PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương, chi nhánh tây đô (Trang 42)

VIETCOMBANK CHI NHÁNH TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Ngân hàng có vai trò rất quan trọng là trung gian, tập trung vốn nhàn rỗi trong nên kinh tế và chuyển vốn đến các cá nhân, tổ chức kinh tế có nhu cầu về vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhưng để ngân hàng có thể tồn tại được thì nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Ngân hàng có nguồn vốn dồi dào sẽ đáp ứng dễ dàng nhu cầu tín dụng của khách hàng, khả năng thanh toán tăng lên, nâng cao uy tính, vị thế của ngân hàng. Tuy nhiên nếu quá nhiều vốn dẫn đến dư thừa cũng ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của ngân hàng vì làm cho chi phí tăng cao giảm lợi nhuận của ngân hàng. Nguồn vốn của VCB – Tây Đô chủ yểu là vốn huy động tại địa phương, vốn vay từ VCB – TW, còn vốn khác, chủ yếu là các quỹ, vì chiếm tỷ trọng thấp nên nguồn vốn này không ảnh hưởng nhiều đến qui mô nguồn vốn của Ngân hàng. Đối với nguồn vốn huy động thì bao gồm: Nguồn vốn được huy động với hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm. Đối với vốn vay từ VCB – TW, Ngân hàng chỉ sử dụng khi nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng tại chi nhánh. Qua bảng 4.1 và 4.2 ta thấy nguồn vốn của VCB – Tây Đô tăng giảm không đều qua các năm, vốn huy động và vốn vay cũng biến động nhiều. Năm 2012 tổng nguồn vốn là 2.803.436 triệu đồng tăng 13,30% so với năm 2011, trong đó vốn vay từ VCB – TW chiểm tỷ trọng cao nhất 55,64% trong tổng nguồn vốn của năm do vốn huy động tuy có tăng (tăng 20,68%) nhưng không đáp ứng đủ nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nên Ngân hàng phải vay từ ngân hàng VCB – TW để không ảnh hưởng đến hoạt động làm cho vốn vay tăng nhẹ 1,30%. Sang năm 2013, tổng vốn huy động giảm nhẹ 1,27%, do sự sụt giảm của trần lãi suất huy động chỉ còn 8%,cùng với sự cạnh tranh lãi suất, lôi kéo khách hàng gửi tiền của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn nên làm ảnh hưởng lớn công tác huy động vốn, dẫn đến vốn huy động trong năm này đã giảm 22,40% so với năm 2012. Do lãi suất huy động giảm vì thế lãi suất cho vay cũng giảm nên nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng tăng lên, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Ngân hàng phải xin vay vốn từ Hội sở làm cho vốn vay tăng cao (tăng 17,98%) và vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn (chiếm 66,49%).

29

Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank – Tây Đô qua 3 năm 2011 – 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 Tỷ

trọng % 2012 trọng % Tỷ 2013 trọng % Tỷ

2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 886.844 35,84 1.070.230 38,18 830.530 30,01 183.386 20,68 (239.700) (22,40) 2. Vốn vay từ hội sở 1.539.863 62,23 1.559.886 55,64 1.840.352 66,49 20.023 1,30 280.466 17,98 3. Vốn khác 47.625 1,92 173.320 6,18 96.861 3,50 125.696 263,93 (7.6460) (44,11) Tổng nguồn vốn 2.474.332 100,00 2.803.436 100,00 2.767.743 100,00 329.105 13,30 (35.694) (1,27)

Nguồn: Phòng Vốn, Vietcombank Tây Đô.

Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank – Tây Đô 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2013 Tỷ trọng % 6T/2014 Tỷ trọng % 6T-2014/6T2013 Số tiền % 1. Vốn huy động 550.381 35,65 1.177.253 50,55 626.872 113,89 2. Vốn vay từ hội sở 924.621 59,89 1.093.971 42,03 169.350 18,31 3. Vốn khác 68.789 4,46 57.577 7,42 (11.212) (16,30) Tổng nguồn vốn 1.543.791 100,00 2.328.801 100,00 785.010 50,85

30

Đến 6 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn đã tăng 785.010 triệu đồng (tăng 50,85%), trong đó cả vốn huy động, vốn vay đều tăng. Vốn huy động tăng 113,89% tuy trần lãi suất đầu năm 2014 tiếp tục giảm chỉ còn 6,5% nhưng do muốn giữ chân khách hàng, Ngân hàng đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, dự thưởng, song song đó thị trường vàng bất ổn, gửi tiền vào ngân hàng là biện pháp an toàn, nên đã thu hút được một lượng vốn nhàn rỗi từ người dân, thêm vào đó nhờ công tác tuyên truyền, tài trợ cùng với sự ân cần, chu đáo, phục vụ khách hàng nhanh chóng và chính xác không làm mất nhiều thời gian của khách hàng cũng góp phần làm cho vốn huy động tăng lên và chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 50,55%) trong tổng nguồn vốn, điều này cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng đã được cải thiện đáng kể. Đầu năm 2014, lạm phát đã được kiềm chế, nên kinh tế đã khôi phục trở lại, các hoạt động kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp cả nước nói chung, và khu vực quận Bình Thủy, Ô Môn nói riêng đã sôi động trở lại, thêm vào đó lãi suất cho vay giảm càng kích thích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, mở rộng quy mô nên nhu cầu về vốn tăng cao làm cho nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nên Ngân hàng buộc phải vay thêm từ VCB – TW vì thế nguồn vốn vay đã tăng 18,31%.

Qua đây ta thấy được, công tác huy động vốn của Ngân hàng chưa thật sự có hiệu quả, bởi tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn còn thấp, chỉ đứng thứ 2 sau vốn vay từ VCB – TW. Ngân hàng luôn trong tình trạng huy động vốn không đủ cho hoạt động kinh doanh của mình nên cần phải vay một lượng lớn vốn, để không ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Vì thế Ngân hàng nên có biện pháp hiệu quả để tăng cường công tác huy động vốn. Bởi vì nguồn vốn huy động là nguồn vốn có chi phí thấp nhất trong các loại nguồn vốn cho nên để nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng thì việc tăng cường huy động vốn là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương, chi nhánh tây đô (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)