3.3.1Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức Vietcombank Tây Đô được tổ chức theo cơ cấu quản lý trực tuyến, mô hình quản lý này có ưu điểm là mỗi phòng ban, cán bộ tập trung vào chuyên môn cùa mình, vì vậy tạo nên tính chuyên nghiệp giúp nâng cao năng suất lao động của nhân viên, và các cấp quản lý có thể giám sát, đôn đốc, triển khai hoạt động cũng như hỗ trợ nhân viên thuận lợi hơn.
19
(Nguồn: phòng hành chính NHTMCP Ngoại thương chi nhánh Tây Đô, 2013)
20
3.3.2Chức năng của các phòng ban
Vietcombank Tây Đô bao gồm: 05 phòng nghiệp vụ và 04 Phòng giao dịch trực thuộc được điều hành bởi 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc
Giám đốc có nhiệm vụ quản lý chung, điều hành các hoạt động của chi nhánh theo chức năng, phạm vi hoạt động của ngành và chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật và cơ quan cấp trên. Ngoài ra, Giám đốc còn điều hành trực tiếp Phòng khách hàng, Phòng hành chánh nhân sự, Phòng giao dịch Thốt Nốt, Tổ kiểm tra nội bộ và Tổ tổng hơp.
Các Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp đỡ Giám đốc trong việc quản lý, và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được giao. Trong đó, Phó Giám đốc 1 quản lý Phòng ngân quỹ, Phòng giao dịch Ô Môn và Lê Hồng Phong. Phó Giám đốc 2 quản lý Phòng kế toán, Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ và Phòng giao dịch Bình Thuỷ.
Các phòng có chức năng là hỗ trợ cho ban Giám đốc trong việc quản lý, điều hành, mỗi phòng ban được phân công một nhiệm vụ cụ thể và có trách nhiệm hoàn thành công tác được giao.
+ Phòng khách hàng: Chức năng chủ yếu của phòng thực hiện nghiệp vụ tín dụng, hiện tại nghiệp vụ tín dụng là bộ phận giử vị trí quan trọng trong hoạt động hành chánh vì nó là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng. Các nhiệm vụ chủ yếu phòng tín dụng như tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, tổ chức thẩm định, ký kết hợp đồng vay vốn, có nhiệm vụ theo dõi và thu lãi, vốn gốc của khách hàng, lập các báo cáo sơ kết về công tác tín dụng…
+ Phòng kế toán: Thực hiện các các nghiệp vụ thanh toán, quản lý tài sản của đơn vị, và thực hiện các báo cáo theo qui định của pháp luật. Nhiệm vụ chủ yếu như mở tài khoản, quản lý và xử lý tài khoản của khách hàng, có nhiệm vụ lưu trử và hoàn trả các chứng từ cho khách hàng, thực hiện các báo cáo tổng kết.
Ngoài ra Phòng kế toán quản lý toàn bộ hệ thống vi tính của chi nhánh, bao gồm các họat động quản lý, sửa chửa, nâng cao hệ thống mạng nội bộ của chi nhánh, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới, phân quyền trong hệ thống mạng, cài đặt quyền và hạn mức cho thanh toán viên trong chi nhánh. Có trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu của chi nhánh, khắc phục các sự cố trong hệ thống mạng nhằm đảm bảo cho quá trình giao dịch luôn diễn ra thuận lợi, an toàn.
+ Phòng hành chánh nhân sự: Có chức năng quản lý hành chánh và phân bổ, điều chuyển nhân viên trong nội bộ chi nhánh, tổ chức kế hoạch đào tạo, nâng cao nghiệp vụ nhân viên , làm tham mưu cho ban giám đốc trong việc tuyển dụng nhân
21
sự, lập kế hoạch đào tạo, mua sắm các thiết bị văn phòng phẩm, tổ chức quản lý, điều động xe phục vụ công tác chi nhánh.
+ Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, dịch vụ chuyển tiền nhanh Moneygram, phát hành và thanh toán các loại thẻ quốc tế, thẻ ATM…
+ Phòng ngân quỹ: Có chức năng quản lý tiền Việt Nam đồng và các loại ngoại tệ khác, tại đây các khoản thu chi tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ và các loại giấy tờ có giá được thực hiện, làm tham mưu về biện pháp bảo đảm an toàn kho quỹ, lập các báo cáo chức năng của phòng.
