DỤNG NGẮN HẠN CỦA VIETCOMBANK CHI NHÁNH TÂY ĐÔ
5.2.1 Biện pháp tăng trưởng tín dụng ngắn hạn
- Tiến hành phân loại khách hàng vay vốn, từ đó có chính sách ưu đãi lãi suất đối với từng khách hàng. Ví dụ, đối với khách hàng truyền thống có nhu cầu đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất sẽ được hỗ trợ lãi suất ưu đãi. Hay là, Ngân hàng giảm lãi suất cho những khoản vay có giá trị lớn, những khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm của Ngân hàng…điều này không những tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt hơn mà còn giúp Ngân hàng thiết lập, mở rộng quan hệ với khách hàng, sẽ có càng nhiều khách hàng đến với Ngân hàng.
- Đa dạng hóa đối tượng khách hàng: Ngoài đối tượng khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp lớn, các công ty cổ phần, TNHH, chỉ tập trung cho vay vào ngành hàng lương thực, thủy sản và phân bón, chi nhánh cần tiếp cận các khách hàng bán lẻ là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp qui mô nhỏ và vừa, các tiểu thương,…vì nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế, xuất hiện ngày càng nhiều và hoạt động đa ngành nghề. Việc tiếp cận thêm khách hàng sẽ giúp để mở rộng hoạt động tín dụng cũng như hạn chế rủi ro khi tập trung hoạt động tín dụng vào một nhóm khách hàng lớn hay một vài ngành nghề nhất định. Chi nhánh nên chủ động lập chiến lược tiếp thị những doanh nghiệp tiềm năng để tạo cơ hội cho họ được dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.
- Kết hợp nhiều phương thức cho vay để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn và tiếp cận được với nguồn
66
vốn vay một cách phù hợp để khách hàng sản xuất, kinh doanh hiệu quả nguồn vốn được tài trợ và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Từ đó cũng góp phần tăng doanh số cho vay cũng như đem lại lợi nhuận và uy tín cho Ngân hàng.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng: Hiên nay các ngân hàng cạnh tranh với nhau rất là gay gắt, nhưng do huy định của NHNN về lãi suất huy động cũng như cho vay, nên thường thì hai loại lãi suất này của các NHTM chênh lệch không nhiều, nên các ngân hàng khó có thể cạnh tranh với nhau bằng lãi suất,vì thế để lôi kéo khách hàng gửi tiền cũng như vay vốn thì ngân hàng phải nâng cao dịch vụ và chăm sóc khách hàng, để không chỉ giữ chân khách hàng cũ mà còn thu hút khách hàng mới.
- Tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực quản lí chất lượng tín dụng: Để đáp ứng nhu cầu công tác tín dụng ngày càng tăng của Ngân hàng hiện nay, công tác tuyển dụng thêm cán bộ tín dụng là rất cần thiết. Theo xu thế tăng trưởng dư nợ nên ngân hàng cần phải đào tạo tuyển dụng đội ngũ cán bộ tín dụng, nhằm để tăng cường kiểm tra trước, trong và sau cho vay, quản lí sử dụng vốn vay của khách hàng chặt chẽ và tìm kiếm những khách hàng mới. Bên cạnh đó, để các hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đạt chất lượng tốt, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Ngân hàng cũng cần tăng cường nhân sự ở bộ phận kiểm tra giám sát tuân thủ để kiểm tra, giám sát, ngăn chặn kịp thời những rủi ro trong ngân hàng, nhất là rủi ro tín dụng.
5.2.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi nợ
Qua phân tích ta thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng tương đối tốt, cần có biện pháp để duy trì và phát huy hiệu quả hơn nửa trong công tác thu hồi nợ.
- Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, xem họ có sử dụng đúng mục đích hay không.
- Ngân hàng cần thường xuyên đánh giá lai khả năng trả nợ của khách hàng, phân loại uy tín khách hàng cũng như phân loại các khoản nợ, để tìm biện pháp thu hồi, xử lý phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng. Đối với khách hàng khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, tùy vào mức độ vi phạm có thể tạm ngừng, chấm dứt cho vay nhanh chóng thu hồi nợ đã giải ngân.
- Ngân hàng cần làm tốt công tác quản lí hồ sơ, lập sổ sách theo dõi khách hàng một cách chặt chẽ với bộ phận kế toán cho vay thông qua việc cung cấp danh sách các khoản nợ đến hạn, liên lạc với khách hàng để đôn đốc, nhắc nhở họ trả nợ.
