạt động của Trung tâm thể hiện năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Nhà trường trong quá trình quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên. Bất kỳ một hoạt động nào cũng cần có điều kiện, CSVC để đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động và kế hoạch đã đề ra, trong khi xây dựng kế hoạch cũng cần phải căn cứ vào CSVC đã có và có thể tiếp tục trang bị hoặc huy động thì kế hoạch hoạt động mới có tính thực tiễn. Một khâu quan trọng để tạo ra tính thống nhất, đa dạng hóa, năng động môi trường hoạt động thì cần phải có sự phối hợp giữa các lực lượng, cần phải làm khâu này ngay khi lên kế hoạch và thực hiện trong suốt quá trình hoạt động. Do đó, thiết lập mối quan hệ giữa NT, DN, XH để HĐTV, HTSV mang tính toàn diện bởi đích của biện pháp này nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp cho việc quản lý hoạt động này. Khi kết thúc các hoạt động cần phải tổ chức kiểm tra, đánh giá những mặt đã đạt được, chưa đạt được và rút kinh nghiệm để hoạt động tiếp theo thành công hơn.

69

Tóm lại, mối quan hệ của các biện pháp đã đề xuất trên được thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1 : Mối quan hệ giữa các biện pháp đã đề xuất 3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm

Để đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm

Chúng tôi tiến hành khảo sát 200 cán bộ, giảng viên và 50 cán bộ tại các doanh nghiệp về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý HĐTV, HTSV với các đáp án là: rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết và rất khả thi, khả thi và ít khả thi. Kết quả khảo sát như sau:

70

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết

Nội dung Cán bộ, giảng viên Cán bộ tại các doanh nghiệp

Biện pháp quản lý Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về

HĐTV, HTSV cho mọi lực lượng tham gia 193 96.5 7 3.5 0 0 29 58 21 42 0 0 Lập kế hoạch xây dựng đội ngũ làm công

tác TV, HTSV 189 94.2 7 3.6 4 2 33 66 17 34 0 0

Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng CSVC

và bổ sung kinh phí cho HĐTV, HTSV 108 54 63 31.5 29 14.5 45 90 5 10 0 0 Xây dựng hệ thống giám sát và theo dõi sự

tiến triển của SV 177 88.5 23 11.5 0 0 38 76 10 20 2 4

Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ SV 189 94.5 11 5.5 0 0 50 100 0 0 0 0 Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường,

doanh nghiệp và xã hội 128 64 61 30.5 11 5.5 41 82 9 18 0 0

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá

71

Qua bảng 3.1, chúng tôi có nhận xét như sau:

Hầu hết các biện pháp đưa ra đều được đánh giá là rất cần thiết.

Đối với biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về HĐTV, HTSV cho mọi lực lượng tham gia” được đánh giá cao nhất với tỷ lệ 96.5%

cho rằng rất cần thiết. Không có ý kiến nào cho rằng biện pháp này là ít cần thiết. Điều này hoàn toàn là hợp lý vì nhận thức phải đi trước hành động, có nhận thức đúng thì mới chỉ đạo hành động đúng được. Một phần cán bộ, giảng viên và cả SV cũng chưa thấy được mức độ quan trọng, sự cần thiết của HĐTV, HTSV trong giáo dục toàn diện SV. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên và SV để thấy rõ tầm quan trọng của công tác này từ đó mới có thể tiến hành các biện pháp tiếp theo.

Biện pháp “Lập kế hoạch xây dựng đội ngũ làm công tác TV, HTSV”

cũng nhận được 94.2% cán bộ, giảng viên được hỏi đánh giá là rất cần thiết. Điều này là phù hợp với thực tiễn của trường. Bởi vì tuy Phòng CTCT&SV được Nhà trường giao nhiệm vụ là đầu mối tổ chức các HĐTV, HTSV nhưng hiện nay số lượng cán bộ của phòng chỉ có 6 người, quá ít so với số lượng SV và không có cán bộ nào có chuyên môn cao về tư vấn tâm lý tình cảm.

Biện pháp “Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng CSVC và bổ sung kinh phí cho HĐTV, HTSV” nhận được 54% tỷ lệ cho rằng rất cần thiết và 31.5% cho

rằng là cần thiết. Điều này là do hoạt động dành cho SV không phục vụ việc học tập của SV chỉ được Nhà trường cấp kinh phí rất ít, còn lại các hoạt động chủ yếu là do xin tài trợ. Vì vậy, điều này đã gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động và do nền kinh tế suy thoái nên số lượng các đơn vị tài trợ cũng giảm dần.