+ Các Phòng giao dịch Bình Thuỷ, Ô Môn, Thốt Nốt, Lê Hồng Phong: Hoạt động kinh doanh theo sự phân công chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh Tây Đô. Có nhiệm vụ triển khai các nghiệp vụ kinh doanh của Vietcombank với khách hàng, thực hiện các báo cáo của phòng, huy động vốn từ khách hàng…hoạt động của phòng tạo sự thuận tiện cho khách hàng trên địa bàn, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần của chi nhánh.
+ Tổ kiểm tra nội bộ: Giúp ban giám đốc thực hiện kế hoạch kiểm soát, thực hiện kiểm toán nội bộ, nhằm giám sát việc thức hiện các qui trình nghiệp vụ, các hoạt động kinh doanh, quy chế an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngành. Rà soát các văn bản pháp luật của nhà nước nhằm phát hiện những sai sót, hạn chế trong kinh doanh để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị sữa đổi.
+ Tổ tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu, các báo cáo, văn bản có nhiệm vụ phối hợp với phòng ban trong chi nhánh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
3.4 QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH TÂY ĐÔ THƯƠNG CHI NHÁNH TÂY ĐÔ
Quy trình cấp tín dụng tại Vietcombank – Chi nhánh Tây Đô cơ bản qua các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng; Bước 2: Kiểm tra hồ sơ pháp lý, thủ tục ba đầu;
Bước 3: Đối chiếu với các quy trình về cấp tín dụng của Sacombank; Bước 4: Chấm điểm, xếp hạng tín dụng;
Bước 5: Tham khảo thông tin từ các nguồn thông tin bên ngoài, như Chi cục
22
Bước 6: Phân tích và đánh giá mục tiêu vay vốn, phương án sản xuất kinh
doanh, khả năng trả nợ của khách hàng;
Bước 7: Trường hợp chấp nhận cấp tín dụng, Sacombank sẽ xem xét việc xác
định lãi suất cấp tín dụng cho từng khoản cấp tín dụng cụ thể.
3.5 SẢN PHẨM KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
Các nghiệp vụ kinh doanh của Vietcombank – Tây Đô bao gồm: - Hoạt động huy động vốn;
- Hoạt động tín dụng;
- Hoạt động thanh toán quốc tế; - Hoạt động kinh doanh thẻ; - Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Trong đó, Vietcombank – Tây Đô có các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu sau: - Nhận tiền gửi thanh toán và tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, chi vay vốn lưu động với các cá nhân kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Nhận mua bán giao ngay, có kì hạn các loại ngoại tệ. - Các hình thức bảo lãnh.
- Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế: mở L/C, bảo lãnh nước ngoài, thanh toán L/C, chuyển tiền, nhờ thu, đặc biệt là thực hiện thanh toán quốc tế trên mạng SWIFT thông qua mạng lưới ngân hàng đại lí trên toàn cầu.
- Phát hành các loại thẻ tín dụng: thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank Connect 24h, các loại thẻ tín dụng quốc tế như: Visa, Master Card, American Express, Dinners Club,...
3.6 SƠ LƯỢC VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG
Báo cáo thể hiện các kết quả của hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quí hoặc năm, theo kì kế toán). Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng không những đối với ngân hàng mà còn các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích đó, ngân hàng có thể đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm đã đề ra, từ đó giúp Ngân hàng điều chỉnh chiến lược hoạt động cũng như đưa ra các quyết định
23
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2011 – 6T/2014
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán và quỹ Vietcombank - CN Tây Đô, giai đoạn 2011 – 6T/2014.
