CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Vốn huy động đóng vai trò đặc biệt đối với hoạt động của ngân hàng. Vốn huy động không chỉ nói lên quy mô về tài chính của ngân hàng, mà còn là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. Vốn huy động của VCB – Tây Đô phân theo thời hạn bao gồm: Tiền gửi không kì hạn và tiền gửi có kì hạn.
Tiền gửi không kì hạn
Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào tùy theo nhu cầu thanh khoản của mình. Tiền gửi không kì hạn phần lớn là tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng khác, còn tiền gửi tiết kiệm không
31
kì hạn của cá nhân chiếm tỷ lệ rất thấp không đáng kể. Do tính chất không ổn định, số dư thay đổi liên tục vì thế lãi suất thường rất thấp. Tiền gửi không kì hạn của VCB – Tây Đô luôn chiếm tỷ trọng cao trên 40% tổng vốn huy động của Ngân hàng. Nguyên nhân là do đặc điểm kinh tế khu vực mà chi nhánh tọa lạc, VCB – Tây Đô đặt gần khu công nghiệp Trà Nóc 1, ở đây có rất nhiều doanh nghiệp, khu chế xuất vì thế họ gửi tiền vào ngân hàng mục đích chủ yếu để phục vụ cho việc thanh toán là chủ yếu. Tiền gửi không kì hạn của VCB – Tây Đô có biến động tăng giảm trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể là, năm 2012 tăng nhẹ 4,47%, nguyên nhân chủ yếu là do Thông tư 21/TT/2012-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/9/2012 không cho phép các tổ chức tín dụng gửi tiền có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác, nên lượng tiền gửi có kì hạn của các tổ chức tín dụng khác đã chuyển sang tiền gửi không kì hạn, làm cho tiền gửi không kì hạn tăng so với năm 2011. Sang năm 2013 với tình hình kinh tế bất ổn, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua nguyên liệu cho đến việc tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến tình trạng hàng tồn kho tăng cao. Thêm vào đó tình hình xuất khẩu giảm, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng sản xuất, nên nhu cầu thanh toán giảm đáng kể vì thế tiền gửi không kì hạn giảm mạnh 231.541 triệu đồng tương đương 40,70%, không những giảm về số lượng mà còn giảm về tỷ trọng xuống còn 40,62% thấp nhất trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Đến 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng mạnh trở lại đạt mức 147,20% tương đương 372.663 triệu đồng so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do trần lãi suất huy động giảm mạnh chỉ còn 6,5% dẫn đến lãi suất cho vay cũng giảm mạnh, đồng thời VCB luôn đi đầu trong việc đưa ra các chính sách hổ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vì thế các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn với lãi suất thấp, từ đó có thế mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, nhu cầu mua hàng hóa, nguyên vật liệu ...cũng tăng lên, vì thế lượng tiền gửi cho hoạt động thanh toán tăng lên đáng kể.
Tiền gửi có kì hạn
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi nhằm mục đích tiết kiệm, hưởng lãi của khách hàng. Người gửi tiền chỉ được rút tiền trong một thời gian nhất định nên tính chất của loại tiền này là tương đối ổn định. Do đó, lãi suất sẽ thường cao hơn khi kỳ hạn gửi tiền dài hơn. Nhưng khách hàng có thể rút trước hạn, nhưng theo quy định của Ngân hàng thì khách hàng chỉ được hưởng lãi suất bằng với lãi suất không kì hạn. Tiền gửi có kì hạn của VCB - Tây Đô bao gồm tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng và kì hạn từ 12 tháng trở lên, trong đó tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng rất cao từ 92% trở lên. Nguyên nhân là lãi suất của 2 loại kì hạn này trên lệch không nhiều nên khách hàng có thể vừa được hưởng lãi suất cao mà kì hạn rút tiền ngắn hơn, tiện lợi cho khách hàng.
