PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương, chi nhánh tây đô (Trang 52)

VIETCOMBANK CHI NHÁNH TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.4.1 Tín dụng ngắn hạn phân theo ngành nghề kinh tế

4.3.1.1 Doanh số cho vay ngắn

Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành kinh tế của VCB – Tây Đô bao gồm: Ngành thủy sản; lương thực, thực phẩm; phân bón và ngành khác. Doanh số cho vay ngắn hạn theo nhóm ngành kinh tế tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. Trong cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế thì ngành thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất và khá ổn định ổn định.

39

Bảng 4.7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề của VCB – Tây Đô trong 3 năm 2011-2013

Đơn vị : Triệu đồng Ngành kinh tế 2011

Tỷ trọng % 2012 Tỷ trọng % 2013 Tỷ trọng % 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % + Thủy sản 2.490.429 45,05 3.239.714 45,08 4.435.772 45,97 749.285 23,13 1.196.058 36,92 + Lương thực, thực

phẩm 1.940.379 35,10 2.565.612 35,70 3.435.142 35,60 625.233 24,37 869.530 33,89 + Phân bón 715.895 12,95 937.131 13,04 1.539.059 15,95 221.236 23,61 601.928 64,23 + Các ngành nghề khác 381.441 6,90 444.130 6,18 239.302 2,48 62.689 14,12 (204.829) (46,12) Tổng cộng: 5.528.144 100,00 7.186.587 100,00 9.649.275 100,00 1.658.443 30,00 2.462.688 34,27

40

Bảng 4.8: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề của VCB – Tây Đô 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị : Triệu Đồng Ngành kinh tế 6T/2013

Tỷ trọng % 6T/2014 Tỷ trọng % 6T-2014/6T-2013 Số tiền % + Thủy sản 2.652.887 45,01 6.000.505 47,06 3.347.617 126,19 + Lương thực, thực phẩm 2.186.672 37,10 4.475.515 35,10 2.288.842 104,67 + Phân bón 939.503 15,94 1.901.137 14,91 961.635 102,36 + Các ngành nghề khác 114.933 1,95 373.597 2,93 258.664 225,06 Tổng cộng 5.893.995 100,00 12.750.754 100,00 6.856.758 116,33

Nguồn: Phòng Khách hàng, Vietcombank Tây Đô.

Ngành thủy sản

Ngành thủy sản là một thế mạnh kinh tế của vùng, đã được khai thác và phát triển mạnh. Trong những năm gần đây mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL là thủy sản và ngày càng tăng về số lượng, cụ thể là chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu (Tổng cục thống kê Cần Thơ năm 2012). Sang năm 2013 thì con số này đã lên tới khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước (Tổng cục thống kê năm 2013). Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng thì nuôi trồng thủy sản mà nổi trội là nuôi cá tra xuất khẩu cũng ngày càng phát triển mạnh. Nên ngành thủy sản là lĩnh vực cho vay quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất và tương đối ổn định trong cơ cấu doanh số cho vay của VCB – Tây Đô (trên 45%) trong giai đoạn 2011 – và 6 tháng đầu năm 2014. Trong giai đoạn này, doanh số cho vay của ngành thủy sản liên tục tăng. Cụ thể là, năm 2012 tăng 749.285 triệu đồng (tăng 23,13%) so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng 1.196.058 triệu đồng (tăng 36,92%), đến 6 tháng đầu năm 2014 tăng vượt bậc 126,19% tương đương 3.347.617 triệu đồng. Trong năm 2012, 2013 VCB đã triển khai chương trình cho vay ưu đãi trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản với gói hỗ trợ lên đến 3000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi 16%/năm đã kích thích nhu cầu vay vốn của người dân để mở rộng diện tích ao nuôi, cải tạo ao, mua thêm con giống, cải tiến kỹ thuật nuôi trồng nâng cao năng suất và chất lượng…Bên cạnh đó các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cũng tận dụng nguồn vốn ưu đãi này để đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng. Nên làm cho doanh số cho vay tăng vào năm 2012 và 2013. Năm 2013 là năm thành công của ngành thủy sản, bước sang 6 tháng đầu năm 2014, thì có những tín hiệu tốt khi mà ngành thủy sản Việt Nam ngày càng chiếm được cảm tình của các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nga, Nhật…Giá xuất khẩu các mặt hàng thủy sản tăng, đặt biệt là giá xuất khẩu cá da

41

trơn của 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kì. Càng khích thích người dân đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng. Song song đó các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản tăng cường thu mua nguyên liệu, cải tiến kỹ thuật, mở rộng quy mô nên nhu cầu vốn tăng cao. Vì thế làm doanh số cho vay ngắn hạn ngành thủy sản đầu năm 2014 tăng đột biến.