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2012/2011 2013/2012 6T-2013/6T-2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập 503.570 533.785 518.676 363.174 491.082 30.214 6,00 (15.109) (2,83) 127.908 35,22 - Thu nhập lãi 478.837 517.144 497.990 348.593 475.773 38.307 8,00 (19.154) (3,70) 127.180 36,48 - Thu nhập ngoài lãi 24.733 16.641 20.686 14.581 15.309 (8.092) (32,72) 4.045 24,31 728 4,99 2. Tổng chi phí 435.910 448.989 442.450 309.715 413.071 13.079 3,00 (6.539) (1,46) 103.356 33,4 - - Chi phí lãi 380.697 391.555 386.126 270.288 360.231 10.858 2,85 (5.429) (1,39) 89.942 33,28 - - Chi phí ngoài lãi: 55.213 57.434 56.324 39.427 52.840 2.221 4.02 (1.111) (1,93) 13.414 34,02 +Chi dự phòng 20.733 20.111 20.422 14.295 18.502 (622) (3,00) 311 1,55 4.207 29,43 + Chi HDKD (lương, VPP) 22.365 29.969 26.167 18.317 27.572 7.604 34,00 (3.802) (12,69) 9.255 50,53 +Chi khác 12.115 7.354 9.735 6.815 6.766 (4.761) (39,30) 2.380 32,37 (48) (0,71) 3. Lợi nhuận 67.660 84.795 76.226 53.459 78.011 17.136 25,33 (8.569) (10,11) 24.552 45,93
24
kinh doanh phù hợp, đồng thờigiúp ta phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá, đề ra giải pháp phù hợp cho những năm tiếp theo. Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện qua ba chỉ tiêu chính là thu nhập, chi phí và lợi nhuận.
Qua bảng 3.1 về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Chi nhánh Tây Đô qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tăng trưởng không ổn định qua các năm. Cụ thể như sau:
3.6.1Thu nhập
Thu nhập của Ngân hàng tăng trong năm 2012 với tốc độ tăng tương đối thấp 6% so với năm 2011 sang năm 2013 giảm nhẹ 2,8% nhưng tăng mạnh vào 6 tháng đầu năm 2014. Thu nhập của Ngân hàng gồm hai thành phần chính là thu nhập từ lãi và thu nhập từ các dịch vụ khác:
Thu nhập lãi
Thu nhập từ lãi, chủ yếu là lãi cho vay khách hàng, chiếm tỷ trọng rất cao, trên 95% tổng thu nhập của Ngân hàng. Cũng như các ngân hàng khác thì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của VCB – Tây Đô nên lợi nhuận từ hoạt động này là rất cao. Qua bảng 3.1 ta thấy rằng thu nhập từ lãi của Ngân hàng tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, thu nhập lãi năm 2012 tăng 38.307 triệu đồng, tương ứng tăng 8% so với năm 2011, Nguyên nhân gia tăng của thu nhập lãi chủ yếu do chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ nhằm hạn chế tiền mặt lưu thông ra thị trường tăng lãi suất huy động dẫn đến lãi suất cho vay tăng theo góp phần làm tăng thu nhập từ lãi cho Ngân hàng. Nhưng sang năm 2013 giảm 19.154 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ là 3,7% so với năm 2012 là do lãi suất cho vay giảm. Nguyên nhân giảm là do thông tư số 14 và 15/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định giảm trần lãi suất xuồng chỉ còn 7% nên lãi suất cho vay của Ngân hàng cũng giảm theo. Bên cạnh đó, cùng với nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất ưu đãi để chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ… Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2014 thu nhập từ lãi của Ngân hàng tăng 36,48% nguyên nhân là do rơi đúng vào thời điểm Tết Nguyên Đán nhu cầu hàng hóa tăng cao đột biến nên các doanh nghiệp, tiểu thương tích cực vay vốn để sản xuất, tích trữ hàng hóa. Thêm vào đó, VCB – Tây Đô không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh làm cho doanh số cho vay tăng lên đáng kể từ đó thu nhập lãi cũng tăng cao.
