KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương, chi nhánh tây đô (Trang 47)

NHÁNH TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Hoạt động tín dụng trong đó cho vay là chủ yếu là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng, cũng là hoạt động sử dụng vốn nhiều nhất của ngân hàng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tất cả các NHTM. VCB – Tây Đô cũng

34

không ngoại lệ, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm trên 95% thu nhập của Ngân hàng. Việc cho vay ít hay nhiều, có hiệu quả hay không đều ảnh hưởng lớn đến hoạt động, lợi nhuận và vị thế của ngân hàng. Thông qua việc phân tích hoạt động cho vay qua bốn chỉ tiêu chủ yếu: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu có thể đánh giá qui mô tín dụng của ngân hàng, khả năng thu hồi nợ cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng.

4.3.1 Doanh số cho vay

Đây là chỉ tiêu tài chính thể hiện qui mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thông qua doanh số cho vay có thể biết được thực trạng về nhu cầu vốn của nền kinh tế. Doanh số cho vay càng cao chứng tỏ nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế cũng tăng lên và quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng được mở rộng.

Về cơ cấu trong cho vay của VCB – Tây Đô, thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 93% doanh số cho vay. Vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn mà theo Thông tư số 15/2009/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn nên cơ cấu này là hợp lí. Vietcombank là ngân hàng chuyên cho vay thanh toán xuất nhập khẩu, và hầu hết các khoản vay này đều là ngắn hạn. Thêm vào đó, trên địa bàn quận Bình Thủy, Ô Môn nói chung và khu công Trà Nóc nói riêng tập trung rất nhiều doanh nghiệp, có thế mạnh trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến thủy sản, lương thực, thực phẩm xuất khẩu...Những ngành kinh doanh này có nhu cấu vốn cao và thường xuyên liên tục, chu kì sản xuất kinh doanh ngắn hạn, thời gian thu hồi vốn nhanh.

Doanh số cho vay của VCB – Tây Đô luôn tăng trưởng trong giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể là năm 2012 tăng 1.700.875 triệu đồng (tăng 29,98%) so với năm 2011. Sang năm 2013 tăng 2.949.856 triệu đồng tăng 40,00%. Đến 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng mạnh 7.194.698 tương đương 115,54% so với cùng kì năm trước. Điều này cho thấy nhu cầu vốn của khách hàng rất lớn và quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng tăng lên. Trong năm 2012, sự hạ nhiệt của trần lãi suất huy động đã làm lãi suất cho vay giảm theo, hệ thống VCB cũng như VCB – Tây Đô luôn đi đầu trong việc hỗ trợ và chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp theo chỉ thị của Chính phủ.

35 Bảng 4.5: Tình hình tín dụng của VCB – Tây Đô qua 3 năm 2011- 2013

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng % 2012 Tỷ trọng % 2013 Tỷ trọng % 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 5.673.801 100 7.374.641 100 10.324.497 100 1.700.840 29,98 2.949.856 40,00 - Ngắn hạn 5.528.144 97,45 7.186.587 97,45 9.649.275 93,46 1.658.443 30,00 2.462.688 34,27 - Trung và dài hạn 145.657 2,55 188.054 2,55 675.222 6,54 42.397 29,11 487.169 259,06 Doanh số thu nợ 5.561.809 100 7.228.922 100 10.120.491 100 1.667.113 29,97 2.891.569 40,00 - Ngắn hạn 5.423.360 97,53 6.968.681 96,40 9.525.406 94,12 1.545.321 28,49 2.556.725 36,69 - Trung và dài hạn 138.449 2,47 260.241 3,60 595.085 5,88 121.729 87,97 334.844 128,67 Dư nợ 1.587.488 100 1.733.206 100 1.937.213 100 145.719 9,18 204.006 11,77 - Ngắn hạn 1.297.612 81,74 1.515.519 87,44 1.639.388 84,63 217.907 16,79 123.869 8,17 - Trung và dài hạn 289.876 18,26 217.687 12,56 297.825 15,37 (72.188) (24,90) 80.137 36,81 Nợ xấu 1.775 100 2.302 100 3.230 100 528 29,73 928 40,29 - Ngắn hạn 1.775 100 2.302 100 3.230 100 528 29,73 928 40,29

