VIETCOMBANK CHI NHÁNH TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
4.5.1Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ. Chỉ số này càng lớn cho thấy mức độ đầu tư vào hoạt động tín dụng ngắn hạn càng cao.
Qua bảng 4.19 và 4.20. Ta thấy rằng chỉ số này của VCB – Tây Đô là rất cao, luôn chiếm trên 80% tổng dư nợ cho vay qua các năm.Tỷ trọng này cao là do các khách hàng truyền thống của VCB – Tây Đô chủ yếu kinh doanh chế biến, xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy sản, vật tư nông nghiệp, hóa chất,…thường hoạt
58
động theo mùa vụ nên nhu cầu vốn lưu động là rất cao. Bên cạnh đó, thế mạnh của VCB nói chung và VCB Tây Đô nói riêng là cho vay tài trợ xuất nhập khẩu nên hoạt động cho vay đối với khách hàng chủ yếu là ngắn hạn. Thêm vào đó nguồn vốn huy động của VCB – Tây đô chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm trên 90% tổng vốn huy đồng, vì thế để phù hợp về kì hạn cho vay với vốn huy động tránh rủi ro cho Ngân hàng thì cho vay ngắn hạn được ưu tiên. Tỷ số dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ cao là một dấu hiệu tốt vì cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh, lại thường ít rủi ro hơn so với cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên do lãi suất vay cho vay ngắn hạn thấp hơn trung và dài hạn nên thu nhập từ hoạt động cho vay ngắn hạn thấp hơn trung, dài hạn. Trong tương lai, song song với việc phát triển tín dụng ngắn hạn, Ngân hàng cũng nên chú trọng hoạt động tín dụng trung và dài hạn để nâng cao thu nhập cho Ngân hàng.
Bảng 4.19: Các tỉ số đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của VCB – Tây Đô giai đoạn 2011 – 2013
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tổng tài sản Triệu đồng 2.474.332 2.803.436 2.767.743
Tổng dư nợ Triệu đồng 1.587.488 1.733.206 1.937.213
VHĐ ngắn hạn Triệu đồng 869.844 1.070.230 805.873
Doanh số cho vay ngắn hạn Triệu đồng 5.528.144 7.186.587 9.649.275 Doanh số thu nợ ngắn hạn Triệu đồng 5.423.360 6.968.681 9.525.406 Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 1.297.612 1.515.519 1.639.388 Dư nợ ngắn hạn bình quân Triệu đồng 1.549.364 1.406.566 1.577.454
Nợ xấu ngắn hạn Triệu đồng 1.775 2.302 3.230
Chuyên viên khách hàng Người 27 32 34
Dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ % 81,74 87,44 84,63
Dư nợ ngắn hạn/Tổng tài sản % 52,44 54,06 59,23
Dư nợ ngắn hạn/VHĐ ngắn hạn % 149,20 147,12 203,43
Hệ số thu nợ ngắn hạn Lần 0,98 0,97 0,99
Nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn % 0,14 0,15 0,20
Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Vòng 3,50 4,95 6,04 Dư nợ ngắn hạn/CVKH Triệu đồng 48.060 47.360 48.217
59
Bảng 4.20: Các tỉ số đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của VCB – Tây Đô 6 đầu tháng năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu 6T/ 2013 6T/2014
Tổng tài sản Triệu đồng 1.978.849 2.328.801
Tổng dư nợ Triệu đồng 1.876.011 2.202.421
VHĐ ngắn hạn Triệu đồng 933.342 1.146.077
Doanh số cho vay ngắn hạn Triệu đồng 6.840.495 12.750.754 Doanh số thu nợ ngắn hạn Triệu đồng 6.728.709 12.500.122
Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 1.627.305 1.890.020
Dư nợ ngắn hạn bình quân Triệu đồng 1.571.412 1.764.704
Nợ xấu ngắn hạn Triệu đồng 2.261 1.750
Chuyên viên khách hàng Người 39 40
Dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ % 86,74 85,82
Dư nợ ngắn hạn/Tổng tài sản % 82,40 81,16
Dư nợ ngắn hạn/VHĐ ngắn hạn % 174,35 164,91
Hệ số thu nợ ngắn hạn Lần 0,98 0,98
Nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn % 0,14 0,09
Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Vòng 4,28 7,08
Dư nợ ngắn hạn/CVKH Triệu đồng 41.726 47.251
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán
4.5.2 Dư nợ ngắn hạn trên tổng tài sản
Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng tài sản cho biết mức độ đầu tư của ngân hàng vào hoạt động tín dụng ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy quy mô tín dụng ngắn hạn của ngân hàng là càng lớn.
Qua bảng 4.19 và 4.20 ta thấy rằng chỉ tiêu này của VCB – Tây Đô có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014, từ 52,44% năm 2011 lên 81,16% 6 tháng đầu năm 2014. Tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn luôn cao hơn tốc độ tăng của tài sản. Sự tăng lên của chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư của ngân hàng vào hoạt động tín dụng ngắn hạn đang có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do tuy thu nhập từ hoạt động tín dụng ngắn hạn không cao vì lãi suất thấp hơn cho vay trung và dài hạn nhưng lại có mức rủi ro thấp. Điều này phù hợp với tình hình kinh tế khó khăn nhưng hiện nay.