- Định kì tổ chức hội nghị khách hàng, đó là cơ hội để ngân hàng có thể nắm bắt những vấn đề khách hàng quan tâm, những khó khăn vướng mắt để có hướng giải quyết thích hợp.
67
5.2.3 Biện pháp tăng cường huy động vốn
Muốn tăng trưởng tín dụng một cách bền vững và hiệu quả thì nguồn vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng, phải có biện pháp tăng cường huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, hạn chế tối đa vốn vay từ Hội sở để giảm chi phí nâng cao lợi nhuận.
- Chủ động phối hợp với các tổ chức, các doanh nghiệp để tăng cường huy động vốn thông qua hình thức trả lương cho người lao động qua tài khoản mở tại ngân hàng.
- Bên cạnh việc mở rộng hoạt động huy động vốn đối với các tổ chức, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì trong điều kiện kinh tế nhiều khó khăn và biến động như hiện nay, các doanh nghiệp này đang thu hẹp sản xuất kinh doanh, một phần nguồn vốn của họ tạm thời thừa và chưa sử dụng đến. Thêm vào đó ngân hàng cần chú trọng đến lượng vốn nhàn rỗi của khách hàng cá nhân với mục đích tiết kiệm vì nguồn vốn này tương đối ổn định.
- Ngân hàng nên đa dạng hóa các hình thức huy động như huy động tiết kiệm có thưởng, trả lãi trước… áp dụng kì hạn ngắn và linh hoạt theo ngày hoặc tuần, tháng,…để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khác hàng.
- Phân bổ kế hoạch huy động vốn hợp lý cho từng chuyên viên khách hàng, cũng như vận động các bộ phận khác tham gia huy động, tuy theo từng năng lực của họ.
- Tìm hiểu lãi suất – chương trình khuyển mãi của các ngân hàng khác để so sánh tiếp thị và thuyết phục khách hàng tốt hơn. Đồng thời tận dụng các chương trình khuyến mãi để tăng cường huy động.
68
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Từ phân tích trên ta thấy tín dụng ngắn hạn đóng vai trò quan trọng đối với ngân, điều này có thể thấy rỏ khi dự nợ tín dụng ngắn hạn luôn chiếm trên 80% tổng dư nợ của ngân hàng. Thêm vào đó tín dụng ngắn hạn cũng là hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng, có vòng quay vốn nhanh, lại ít rủi ro hơn so với tín dụng trung và dài hạn. Đối với nền kinh tế thì tín dụng ngắn còn có vài trò đặc biệt quan trọng, tín dụng ngắn hạn giúp bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu, đáp ứng tiêu dùng cá nhân,...tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh.
Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu về tín dụng ngắn hạn gồm doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn của VCB – Tây Đô đạt kết quả khá tốt, biểu hiện ở dư nợ cho vay có tỷ trọng tương đối ổn định và tăng trưởng qua các năm, nợ xấu tuy có tăng nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với qui định của NHNN, hoàn toàn có thể kiểm soát được… kết quả mà chi nhánh đạt được, là nhờ vào sự chỉ đạo lãnh đạo của ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn nhân viên ngân hàng. Thông qua việc đánh giá các tỉ số tài chính cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng là khá tốt như hệ số thu nợ qua các năm của ngân hàng tương đối ổn định và đều gần bằng 1, cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng được đảm bảo rất tốt, tỉ lệ nợ xấu thấp cho thấy chất lượng tín dụng ngắn hạn của chi nhánh ngày càng cao,…
Tuy nhiên ngân hàng cũng còn một số hạn chế, thông qua tỷ trọng VHĐ trong tổng nguồn vốn cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cấu tín dụng vì thế phải vay thêm từ ngân hàng Hội sở làm chi phí tăng cao. Mức độ đầu tư cho hoạt động tín dụng còn thấp so với qui mô nguồn vốn của ngân hàng, hoạt động tín dụng chỉ tập trung và một số nhóm khách hàng, chưa thu hút được nhiều khách hàng mới.
6.2 KIẾN NGHỊ
Một số kiến nghị đối với ngân hàng Vietcombank Hội sở :
- Ngân hàng nên thành lập bộ phận chuyên biệt về chăm sóc khách hàng và Marketing, định hướng hoạt động có chiều sâu để nhiều khách hàng có thể biết đến và nắm bắt thông tin về các chương trình, sản phẩm mới của ngân hàng, hoạt động của các chi nhánh, từ đó giúp các chi nhánh hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.