32
Bảng 4.3: Cơ cấu vốn huy động theo thời gian củaVietcombank – Tây Đô qua 3 năm 2011 – 2013
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng % 2012 Tỷ trọng % 2013 Tỷ trọng % 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi không kỳ hạn 544.574 61,41 568.930 53,16 337.389 40,62 24.356 4,47 (231.541) (40,70) Tiền gửi có kì hạn: 342.270 38,59 501.300 46,84 493.141 59,38 159.030 46,46 (8.159) (1,63) - Dưới 12 tháng 325.157 95,00 461.196 92,00 468.484 95,00 136.040 41,84 7.288 1,58 - Từ 12 tháng trở lên 17.113 5,00 40.104 8,00 24.657 5,00 22.992 134,34 (15.447) (38,52) Vốn huy động 886.844 100,00 1.070.230 100,00 830.530 100,00 183.386 20,68 (239.700) (22,40)
33
Bảng 4.4: Cơ cấu vốn huy động theo thời gian của Vietcombank – Tây Đô
Vietcombank – Tây Đô 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2013 Tỷ trọng % 6T/2014 Tỷ trọng % 6T-2014/6T2013 Số tiền % Tiền gửi không kỳ hạn 253.160 46,00 625.823 53,16 372.663 147,20 Tiền gửi có kì hạn 297.221 54,00 551.430 46,84 254.209 85,53 - Dưới 12 tháng 280.182 94,27 520.254 94,35 240.072 85,68 - Từ 12 tháng trở lên 17.039 5,73 31.176 5,65 14.137 82,97 Vốn huy động 550.381 100,00 1.177.253 100,00 626.872 113,90
Nguồn: Phòng Vốn, Vietcombank Tây Đô.
Cụ thể là năm 2012 tăng mạnh 159.030 triệu tương đương 46,46% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động (chiếm 59,38%). Nguyên nhân là do kinh tế bất ổn các kênh đầu tư khác như thị trường chứng khoán, kinh doanh bất động sản không mang lại lợi nhuận cao lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thêm vào đó ngày 25/5/2012 Nhà nước ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP về việc Nhà nước sẽ độc quyền sản xuất vàng miếng, vàng SJC được chọn làm thương hiệu độc quyền là cho giá vàng SJC tăng cao, giá vàng trong nước bị đẩy lên cao so với giá vàng thế giới nên việc đầu tư vàng mang lại rất nhiều rủi ro. Từ những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, thì việc chọn lựa gửi tiền vào ngân hàng là giải pháp đầu tư an toàn và hiệu quả. Bước sang năm 2013, trần lãi suất huy động tiếp tục giảm, gây hoang mang cho người dân. Một bộ phận khách hàng đã chuyển kì hạn gửi từ 12 tháng trở lên sang kì hạn dưới 12 tháng làm cho tiền gửi dưới 12 tháng tăng nhẹ 7.288 triệu đồng (tăng 1,58%). Còn một bộ lớn khác chấp nhận rủi ro đã chuyển sang các hình thức khác như chơi hụi, cho vay nóng, để được hưởng lãi suất cao làm cho tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng trở lên giảm mạnh 15.447 triệu đồng (giảm 38,52%). Vì thế đã làm cho tổng tiền gửi có kì hạn giảm nhẹ 1,63%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 tiền gửi có kì hạn đã tăng trở lại ở mức 85,53%. Trong đó tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng và từ 12 tháng trở lên đều tăng lần lượt là 85,68% và 82,97%. Tuy bước sang năm 2014 trần lãi suất huy động lại giảm, nhưng Ngân hàng triển khai áp dụng nhiều chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp trong từng giai đoạn, đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm huy động vốn mới, như “tiết kiệm kì hạn linh hoạt”…tiện lợi cho người gửi. Thêm vào đó Ngân hàng còn tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, dự thưởng nhưng “ Vòng đua mai mắn trúng xe hơi”… để kích thích người dân gửi tiền. Bên cạnh đó, những vụ vỡ nợ lớn vì tín dụng đen liên tiếp trong năm 2013 cũng đã gây hoang mang trong dân chúng. Nên nhiều người đã chọn gửi ngân hàng để đảm bảo an toàn.