Có 94.5% ý kiến cho rằng biện pháp “Xây dựng hệ thống giám sát và theo dõi sự tiến triển của SV” là rất cần thiết, 5.5% cho rằng cần thiết. Điều này sẽ tạo điều kiện để thực hiện biện pháp này một cách thuận lợi.

Biện pháp “Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ SV” có 88.5% ý kiến cho

rằng rất cần thiết, 11.5% cho rằng cần thiết và không có ý kiến nào cho rằng không cần thiết phải thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ SV.

72

Biện pháp “Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp và xã hội” nhận được 64% cán bộ, giảng viên cho rằng rất cần thiết, 30.5% cho rằng

cần thiết. Nguyên nhân là do nội dung của HĐTV, HTSV rất rộng, nếu huy động được các doanh nghiệp và xã hội cùng hỗ trợ sẽ đạt hiệu quả cao.

Biện pháp “Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá HĐTV, HTSV” có tỷ

lệ 83.5% cho rằng là rất cần thiết. Thực tế khi triển khai HĐTV, HTSV thì công tác kiểm tra, đánh giá chưa được quan tâm đúng mức.

Khảo nghiệm đối với cán bộ tại các doanh nghiệp về mức độ cần thiết của các biện pháp nêu trên cũng đạt được kết quả tán thành rất cao. Đối với

biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về HĐTV, HTSV cho mọi lực lượng tham gia” có 58% cho rằng rất cần thiết. Không có ý kiến nào cho

rằng biện pháp này là ít cần thiết.

Biện pháp “Lập kế hoạch xây dựng đội ngũ làm công tác TV, HTSV” có

66% cán bộ được hỏi đánh giá là rất cần thiết.

Biện pháp “Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng CSVC và bổ sung kinh phí cho HĐTV, HTSV” nhận được 90% tỷ lệ cho rằng rất cần thiết và không

có ý kiến nào cho rằng ít cần thiết.

Có 76% ý kiến cho rằng biện pháp “Xây dựng hệ thống giám sát và theo dõi sự tiến triển của SV” là rất cần thiết, 4% cho rằng ít cần thiết.

Biện pháp “Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ SV” được 100% ý kiến cho

rằng rất cần thiết. Nguyên nhân là do khi có một đầu mối tổ chức thực hiện thì các doanh nghiệp khi đến liên hệ hỗ trợ SV cũng thấy đơn giản và dễ dàng hơn.

Biện pháp “Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp và xã hội” nhận được 82% cán bộ cho rằng rất cần thiết, không có ý kiến nào cho

rằng ít cần thiết.

Biện pháp “Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá HĐTV, HTSV” có

80% cho rằng là rất cần thiết. Tuy nhiên có 6% ý kiến cho rằng ít cần thiết. Cùng với việc điều tra khảo sát về tính cần thiết của việc áp dụng các biện pháp quản lý HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT, chúng tôi tiến hành thăm dò về tính khả thi của các biện pháp này. Kết quả thu được thể hiện ở bảng số liệu sau:

74

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi

Nội dung Cán bộ, giảng viên Cán bộ tại các doanh nghiệp

Biện pháp quản lý

Mức độ khả thi Rất

khả thi Khả thi Ít khả thi

Rất

khả thi Khả thi

Ít khả thi

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về

HĐTV, HTSV cho mọi lực lượng tham gia 169 84.5 19 9.5 12 6 31 62 17 34 2 4 Lập kế hoạch xây dựng đội ngũ làm công tác

TV, HTSV 186 93.4 7 3.5 7 3.5 32 64 17 34 1 2

Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng CSVC và

bổ sung kinh phí cho HĐTV, HTSV 111 56 70 35 19 9 43 86 7 14 0 0

Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ SV 173 86.5 27 13.5 0 0 44 88 6 12 0 0 Xây dựng hệ thống giám sát và theo dõi sự tiến

triển của SV 142 71 58 29 0 0 35 70 14 28 1 2

Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường, doanh

nghiệp và xã hội 166 83 24 12 10 5 36 72 12 24 2 4

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá HĐTV,

75

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ đánh giá ở cả 7 biện pháp đều cho rằng

