trợ sinh viên và những biện pháp Nhà trường đã thực hiện trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên
2.3.2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên
Bảng 2.10: Nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý HĐTV, HTSV
Khách thể đánh giá
Tổng số
Tầm quan trọng của việc quản lý HĐTV, HTSV
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % Giảng viên,cán bộ của trường 200 100 50% 88 44% 12 6% Sinh viên 540 262 48.5% 200 37% 78 14.4% Các đơn vị ngoài trường 50 20 40% 23 46% 7 14%
45
Kết quả điều tra ở bảng trên phản ánh thực trạng cán bộ, giáo viên trường đánh giá khá cao về mức độ quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ SV: 50% cho là rất quan trọng, 44% cho là quan trọng và 6% cho là không quan trọng. Kết quả này cho thấy đa số cán bộ, giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của công tác quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ SV. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận băn khoăn về sự cần thiết của công tác này.
Cũng căn cứ vào kết quả điều tra trực tiếp đối tượng SV, chúng tôi thấy: SV cũng đánh giá cao về mức độ quan trọng của việc quản lý HĐTV, HTSV với tỷ lệ: 48.5% cho rằng hoạt động này rất quan trọng, 37% thấy quan trọng và chỉ có 14.4% là cho rằng không quan trọng.
Tham gia vào công tác quản lý HĐTV, HTSV không chỉ có các lực lượng ở trong trường mà còn cần sự phối hợp của các công ty, doanh nghiệp... gọi chung là các lực lượng xã hội. Vì vậy, chúng tôi lấy ý kiến của 50 đồng chí là cán bộ của các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng SV của trường và thu được kết quả như bảng trên, cụ thể: 40% cho là HĐTV, HTSV rất quan trọng, 46% cho rằng quan trọng, 14% cho rằng không quan trọng.
Dựa vào những kết quả điều tra trên, chúng tôi có thể kết luận: các lực lượng tham gia vào công tác quản lý HĐTV, HTSV cả kể đối tượng của hoạt động đó là SV cũng đã nhận thức khá đúng đắn về vai trò của công tác quản lý HĐTV, HTSV. Cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý đều cho rằng quản lý HĐTV, HTSV là quan trọng. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện việc quản lý hoạt động này. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy còn một bộ phận e ngại về mức độ quan trọng của công tác quản lý HĐTV, HTSV. Điều này chính là trở ngại mà công tác quản lý HĐTV, HTSV của trường cần khắc phục.
2.3.2.2. Nhận thức về những biện pháp Nhà trường đã thực hiện trong việc quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã điều tra cán bộ, giảng viên với câu
hỏi: “Thầy/Cô cho biết ý kiến về những biện pháp Nhà trường đã thực hiện trong việc quản lý HĐTV, HTSV: Ban hành văn bản; Xây dựng kế hoạch
46
hàng năm; Tổ chức thực hiện; Kiểm tra, tổng kết;” với 3 cách lựa chọn câu trả lời: Tốt; Bình thường; Chưa tốt. Kết quả cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2.11: Nhận thức về những biện pháp Nhà trường đã thực hiện trong việc quản lý HĐTV, HTSV
TT Những biện pháp Mức độ tán thành Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % 1 Ban hành văn bản 197 98.5 3 1.5 0 0 2 Xây dựng kế hoạch hàng năm 182 91 18 9 0 0 3 Tổ chức thực hiện 177 88.5 23 11.5 0 0 4 Kiểm tra, đánh giá, tổng kết 145 72.5 10 5 45 22.5
Nhìn vào kết quả ở trên, chúng tôi thấy việc “Ban hành văn bản”, biện pháp “Xây dựng kế hoạch” và biện pháp “Tổ chức thực hiện” đều nhận được mức tán
thành tốt, bình thường với tỷ lệ rất cao là 100%, không có ý kiến cho rằng 3 biện
pháp trên là chưa tốt. Về biện pháp“Kiểm tra, đánh giá, tổng kết” tuy ý kiến cho
rằng việc kiểm tra, đánh giá, tổng kết là tốt và bình thường chiếm 73% nhưng có 22.5% cho rằng chưa tốt.
Qua tìm hiểu lý do, một số cán bộ, giảng viên cho biết họ thấy rằng Nhà trường chỉ kiểm tra, đánh giá theo học kỳ hoặc năm học, như vậy là chưa đủ, việc kiểm tra đánh giá cần thực hiện thường xuyên theo tháng và có chế độ khen thưởng cho các cá nhân hoặc đơn vị thực hiện tốt HĐTV, HTSV.