PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương, chi nhánh tây đô (Trang 27)

=

Dư nợ ngắn hạn Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn/dư nợ ngắn hạn

Nợ xấu ngắn hạn

Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn

Doanh số thu nợ ngắn hạn =

Dư nợ ngắn hạn bình quân

(Dư nợ ngắn hạn đầu kỳ + Dư nợ ngắn hạn cuối kỳ) 2

Dư nợ ngắn hạn bình quân =

Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/Chuyên viên khách hàng =

Dư nợ ngắn hạn Chuyên viên khách hàng

14

2.2.1Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu của đề tài là số liệu thứ cấp, chủ yếu là kết quả hoạt động kinh doanh được thu thập từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô giai đoạn từ 2011 đến 2013và 6 tháng đầu năm 2014, các thông tin thu thập từ sách, báo, tạp chí và internet nhằm phục vụ cho việc phân tích thực trạng, đánh giá và từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

2.2.2Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối, phương pháp tỷ trọng để phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô giai đoạn 2011 đến 2013.

Mục tiêu 2: Thông qua các tỷ số tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô giai đoạn 2011 đến 2013và 6 tháng đầu năm 2014.

Mục tiêu 3: Từ mô tả và phân tích trên ta tiến hành tổng hợp và suy luận để xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô trong thời gian tới.

-Phương pháp thống kê mô tả: Là hình thức trình bày số liệu và thông tin đã

thu thập, từ đó có những nhận xét và đánh giá.

- Phương pháp so sánh số tương đối, so sánh số tuyệt đối: Là phương pháp

xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Có 2 phương pháp so sánh:

+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị

số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

y = yt – y0 Trong đó :

y0 : chỉ tiêu năm gốc.

yt : chỉ tiêu năm đang nghiên cứu.

y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm nghiên cứu với số liệu năm gốc của các chỉ tiêu để xác định mức biến động về khối lượng, quy mô và tìm

15

ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

-Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị

số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó:

y0 : chỉ tiêu năm gốc.

yt : chỉ tiêu năm nghiên cứu.

y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian phân tích. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Phương pháp tỷ trọng: Xem xét cơ cấu, tính tỷ trọng các khoản mục trong

bảng số liệu để xem xét sự biến động cơ cấu của các chỉ tiêu nghiên cứu.

y =

yt – y0

y0

16

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH TÂY ĐÔ

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng.

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 12.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở

17

Giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của hơn 6 triệu khách hàng cá nhân.

3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP

NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH TÂY ĐÔ

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Tây Đô tiền thân là phòng giao dịch trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ. Năm 2001 được nâng lên thành chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ và được đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Trà Nóc. Đến ngày 25/12/2006 đuợc chuyển đổi thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Ngày 02/6/2008, chi nhánh được chuyển đổi sang hình thức Ngân hàng thương mại cổ phần theo quyết định số 439/QĐ.NHNN.TCCB-ĐT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Và ngày 1/4/2012 theo quyết định của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đổi tên chi nhánh Trà Nóc thành chi nhánh Tây Đô như hiện nay với:

- Tên đơn vị: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô.

- Tên giao dịch tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam – Tay Do Branch (viết tắt: Vietcombank Tay Do).

- Trụ sở: Lô 30A7A, Khu công nghiệp Trà Nóc 1, P. Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ.

Theo quyết định trên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô là đại diện pháp nhân, hạch toán phụ thuộc ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, có con dấu và bảng cân đối riêng, hoạt động kinh doanh theo điều lệ về tổ chức hoạt động được Hội đồng quản trị ban hành. Như vậy, Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Tây Đô có chức năng hoạt động như một tổ chức tín dụng độc lập trên địa bàn, thực hiện tất cả các nghiệp vụ ngân hàng theo quy định: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng và quản

18

lý tài chính của ngân hàng theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Từ ngày thành lập đến nay đã hơn 10 năm, Ngân hàng luôn nổ lực củng cố và phát triển với sự hỗ trợ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cùng với đội ngũ nhân viên giỏi, năng động luôn có tinh thần sáng tạo đã góp phần giúp chi nhánh vượt qua khó khăn tự khẳng định mình.

Những năm đầu thành lập Vietcombank Tây Đô đã đẩy mạnh huy động nguồn vốn tại chỗ thông qua việc mở rộng đối tượng khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm dich vụ áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng tốt nhất.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN 3.3.1Cơ cấu tổ chức 3.3.1Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức Vietcombank Tây Đô được tổ chức theo cơ cấu quản lý trực tuyến, mô hình quản lý này có ưu điểm là mỗi phòng ban, cán bộ tập trung vào chuyên môn cùa mình, vì vậy tạo nên tính chuyên nghiệp giúp nâng cao năng suất lao động của nhân viên, và các cấp quản lý có thể giám sát, đôn đốc, triển khai hoạt động cũng như hỗ trợ nhân viên thuận lợi hơn.

19

(Nguồn: phòng hành chính NHTMCP Ngoại thương chi nhánh Tây Đô, 2013)

20

3.3.2Chức năng của các phòng ban

Vietcombank Tây Đô bao gồm: 05 phòng nghiệp vụ và 04 Phòng giao dịch trực thuộc được điều hành bởi 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc

Giám đốc có nhiệm vụ quản lý chung, điều hành các hoạt động của chi nhánh theo chức năng, phạm vi hoạt động của ngành và chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật và cơ quan cấp trên. Ngoài ra, Giám đốc còn điều hành trực tiếp Phòng khách hàng, Phòng hành chánh nhân sự, Phòng giao dịch Thốt Nốt, Tổ kiểm tra nội bộ và Tổ tổng hơp.