Ngành lương thực, thực phẩm

Ngành lương thực, thực phẩm là ngành chiếm tỷ trọng thứ 2 trong doanh số cho vay ngắn hạn của VCB – Tây Đô luôn chiếm trên 35% và tương đổi ổn định qua các năm. Doanh số cho vay ngành lương thực thực phẩm tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể là năm 2012 tăng 24,37%, sang năm 2013 tiếp tục tăng 33,98%, đến 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao 104,67% so với cùng kì năm trước. Như chúng ta đã biết, ĐBSCL là khu vực có thể mạnh bậc nhất trong ngành trồng trọt đặc biệt là trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái... được mệnh doanh là vựa lúa của cả nước. Chính vì thế chế biến và xuất khẩu lương thực, thực phẩm là thế mạnh của khu vực ĐBSCL nói chung và TP Cần Thơ nói riêng mà tiêu biểu là khu công nghiệp Trà Nóc. Trong đó lúa gạo chiếm tỷ trọng cao nhất trong những sản phẩm xuất khẩu, theo thống kê của bộ kế hoạch đầu tư năm 2013 cho biết thì kim ngạch xuất khẩu gạo của ĐBSCL chiếm 80% lượng gạo xuất khẩu cả nước, rau – quả chiếm 50% xuất khẩu rau - quả cả nước. Để phát huy được thế mạnh của khu vực thì những năm qua, bên cạnh việc hạ lãi suất cho vay chung, VCB đã hưởng ứng nhiệt tình Chương trình cho vay thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 của Chính phủ và NHNN. Dành thêm 4.000 tỷ đồng cho vay theo chương trình này, Vietcombank đã đáp ứng cho các doanh nghiệp thuộc danh sách đuợc giao chỉ tiêu, có năng lực sản xuất và có điều kiện thu mua tạm trữ với thời gian cho vay tối đa 6 tháng và lãi suất ưu đãi trong suốt thời hạn vay là 11%/năm. Điều này đã giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh vay vốn của ngân hàng. Những tháng đầu năm 2014 Việt Nam liên tục nhận được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo, đã có trong tay hợp đồng khoảng 1,2 triệu tấn, gồm 200.000 tấn hợp đồng với Philippines được chuyển từ năm 2013 sang, cộng thêm 800.000 tấn mới ký hồi tháng 4 và 200.000 tấn vừa ký với Malaysia. Vì thế các công ty thu mua lúa gạo tích cực trữ hàng. Vì thế nhu cầu vốn tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2014. Làm cho doanh số cho vay của VCB – Tây Đô trong ngành lương thực thực phẩm tăng cao trong thời điểm này.

Ngành phân bón

Trong giai đoạn 2011- 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay ngành phân bón tăng về cả tỷ trọng lẫn doanh số. Khu công nghiệp Trà Nóc là nơi tập trung nhiều Công ty sản xuất phân bón lớn của ĐBSCL tiêu biểu là Công ty CP Phân

42

bón Hóa chất Cần Thơ,... Doanh số cho vay trong ngành phân bón liên tục tăng trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. Qua bảng 4.7 và 4.8 ta thấy doanh số cho vay năm 2012 tăng 23,61%, sang năm 2013 tăng 64,23% và đến 6 tháng đầu năm 2014 tăng vượt bậc 102,36% so với cùng kì năm trước. ĐBSCL là khu vực kinh tế với thế mạnh là nông nghiệp trong đó ngành trồng trọt phát triển mạnh nên nhu cầu về phân bón là rất cao. Để đáp ứng nhu cầu phân bón ngày càng tăng của ngành trồng trọt thì các công ty sản xuất phân bón phải đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Thêm vào đó nông dân mua các loại phân bón thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất thường theo hình thức gói đầu nên các doanh nghiệp thương mại cần nhiều vốn để đáp ứng nhu cầu phân bón thuốc, trừ sâu trong quá trình sản xuất của nông dân. Những tháng đầu năm 2014 rơi vào ngay thời điểm vụ lúa đông xuân, nên nhu cầu phân bón tăng mạnh, các cửa hàng kinh doanh phân bón tích cực trữ hàng, thêm vào đó giá đạm thế giới tăng 20% cộng với tin đồn doanh nghiệp Đạm Phú Mỹ tăng xuất khẩu nên một số doanh nghiệp thương mại đã gom hàng đầu cơ. Vì thế nhu cầu vay vốn cao làm cho doanh số cho vay ngắn hạn ngành phân bón của ngân hàng tăng đột biến.