- Trung và dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

36

Bảng 4.6: Tình hình tính dụng của VCB – Tây Đô 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2013 Tỷ trọng % 6T/2014 Tỷ trọng % 6T-2013/6T-2014 Số tiền % Doanh số cho vay 6.227.148 100 13.421.846 100 7.194.698 115,54 - Ngắn hạn 5.893.995 94,65 12.750.754 95,00 6.856.758 116,33 - Trung và dài hạn 333.153 5,35 671.092 5,00 337.939 101,44 Doanh số thu nợ 6.084.343 100 13.156.638 100 7.072.294 116,24 - Ngắn hạn 5.778.909 94,98 12.500.122 95,01 6.721.212 116,31 - Trung và dài hạn 305.434 5,02 656.516 4,99 351.082 114,95 Dư nợ 1.876.011 100 2.202.421 100 326.410 17,40 - Ngắn hạn 1.630.605 86,92 1.890.020 85,82 259.415 15,91 - Trung và dài hạn 245.406 13,08 312.401 14,18 66.995 27,30 Nợ xấu 2.261 100 1.750 100 (511) (22,59) - Ngắn hạn 2.261 100 1.750 100 (511) (22,59)

- Trung và dài hạn 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Phòng Khách hàng, Vietcombank Tây Đô.

Cụ thể, đối với các đối tượng khách hàng thuộc lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, VCB áp dụng mức lãi suất ưu đãi từ 17 -19%/năm, các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng dịch vụ thanh toán qua VCB được áp dụng mức lãi suất ưu đãi từ 16%/năm, lãi suất cao nhất cho vay phi sản xuất 20%/năm. Bên cạnh đó, đặc biệt là chương trình cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo vụ Đông Xuân và Hè Thu trong năm 2012 theo chỉ đạo của Thủ tuớng Chính phủ với lãi suất ưu đãi 14%/năm trong suốt thời hạn vay. Trong năm 2013, tình hình kinh tế khó khăn vẫn chưa được phục hồi, hàng tồn kho tăng cao doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Nên VCB tiếp tục triển khai nhiều chương trình hỗ trợ lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cụ thể các đối tượng khách hàng thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; vốn lưu động cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; xuất khẩu; nông nghiệp nông thôn (bao gồm hộ gia đình), VCB áp dụng mức lãi suất 15%/năm, khách hàng xuất khẩu thanh toán qua VCB được áp dụng mức lãi suất ưu đãi 14,5%/năm. Các doanh nghiệp ở ĐBSCL nói chung và Bình Thủy, Ô Môn nói riêng có thế mạnh về xuất khẩu lúa gạo các sản phẩm thủy sản đông lạnh. Với sự hỗ trợ lãi suất này đã góp phần làm tăng doanh số cho vay trong năm 2012 và 2013. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tiếp tục triển khai chương trình cho vay ưu đãi trong những năm trước nên lãi suất huy động tiếp tục giảm sâu, lãi cho vay cũng

37

giảm để doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn có chi phí thấp để sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, Ngoài nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, các khách hàng này còn được cung cấp kèm theo gói dịch vụ tổng thể các sản phẩm thanh toán xuất nhập khẩu, vốn là thế mạnh truyền thống của Vietcombank. Doanh nghiệp sẽ được tài trợ vốn lưu động hoặc tài trợ thương mại để thực hiện các hoạt động mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến để xuất khẩu trực tiếp. Cơ chế vay vốn linh hoạt giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức trả lãi phù hợp với đặc thù kinh doanh ngành và nhu cầu vay vốn theo từng thời điểm.

4.3.2 Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thông qua việc khách hàng có trả nợ đúng hạn cho ngân hàng hay không.