4.5.3 Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn
Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động ngắn hạn vào hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá cao hay quá thấp đều không tốt cho ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn nhiều so với 1 cho thấy ngân hàng thiếu nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho vay ngắn hạn, phải sử dụng vốn huy động dài hạn hoặc vay từ Hội sở làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của ngân hàng.
60
Ngược lại chỉ tiêu này quá thấp so với 1 cho thấy qui mô tín dụng của ngân hàng thấp, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Qua bảng 4.19 và 4.20 cho thấy chỉ tiêu này của VCB – Tây Đô quá cao, có lúc lên đến 203,43% (năm 2013), điều này cho thấy Ngân hàng luôn trong tình trạng thiếu hụt vốn huy động ngắn hạn, không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay ngắn hạn, phải vay từ Hội sở. Từ đó dẫn đến chi phí tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Qua đây ta có thể thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng thật sự chưa hiệu quả, cần có biện pháp để nâng cao hoạt động huy động vốn, đặt biệt là huy động vốn ngắn hạn, để giảm bớt gánh nặng chi phí cho Ngân hàng.
4.5.4 Hệ số thu nợ ngắn hạn
Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nghĩa là cứ 1 đồng đem đi cho vay sẽ thu lại được bao nhiêu đồng. Nhìn chung, nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt. Qua bảng 4.19 và 4.20 ta thấy rằng hệ số thu nợ của ngân hàng khá cao, và ổn định trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014, luôn từ 0,97 lần trở lên. Năm 2011 hệ số thu nợ của VCB – Tây Đô đạt mức 0,98 lần, sang năm 2012 giảm nhẹ còn 0,97 lần, do trong năm 2012 lãi suất cho vay ngắn hạn bắt đầu giảm mạnh, cùng với các chính sách hỗ trợ lãi suất của VCB, như cho vay ưu đãi các đối tượng khách hàng thuộc lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn theo, triển khai gói 4.000 tỉ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và thủy sản,… từ đó làm doanh số cho vay ngắn hạn tăng với tốc độ cao hơn doanh số thu nợ, làm hệ số thu nợ giảm xuống. Sang năm 2013 tăng lên 0,99 lần, đến 6 tháng đầu năm 2014 đạt 0,98 lần. Qua đây có thể thấy được công tác thu hồi nợ của ngân hàng khá tốt. Đạt được kết quả này là nhờ bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng, công tác thẩm định khách hàng hiệu quả, không bỏ sót khách hàng tốt, vì thế những khoản vay hầu như đều được thu hồi đầy đủ.
4.5.5 Nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Chỉ số này càng thấp cũng có nghĩa là chất luợng tín dụng của ngân hàng càng cao. Qua bảng 4.19 và 4.20 ta thấy chỉ tiêu này của ngân hàng VCB – Tây Đô thấp so với quy định của NHNN nhưng lại có xu hướng tăng. Năm 2011 chỉ ở mức 0,14% đến 2012 tăng nhẹ lên 0,15% và tiếp tục tăng lên 0,20% vào năm 2013. Năm 2013 do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, sức mua giảm dẫn đến tình trạng hàng tồn kho tăng cao làm phát sinh các khoản nợ xấu. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014, tình hình kinh tế đã ổn định trở lại, thêm vào đó trần lãi suất huy động giảm chỉ còn 6,5% nên lãi suất cho vay cũng giảm nhằm để hỗ trợ doanh nghiệp. Nên doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tăng khả
61
năng trả nợ cho Ngân hàng nên làm cho nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 giảm chỉ còn 0,09% trong khi cùng kì năm 2013 là 0,14%.
4.5.6 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn. Thời gian thu hồi nợ ngắn hạn nhanh hay chậm. Vòng quay thường nằm ở mức ổn định và vừa phải, phù hợp với tình hình, đặc điểm của nền kinh tế là tốt, còn nếu vòng quay nhanh quá hay chậm quá đều sẽ ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Qua bảng 4.19 và 4.20 ta thấy rằng vòng quay vốn tín dụng của VCB – Tây Đô ở mức tương đối cao và tăng qua các năm. Cụ thể là, vòng quay vốn tín dụng năm 2011 là 3,50 vòng/năm, đến năm 2013 đã tăng lên 6,04 vòng/năm. Do các khách hàng của VCB chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh gạo, thủy sản xuất khẩu, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật,… hoạt động theo mùa vụ và thời gian thu hồi vốn nhanh kì hạn cho vay thường ngắn. Những tháng cuối năm 2013, các doanh nghiệp thương mại, tiểu thương tích cực vay vốn để tích trữ hàng hóa phục vụ cho dịp Tết cho nên dư nợ những tháng cuối năm 2013 chuyển sang và đến ngày đáo hạn trong 6 tháng đầu năm 2014, làm cho doanh số thu nợ tăng mạnh, dẫn đến vòng quay vốn tính dụng đạt mức cao 7,08 vòng/6 tháng.