Ngành khác

Ngoài nhu cầu vay vốn các ngành kể trên còn một bộ phận khách hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay là cho vay tiêu dùng cá nhân và cho vay cán bộ công nhân viên. Doanh số cho vay lĩnh vực này tăng giảm không ổn định qua các năm. Doanh số cho vay trong năm 2012 tăng 14,12%, sang năm 2013 giảm mạnh 46,12%, nguyên nhân do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát và giá cả tăng cao, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu, chỉ có những người thật sự có nhu cầu về nhà ở mới vay vốn của ngân hàng hoặc những người có thu nhập ổn định mới vay tiền mua sắm xe, thiết bị cho gia đình,… Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, ngân hàng ưu tiên cho vay vốn đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh hơn so với lĩnh vực phi sản xuất để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trên địa bàn. Đến 6 tháng đầu năm 2014, đã tăng trở lại, kinh tế đã được phục hồi, thu nhập của người dân trên địa bàn cũng tăng đặc biệt là CBNV – bộ phân có thu nhập tương đối ổn định và ngày càng được nâng cao do những chính sách về tiền lương của Chính phủ nên nhu câu tiêu dùng tăng lên, thêm vào đó VCB còn triển khai thêm nhiều gói cho vay ưu đãi dành cho cá nhân như cho vay sửa nhà; căn nhà mơ ước; gia đình thịnh vượng... vì vậy doanh số cho vay của ngành tăng trở lại đạt mức 225,06% so với cùng kì năm trước.

43

Bảng 4.9: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề của VCB – Tây Đô trong 3 năm 2011-2013

Đơn vị: Triệu đồng Ngành kinh tế 2011

Tỷ trọng % 2012 Tỷ trọng % 2013 Tỷ trọng % 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % + Thủy sản 2.494.745 46,00 3.159.532 45,34 4.393.103 46,12 664.786 26,65 1.233.572 39,04 + Lương thực, thực phẩm 1.898.176 35,00 2.407.558 34,55 3.462.656 36,35 509.382 26,84 1.055.097 43,82 + Phân bón 705.037 13,00 940.742 13,50 1.485.940 15,60 235.706 33,43 545.198 57,95 + Các ngành nghề khác 325.402 6,00 460.849 6,61 183.707 1,93 135.448 41,62 (277.141) (60,14) Tổng cộng 5.423.360 100,00 6.968.681 100,00 9.525.406 100,00 1.545.321 28,49 2.556.725 36,69

44 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.10: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề của VCB – Tây Đô 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng Ngành kinh tế 6T/2013

Tỷ trọng % 6T/2014 Tỷ trọng % 6T-2014/6T-2013 Số tiền % + Thủy sản 2.623.625 45,40 5.887.700 47,10 3.264.075 124,41 + Lương thực, thực phẩm 2.044.000 35,37 4.272.517 34,18 2.228.517 109,03 + Phân bón 1.014.776 17,56 1.984.464 15,88 969.688 95,96 + Các ngành nghề khác 96.508 1,67 355.441 2,84 258.933 268,30 Tổng cộng 5.778.909 100,00 12.500.122 100,00 6.721.212 116,31

Nguồn: Phòng Khách hàng, Vietcombank Tây Đô.