25
Thu nhập ngoài lãi bao gồm thu từ mua bán ngoại tệ và thu dịch vụ trong đó có dịch vụ thẻ, bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thanh toán L/C… Khoản thu ngoài lãi của Ngân hàng tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể là, năm 2012 giảm mạnh 32,72% so với năm 2011, năm 2013 tăng 24,31% so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 tăng 4,99%. VCB – Tây Đô nằm gần khu công nghiệp Trà Nóc vì thế các dịch vụ thanh toán, chuyền tiền, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối...là những dịch vụ chủ yếu tạo nguồn thu trong thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng, tuy nhiên do năm 2012 là năm kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp cả nước nói chung và các doanh nghiệp ở khu vực này nói riêng, bên cạnh đó tỷ giá từ năm 2012 bắt đầu ổn định trở lại, vì thế cơ hội kinh doanh ngoại hối của VCB – Tây Đô bị ảnh hưởng làm cho nguồn thu ngoài lãi của Ngân hàng suy giảm. Bước sang năm 2013 tình hình kinh tế bắt đầu hồi phục, cụ thể xuất khẩu của toàn TP. Cần Thơ tăng 1,3 tỷ (tăng 13,1%) nên nhu cầu ngoại tệ và các dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu vốn là thế mạnh của VCB tăng cao, thêm vào đó VCB – Tây Đô luôn đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh toán cho khách hàng, nhất là dịch vụ thanh toán quốc tế như thanh toán L/C, nhờ thu, bảo lãnh,… Với các sản dịch vụ tiện ích và đáng tin cậy, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh tăng lên lên đáng kể. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tình hình xuất nhập khẩu toàn TP. Cần Thơ trong đó có quận Bình Thủy, Ô Môn có tính hiệu khả quan, tất cả các mặt hàng xuất khẩu có xu hướng tăng từ 10% - 15% so với cùng kì năm trước (Theo báo cáo của ông Phạm Việt Bắc, Phó Giám đốc Sở Công Thương) làm thị trường mua bán ngoại tệ trở nên sôi động và các dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu cũng tăng. Thêm vào đó những tháng đầu năm 2014 rơi đúng vào thời điểm Tết Nguyên Đán, nhu cầu mua sắm tăng cao làm cho dịch vụ thanh toán của Ngân hàng cũng tăng lên đáng kể vì thế làm cho thu nhập ngoài lãi 6 tháng đầu năm 2014 tăng.
3.6.2 Chi phí
Chi phí của Ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2012, chi phí tăng nhẹ 3,00% so với năm 2011, năm 2013 giảm nhẹ 1,46% và 6 tháng đầu năm 2014 tăng mạnh 33,37% so với cùng kì năm trước. Chi phí của Ngân hàng gồm hai thành phần chính là chi phí từ lãi và chi phí ngoài lãi:
Chi phí lãi
Chi phí lãi của Ngân hàng bao gồm chi phí từ hoạt động huy động vốnvà vay ngân hàng Hội sở (VCB - TW). Chi phí lãi của Ngân hàng có biến động tăng giảm qua các năm,cụ thể là năm 2012 chi phí lãi tăng 2,85% so với năm 2011, năm 2013 giảm nhẹ 1,39% nhưng lại tăng mạnh 33,28% vào 6 tháng đầu năm 2014. Năm
26
2012, trần lãi suất huy động vốn liên tục giảm từ 14%/năm vào đầu năm xuống còn 8%/năm, nhưng chí phí lãi lại gia tăng là do sự tăng các chi phí nhằm thu hút khách hàng, chi nhánh đã bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để quảng cáo, khuyến mại, tặng quà cho khách hàng lâu năm để giữ chân họ. Đầu năm 2013, trần lãi suất huy động tiếp tục giảm về mức 7,5%/năm làm chi phí lãi giảm nhẹ. Đến các tháng đầu năm 2014, trần lãi suất tiếp tục giảm từ 7% xuống 6,5% nhưng chi phí lãi tăng cao ở đây chủ yếu là do lãi suất cho vay bắt đầu giảm mạnh do qui định hạ trần lãi suất của NHNN,vì vậy nhu cầu vốn của các khách hàng tăng cao, dẫn đến nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nên Ngân hàng đã vay từ VCB – TW làm chi phí lãi tăng cao.
Chi phí ngoài lãi
Chi phí ngoài lãi bao gồm các chi phí như chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, chi phí dự phòng rủi ro, mua sắm tài sản, chi phí khác,… Trong giai đoạn