tính khả thi là rất cao: rất khả thi cao nhất là biện pháp “Lập kế hoạch xây dựng đội ngũ làm công tác TV, HTSV” (93.4%) và thấp nhất là biện pháp “Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng CSVC và bổ sung kinh phí cho HĐTV, HTSV” (56%); về tỷ lệ đánh giá khả thi: cao nhất là biện pháp “Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng CSVC và bổ sung kinh phí cho HĐTV, HTSV” (35%) và thấp nhất là “Lập kế hoạch xây dựng đội ngũ làm công tác TV, HTSV” (3.5%); về tỷ lệ đánh giá ít khả thi: cao nhất là biện pháp “Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng CSVC và bổ sung kinh phí cho HĐTV, HTSV” (9%) và thấp nhất là biện pháp “Lập kế hoạch xây dựng đội ngũ làm công tác TV, HTSV” (3.5%).

Các ý kiến cho rằng ít khả thi được đề xuất chỉ từ 9% đến 3.5% tức là tỷ lệ không đáng kể.

Kết quả khảo nghiệm đối với các bộ tại các doanh nghiệp về mức độ khả

thi như sau: biện pháp “Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng CSVC và bổ sung kinh phí cho HĐTV, HTSV” có 100% ý kiến cho rằng rất khả thi và khả thi. Có 88% ý kiến cho rằng biện pháp “Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ SV” là rất khả thi và biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về HĐTV, HTSV cho mọi lực lượng tham gia” nhận được 62% ý kiến cho rằng rất khả thi (thấp nhất); về tỷ lệ đánh giá ít khả thi: cao nhất là “Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá HĐTV, HTSV” (6%) và thấp nhất là “Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ SV” (0%).

Từ kết quả khảo sát ở bảng 3.1 và bảng 3.2, chúng tôi thấy 7 biện pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao. Đặc biệt đối với biện pháp

“Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ SV” ý kiến của các đối tượng được khảo

sát khá thống nhất, cụ thể: 100% cho rằng rất cần thiết và cần thiết; 100% cho rằng rất khả thi và khả thi. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện biện pháp này. Như vậy, 7 biện pháp nêu trên có thể ứng dụng vào quản lý HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT để từng bước nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác này.

76

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở khoa học lý luận về quản lý và từ thực trạng HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT, đề tài đã đề xuất 7 biện pháp quản lý HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT như sau:

Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về HĐTV, HTSV cho mọi lực lượng tham gia

Biện pháp 2: Lập kế hoạch xây dựng đội ngũ làm công tác TV, HTSV Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng CSVC và bổ sung kinh phí cho HĐTV, HTSV

Biện pháp 4: Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ SV

Biện pháp 5: Xây dựng hệ thống giám sát và theo dõi sự tiến triển của SV Biện pháp 6: Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp và xã hội Biện pháp 7: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá HĐTV, HTSV. Kết quả khảo nghiệm qua việc lấy ý kiến khảo sát của cán bộ, giảng viên tại Trường ĐHNT và một số cán bộ làm việc tại các doanh nghiệp về tính khả thi và cần thiết của các biện pháp này đều khẳng định các biện pháp nêu trên

có tính khả thi và cần thiết ở mức cao. Đặc biệt đối với biện pháp “Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ SV” ý kiến của cán bộ, giảng viên trong trường và ý

kiến của cán bộ tại các doanh nghiệp là khá thống nhất, cụ thể: không có ý kiến nào cho rằng biện pháp trên là ít cần thiết và ít khả thi; 100% cho rằng rất cần thiết và cần thiết; 100% cho rằng rất khả thi và khả thi. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện biện pháp này.

Các biện pháp trên nếu được thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT trong thời gian tới.

77

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hoạt động tư vấn, hỗ trợ SV là hoạt động rất cần thiết ở các trường Đại học. Thông qua các hoạt động này, SV có được môi trường học tập, rèn luyện và nghiên cứu khóa học tốt hơn, giúp SV có nhận thức đúng đắn về giá trị của cuộc sống. Hơn nữa, việc tổ chức các hoạt động này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường. Nghiên cứu thực trạng HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT là rất cần thiết nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay. Đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn nhằm đề ra những biện pháp có tính khả thi trong việc quản lý HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT.

Về lý luận, đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về quản lý HĐTV, HTSV và những nội dung quản lý HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT.

Về thực trạng, đề tài đã khảo sát và thu thập ý kiến về HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT. Từ những kết quả khảo sát trên, có thể rút ra một số kết

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại trường đại học ngoại thương (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)