Qua bảng 4.5 và 4.6 ta thấy khả năng thu hồi nợ của VCB – Tây Đô trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 là khá tốt. Cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng liên tục tăng, cụ thể là năm 2012 tăng 29,97%, sang năm 2013 đã tăng 40,00% so với năm 2012, đến 6 tháng đầu năm 2014 tăng vượt bậc lên 116,24%. Tuy năm 2012, 2013 nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, sức mua giảm, hàng tồn kho tăng cao, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ nhưng VCB đã tiến hành nhiều biện pháp để trợ giúp doanh nghiệp như cơ cấu lại nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ, từ đó doanh nghiệp vượt qua khó khăn, kinh doanh có hiệu quả và đã trả nợ cho Ngân hàng. Thêm vào đó để đạt được kết quả tốt như vậy là nhờ sự chủ động trong công tác tiếp cận khách hàng, đẩy mạnh và nâng cao công tác thẩm định dự án và phương án sản xuất kinh doanh, chú trọng phân loại và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp….của các cán bộ tín dụng của chi nhánh, nhờ đó các khách hàng của chi nhánh là những doanh nghiệp có uy tín, làm ăn có hiệu quả nên công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được đảm bảo tốt.

4.3.3 Dư nợ cho vay

Dư nợ là khoản tiền khách hàng còn nợ ngân hàng bao gồm những khoảng nợ chưa đến hạn, nợ quá hạn, nợ được cơ cấu lại, gia hạn điều chỉnh lại kì hạn và nợ khó đòi. Dư nợ cho vay trong kì thể hiện sự tương quan giữa dư nợ đầu kì, doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong kì, tương tự như doanh số cho vay, nhưng dư nợ cho vay thể hiện quy mô tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định (cụ thể là ngày cuối cùng của năm kế toán). Dư nợ càng cao cho thấy qui mô tín dụng của ngân hàng càng lớn. Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả tín dụng của NHTM.

Trong giai đoạn 2012 – 6 tháng đầu năm 2014, cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, dư nợ của VCB – Tây Đô cũng tăng không ngừng. Dư nợ của

38

Ngân hàng tăng liên tục cho thấy quy mô tín dụng của VCB – Tây Đô ngày càng được mở rộng. Về cơ cấu, cũng như doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ của VCB – Tây Đô, luôn chiếm trên 80% tổng dư nợ. Cụ thể là năm 2012 tăng 9,18% so với năn 2011, năm 2013 tăng 11,77%, sang 6 tháng đầu năm 2014 tăng 17,40% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do doanh số cho vay và thu nợ trong kỳ có tốc độ tăng tương xứng làm cho dư nợ tăng ổn định.

4.3.4 Nợ xấu

Nợ xấu là vấn đề đáng lo ngại của mọi ngân hàng khiến tất cả NHTM đều phải đau đầu, nó phản ánh việc khách hàng không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Dù đã có nhiều biện pháp quản lí nhưng VCB – Tây Đô vẫn không thể tránh khỏi nợ xấu. Tất cả các khoản nợ xấu đều xuất phát từ nợ xấu của các khoản tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. Đó cũng là điều dể hiểu khi mà doanh số cho vay, và dư nợ của các khoản tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Tình hình nợ xấu của Ngân hàng trong năm 2012 và 2013 tăng cao lần lượt là 528 triệu (tăng 29,73%) và 928 triệu đồng (tăng 40,29%). Trong giai đoạn này, lạm phát tăng caocác doanh phải đối mặt với nhiều khó khăn như sức mua của thị trường giảm, hàng tồn kho tăng cao, giá nguyên liệu đầu vào của một số sản phẩm tăng. Thêm vào đó tuy lãi suất cho vay có giảm nhưng vẫn còn cao so với tình hình khó khăn thực tế, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh nên một số doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn được cho ngân hàng. Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2014 thì tình hình nợ xấu đã được cải thiện đáng kể giảm 22,59% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do các biện pháp phục hồi nền kinh tế của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, kinh tế đã được khôi phục, doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả và trả được nợ cho ngân hàng.

4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 6 VIETCOMBANK CHI NHÁNH TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.4.1 Tín dụng ngắn hạn phân theo ngành nghề kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.1.1 Doanh số cho vay ngắn

Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành kinh tế của VCB – Tây Đô bao gồm: Ngành thủy sản; lương thực, thực phẩm; phân bón và ngành khác. Doanh số cho vay ngắn hạn theo nhóm ngành kinh tế tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. Trong cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế thì ngành thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất và khá ổn định ổn định.