69
- Tạo chính sách thông thoáng, linh hoạt cho các chi nhánh trong việc lập các kế hoạch kinh doanh, phù hợp với tình hình hoạt động, nguồn nhân lực và điều kiện về kinh tế - xã hội trên địa bàn cụ thể của từng chi nhánh.
- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Thùy Dương, 2009. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh An Giang. Luận văn tốt
nghiệp: Đại học An Giang.
2. Thái Văn Đại, 2012.Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Cần Thơ : NXB Đại học Cần Thơ.
3. Huỳnh Thị Kim Hai, 2011. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại
Ngân hàng TMCP Đông Á phòng giao dịch Cao Lãnh. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
4. Trần Ái Kết và cộng sự, 2008. Lý thuyết tài chính tiền tệ. TP. Hồ Chí
Minh : NXB Giáo dục.
5. Dương Ngọc Thiển, 2014. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Trà Vinh. Luận văn tốt
nghiệp. Đại học Cần Thơ.
6. Quyết định 1627/2011/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.
7. Các Thông tư 30/2011/TT-NHNN, 17/2012/TT-NHNN, 15/2013/TT- NHNN của NHNN về Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Việt Nam đồng của tổ chức, cá nhân tại TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Quyết định 780/QĐ-NHNN của NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.
9. Các Nghị định 22/2011/NĐ-CP, 31/2012/NĐ-CP, 66/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu chung.
10. Các tạp chí, website:
- Nhuệ Mẫn, 2014. 4 Ngân hàng Việt đã đánh mất. Đầu tư chứng khoán. <http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/4-ngan-hang-viet-da-bien-mat-8536.html>. [Ngày truy cập: 15/01/2014].
- Xuân Hòa, 2008. Mười hai vụ phá sản ngân hàng tồi tệ nhất lịch sử. <http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/muoi-hai-vu-pha-san-ngan- hang-toi-te-nhat-lich-su-2694024.html>. [Ngày truy cập: 15/01/2014].
- Theo tapchinhtaichinh.vn, 2014. “Bức tranh” nợ xấu giai đoạn 2011 – 2013.<http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Buc-tranh-no-xau-giai- doan-2011-2013/39689.tctc>. [ Ngày truy cập: 07/01/2014].
- Hải Sơn, 2013. Đua nhau cắt giảm nhân sự, “lô bộ mặt” ngân hàng?.<http://kienthuc.net.vn/tien-vang/dua-nhau-cat-giam-nhan-su-lo-bo-mat- ngan-hang-281990.html>. [Ngày truy cập: 19/11/2013]
- Theo Bộ Công Thương Việt Nam, 2013. Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu năm 2013 của các địa phương trên cả nước.<http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/2846/tong-quan-ve-tinh-hinh-xuat-khau- nam-2013-cua-cac-dia-phuong-tren-ca-nuoc.aspx>. [Ngày truy cập: 04/03/2014].
71
- Theo danviet.vn, 2014. Đồng bằng song Cửu Long: Giá lúa gạo tăng vọt, tăng mua để xuất khẩu.<http://kienthuc.net.vn/tien-vang/dua-nhau-cat-giam- nhan-su-lo-bo-mat-ngan-hang-281990.html>. [Ngày truy cập: 23/07/2014].
- Phương Thúy, 2014. Bóng đen nợ xấu ảm ảnh lợi nhuận ngân hàng. <http://vneconomy.vn/tai-chinh/bong-den-no-xau-am-anh-loi-nhuan-ngan-hang- 20140727065112848.htm>. [Ngày truy cập: 28/07/2014]
- Phước Hà, 2011. Các ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất cho vay. Diễn đàn kinh tế Việt Nam<http://vef.vn/2011-10-18-cac-ngan-hang-tiep-tuc-ha-lai-suat- cho-vay>. [Ngày truy cập : 12/10/2013].
- Hải Minh, 2014. Cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu còn 3,79%. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/cuoi-nam-2013-ty-le-no-xau-con-379-
201401211726136231ca34.chn. [Ngày truy cập: 03/03/2014].
- Nguyễn Hằng, 2013. Giảm trần lãi suất huy động VND xuống
7%/năm.<http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/giam-tran-lai-suat-huy-dong-vnd- xuong-7nam-huy-dong-usd-xuong-125nam-2013062716543249315ca34.chn>. [ Ngày truy cập: 27/6/2013].