Ngành thủy sản

Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ ngắn hạn ngành nông lâm thủy sản giai đoạn 2011- 6 tháng đầu năm 2014 cũng không ngừng tăng lên. Năm 2012, 2013 tuy giá cả thủy sản xuất khẩu có nhiều diễn biến phức tạp đặc biệt là giá cá da trơn mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL nhưng nhờ những chính sách hỗ trợ giá của Chính Phủ, đảm bảo mức giá để nông dân có lợi nhuận, thêm vào đó do được cải tiến kỹ thuật nuôi trồng, năng suất tăng cao nên đã đẩy mạnh việc trả nợ cho ngân hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ ngành thủy tăng vượt bậc đạt mức 124,41%. Những tháng đầu năm 2014, do tình hình lạm phát được được kiềm chế giá cả nguyên liệu đầu vào như thức ăn, con giống giảm làm cho chi phí sản suất của hộ nuôi thủy sản giảm, làm tăng lợi nhuận. Tổng sản lượng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 2,8 triệu tấn,là nguồn nguyên liệu dồi dào cung ứng cho các nhà máy trong vùng chế biến và đã xuất khẩu đạt giá trị trên 3,4 tỷ USD, tăng 19% so cùng kỳ năm 2013. Thêm vào đócác tỉnh còn tạo điều kiện cho người nuôi mở rộng tiêu thụ nội địa thông qua các kênh như: Chợ, nhà hàng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ các sản phẩm thủy sản tươi sống, phi lê, đông lạnh với số lượng 1.500 tấn mỗi ngày nên thủy sản hàng hóa không tồn đọng. Các doanh nghiệp kinh doanh chế biến mặt hàng thủy sản xuất khẩu, thủy sản đông lạnh ở các khu công nghiệp nói chung và khu công nghiệp Trà Nóc nói riêng, kinh doanh có hiệu quả nên đã đẩy mạnh việc trả nợ cho ngân hàng.

Ngành lương thực thực phẩm

Cũng giống như doanh số cho vay, từ bảng 4.9 và 4.10 ta thấy, ngành lương thực, thực phẩm là nhóm ngành có doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng ổn định trong cơ cấu doanh số thu nợ theo ngành kinh tế và tăng trưởng liên tục

45

trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể là, năm 2012 doanh số thu nợ ngành lương thực, tăng 26,84%, sang năm 2013 tăng 43,82%, đến 6 tháng đầu năm 2014 con số này lên đến 109,03%. Trong giai đoạn này, tuy giá các mặt hàng nông sản đặc biệt là lúa gạo có sự tăng giảm không ổn định, nhưng nhờ sự hỗ trợ từ chính phủ đảm bảo giá cả các mặt hàng nông sản ở mức đảm bảo cho nông dân có lãi, thêm vào đó do cải tiến kỹ thuật canh tác nên sản lương nông sản tăng lên đáng kể. Nông dân vừa trúng mùa vừa được giá nên công tác thu nợ của ngân hàng đạt hiệu quả. Thêm vào đó nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo được kí kết với số lượng lớn sang các nước như Trung Quốc, Inđônêxia, Philippin…Tạo nên nguồn thu lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Ngành phân bón

Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ ngắn hạn ngành phân bón giai đoạn 2011- 6 tháng đầu năm 2014 cũng không ngừng tăng lên. Cụ thể là, năm 2012 doanh số thu nợ ngành phân bón tăng 33,43%, sang năm 2013 tăng 57,95%, đến 6 tháng đầu năm 2014 con số này tăng cao lên đến 120,15%. Nhu cầu phân bón trong nước cao, cung không đủ cầu nhất là vào vụ lúa, luôn hút hàng nên các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón đã đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, thu hồi vốn nhanh nên trả nợ cho Ngân hàng. Đặc biệt 6 tháng đầu năm 2014 rơi vào đúng thời điểm vụ lúa Đông xuân nên nhu cầu phân bón là rất cao, lượng tiêu thụ tăng cao dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón đẩy nhanh tốc độ trả nợ cho ngân hàng làm doanh số cho vay tăng đột biến 95,56%.

Ngành khác

Doanh số thu nợ ngành khác, chủ yếu là cho vay tiêu dùng cá nhân và cho vay cán bộ công nhân viên tăng giảm không đều qua các năm, tăng 41,62% trong năm 2012, sau mạnh 60,14% năm 2013. Đến 6 tháng đầu năm 2014 lại tăng trở lại 268,30%. Năm 2012, nền kinh tế đã dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng 2009-2010, thu nhập của người dân ổn định, thêm vào đó chính sách thay đổi tiền lương tối thiểu đã tăng từ 830.000đ lên 1.050.000đ đồng theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP thực hiện từ ngày 01/05/2012 đã tạo cho người hưởng lương cải thiện một phần trong sinh hoạt. Bên cạnh đó trong năm 2012 ngân hàng đã đẩy mạnh công tác thu nợ đối với các khoản nợ chưa thu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương, chi nhánh tây đô (Trang 52)