39

Bảng 4.7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề của VCB – Tây Đô trong 3 năm 2011-2013

Đơn vị : Triệu đồng Ngành kinh tế 2011

Tỷ trọng % 2012 Tỷ trọng % 2013 Tỷ trọng % 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % + Thủy sản 2.490.429 45,05 3.239.714 45,08 4.435.772 45,97 749.285 23,13 1.196.058 36,92 + Lương thực, thực

phẩm 1.940.379 35,10 2.565.612 35,70 3.435.142 35,60 625.233 24,37 869.530 33,89 + Phân bón 715.895 12,95 937.131 13,04 1.539.059 15,95 221.236 23,61 601.928 64,23 + Các ngành nghề khác 381.441 6,90 444.130 6,18 239.302 2,48 62.689 14,12 (204.829) (46,12) Tổng cộng: 5.528.144 100,00 7.186.587 100,00 9.649.275 100,00 1.658.443 30,00 2.462.688 34,27

40

Bảng 4.8: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề của VCB – Tây Đô 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị : Triệu Đồng Ngành kinh tế 6T/2013

Tỷ trọng % 6T/2014 Tỷ trọng % 6T-2014/6T-2013 Số tiền % + Thủy sản 2.652.887 45,01 6.000.505 47,06 3.347.617 126,19 + Lương thực, thực phẩm 2.186.672 37,10 4.475.515 35,10 2.288.842 104,67 + Phân bón 939.503 15,94 1.901.137 14,91 961.635 102,36 + Các ngành nghề khác 114.933 1,95 373.597 2,93 258.664 225,06 Tổng cộng 5.893.995 100,00 12.750.754 100,00 6.856.758 116,33

Nguồn: Phòng Khách hàng, Vietcombank Tây Đô.

Ngành thủy sản

Ngành thủy sản là một thế mạnh kinh tế của vùng, đã được khai thác và phát triển mạnh. Trong những năm gần đây mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL là thủy sản và ngày càng tăng về số lượng, cụ thể là chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu (Tổng cục thống kê Cần Thơ năm 2012). Sang năm 2013 thì con số này đã lên tới khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước (Tổng cục thống kê năm 2013). Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng thì nuôi trồng thủy sản mà nổi trội là nuôi cá tra xuất khẩu cũng ngày càng phát triển mạnh. Nên ngành thủy sản là lĩnh vực cho vay quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất và tương đối ổn định trong cơ cấu doanh số cho vay của VCB – Tây Đô (trên 45%) trong giai đoạn 2011 – và 6 tháng đầu năm 2014. Trong giai đoạn này, doanh số cho vay của ngành thủy sản liên tục tăng. Cụ thể là, năm 2012 tăng 749.285 triệu đồng (tăng 23,13%) so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng 1.196.058 triệu đồng (tăng 36,92%), đến 6 tháng đầu năm 2014 tăng vượt bậc 126,19% tương đương 3.347.617 triệu đồng. Trong năm 2012, 2013 VCB đã triển khai chương trình cho vay ưu đãi trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản với gói hỗ trợ lên đến 3000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi 16%/năm đã kích thích nhu cầu vay vốn của người dân để mở rộng diện tích ao nuôi, cải tạo ao, mua thêm con giống, cải tiến kỹ thuật nuôi trồng nâng cao năng suất và chất lượng…Bên cạnh đó các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cũng tận dụng nguồn vốn ưu đãi này để đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng. Nên làm cho doanh số cho vay tăng vào năm 2012 và 2013. Năm 2013 là năm thành công của ngành thủy sản, bước sang 6 tháng đầu năm 2014, thì có những tín hiệu tốt khi mà ngành thủy sản Việt Nam ngày càng chiếm được cảm tình của các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nga, Nhật…Giá xuất khẩu các mặt hàng thủy sản tăng, đặt biệt là giá xuất khẩu cá da

41

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương, chi nhánh tây đô (Trang 47)