Các Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp đỡ Giám đốc trong việc quản lý, và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được giao. Trong đó, Phó Giám đốc 1 quản lý Phòng ngân quỹ, Phòng giao dịch Ô Môn và Lê Hồng Phong. Phó Giám đốc 2 quản lý Phòng kế toán, Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ và Phòng giao dịch Bình Thuỷ.

Các phòng có chức năng là hỗ trợ cho ban Giám đốc trong việc quản lý, điều hành, mỗi phòng ban được phân công một nhiệm vụ cụ thể và có trách nhiệm hoàn thành công tác được giao.

+ Phòng khách hàng: Chức năng chủ yếu của phòng thực hiện nghiệp vụ tín dụng, hiện tại nghiệp vụ tín dụng là bộ phận giử vị trí quan trọng trong hoạt động hành chánh vì nó là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng. Các nhiệm vụ chủ yếu phòng tín dụng như tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, tổ chức thẩm định, ký kết hợp đồng vay vốn, có nhiệm vụ theo dõi và thu lãi, vốn gốc của khách hàng, lập các báo cáo sơ kết về công tác tín dụng…

+ Phòng kế toán: Thực hiện các các nghiệp vụ thanh toán, quản lý tài sản của đơn vị, và thực hiện các báo cáo theo qui định của pháp luật. Nhiệm vụ chủ yếu như mở tài khoản, quản lý và xử lý tài khoản của khách hàng, có nhiệm vụ lưu trử và hoàn trả các chứng từ cho khách hàng, thực hiện các báo cáo tổng kết.

Ngoài ra Phòng kế toán quản lý toàn bộ hệ thống vi tính của chi nhánh, bao gồm các họat động quản lý, sửa chửa, nâng cao hệ thống mạng nội bộ của chi nhánh, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới, phân quyền trong hệ thống mạng, cài đặt quyền và hạn mức cho thanh toán viên trong chi nhánh. Có trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu của chi nhánh, khắc phục các sự cố trong hệ thống mạng nhằm đảm bảo cho quá trình giao dịch luôn diễn ra thuận lợi, an toàn.

+ Phòng hành chánh nhân sự: Có chức năng quản lý hành chánh và phân bổ, điều chuyển nhân viên trong nội bộ chi nhánh, tổ chức kế hoạch đào tạo, nâng cao nghiệp vụ nhân viên , làm tham mưu cho ban giám đốc trong việc tuyển dụng nhân

21

sự, lập kế hoạch đào tạo, mua sắm các thiết bị văn phòng phẩm, tổ chức quản lý, điều động xe phục vụ công tác chi nhánh.

+ Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, dịch vụ chuyển tiền nhanh Moneygram, phát hành và thanh toán các loại thẻ quốc tế, thẻ ATM…

+ Phòng ngân quỹ: Có chức năng quản lý tiền Việt Nam đồng và các loại ngoại tệ khác, tại đây các khoản thu chi tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ và các loại giấy tờ có giá được thực hiện, làm tham mưu về biện pháp bảo đảm an toàn kho quỹ, lập các báo cáo chức năng của phòng.

+ Các Phòng giao dịch Bình Thuỷ, Ô Môn, Thốt Nốt, Lê Hồng Phong: Hoạt động kinh doanh theo sự phân công chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh Tây Đô. Có nhiệm vụ triển khai các nghiệp vụ kinh doanh của Vietcombank với khách hàng, thực hiện các báo cáo của phòng, huy động vốn từ khách hàng…hoạt động của phòng tạo sự thuận tiện cho khách hàng trên địa bàn, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần của chi nhánh.

+ Tổ kiểm tra nội bộ: Giúp ban giám đốc thực hiện kế hoạch kiểm soát, thực hiện kiểm toán nội bộ, nhằm giám sát việc thức hiện các qui trình nghiệp vụ, các hoạt động kinh doanh, quy chế an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngành. Rà soát các văn bản pháp luật của nhà nước nhằm phát hiện những sai sót, hạn chế trong kinh doanh để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị sữa đổi.

+ Tổ tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu, các báo cáo, văn bản có nhiệm vụ phối hợp với phòng ban trong chi nhánh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

3.4 QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH TÂY ĐÔ THƯƠNG CHI NHÁNH TÂY ĐÔ

Quy trình cấp tín dụng tại Vietcombank – Chi nhánh Tây Đô cơ bản qua các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng; Bước 2: Kiểm tra hồ sơ pháp lý, thủ tục ba đầu;

Bước 3: Đối chiếu với các quy trình về cấp tín dụng của Sacombank; Bước 4: Chấm điểm, xếp hạng tín dụng;

Bước 5: Tham khảo thông tin từ các nguồn thông tin bên ngoài, như Chi cục

22

Bước 6: Phân tích và đánh giá mục tiêu vay vốn, phương án sản xuất kinh

doanh, khả năng trả nợ của khách hàng;

Bước 7: Trường hợp chấp nhận cấp tín dụng, Sacombank sẽ xem xét việc xác

định lãi suất cấp tín dụng cho từng khoản cấp tín dụng cụ thể.

3.5 SẢN PHẨM KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

Các nghiệp vụ kinh doanh của Vietcombank – Tây Đô bao gồm: - Hoạt động huy động vốn;

- Hoạt động tín dụng;

- Hoạt động thanh toán quốc tế; - Hoạt động kinh doanh thẻ;

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương, chi nhánh tây đô (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)