4.5.7 Dư nợ ngắn hạn trên chuyên viên khách hàng
Tỷ số này cho thấy áp lực của trung bình 1 chuyên viên khách hàng về khoản dư nợ họ phải quản lý. Qua bảng 4.19 và 4.20 ta thấy khoảng dư nợ trên một chuyên viên khách hàng của Ngân hàng tương đối ổn định. Cụ thể là năm 2011 là 48.060 triệu đồng/CVKH, năm 2012 giảm nhẹ còn 47.360 triệu đồng/CVKH, đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 lần lượt là 48.217 triệu đồng/CVKH, 47.251 triệu đồng/CVKH. Để đáp ứng được tốc độ tăng trưởng tín dụng thì VCB – Tây Đô cũng tăng số lượng cán bô tín dụng để tránh tình trạng 1 chuyên viên phải quản lý khoản dư nợ quá lớn sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc cũng như hiệu quả của khoảng vay.
62
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG
5.1.1Những thuận lợi
VCB – Tây Đô nằm ở vị trí thuận lợi, gần khu công nghiệp, có mạng lưới hoạt động thanh toán rộng và ngày càng được mở rộng, tạo được mức độ tín nhiệm cao đối với khách hàng và ngày càng khẳng định vị thế dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn.
Đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, luôn đảm bảo tính hiệu quả, chất lượng, tuân thủ đúng qui trình, đặc biệt, đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp và phong cách phục vụ khách hàng của đội ngũ nhân viên ngày càng tiến bộ, tạo sự tin tưởng đối với các khách hàng khi đến với Ngân hàng.
Hoạt động tín dụng của chi nhánh đạt đuợc một số kết quả khả quan sau:
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng được mở rộng thể hiện qua dư nợ tín dụng năm sau luôn cao hơn năm trước.
VCB – Tây Đôcó chất lượng tín dụng cao thể hiện qua tỉ lệ nợ xấu thấp. Đạt được kết quả này là do cán bộ tín dụng tuân thủ đúng qui trình tín dụng, từ công tác thẩm định, phát vay đến thu nợ, đảm bảo tính hiệu quả, chất lượng, đặc biệt là theo dõi quá trình sử dụng vốn vay và kiểm tra tình hình kinh doanh của khách hàng chặt chẽ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng thời hạn.
Bên cạnh việc mở rộng hoạt động tín dụng thì công tác thu nợ của Ngân hàng luôn được đảm bảo tốt, biểu hiện qua hệ số thu nợ của Ngân hàng qua các năm luôn gần bằng 1. Đó là nhờ sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc lựa chọn, thẩm định đến việc theo dõi quá trình sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng.
Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng tương đối cao, đây là một lợi thế của ngân hàng trong việc mở rộng và chủ động hơn về nguồn vốn cho hoạt động tín dụng ngắn
5.1.2 Những khó khăn
Thông qua việc phân tích về tình hình nguồn vốn, hoạt động tín dụng của ngân hàng:
63
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng không ổn đinh và còn ở mức thấp chưa đáp ứng đủ cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nên còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ VCB - TW, biểu hiện qua bảng 4.1 và 4.2 tỷ trọng vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng thấp.
Trong cơ cấu dư nợ tín dụng, tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao, trên 80% tổng dư nợ. Ngược lại, dư nợ trung dài hạn lại chiếm tỷ trọng khá thấp.Trong tương lai, song song với việc phát triển tín dụng ngắn hạn, Ngân hàng cũng nên chú trọng hoạt động tín dụng trung và dài hạn để nâng cao lợi nhuận của mình.
Mức độ đầu tư cho hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng còn thấp hơn so với quy mô nguồn vốn của Ngân hàng và có xu hướng giảm, biểu hiện qua tỉ số dư nợ ngắn hạn/tổng tài sản.
Qua việc phân tích hoạt động cho vay theo ngành nghề cho thấy khách hàng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thủy sản; lương thực, thực phẩm; phân bón, các lĩnh vực còn lại chiếm tỷ trọng khá thấp. Những lĩnh vực này có mức độ rủi ro cao so với các ngành khác, nhất là thủy sản. Qua việc phân tích hoạt động cho vay theo loại hình kinh tế cũng cho thấy khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là công ty CP, TNHH, các thành phần khác, đặc biệt là nhóm khách hàng kinh tế tư nhân tỷ trọng còn thấp. Đây là thành phần kinh tế năng động, linh hoạt, chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế Việt Nam và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước, đặc biệt là chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong tình hình kinh tế khó khăn và nhiều biến động như hiện nay, việc đa dạng hóa các thành phần khách hàng sẽ giúp Ngân hàng phân tán rủi ro, mở rộng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
Những khó khăn bên ngoài
Sự phát triển không ngừng cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn. Sự gia nhập của các ngân hàng mới trên địa bàn cũng làm chia sẻ thị phần của chi nhánh. Bên cạnh đó, giai đoạn vừa qua tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động, các doanh nghiệp quá khó khăn trong sản xuất và kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phá sản không trả được nợ đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngành ngân hàng.
Sự ảnh hưởng gián tiếp của địa lý kinh tếkhu vực, như chúng ta đã biết thế mạnh của ĐBSCL cũng là nông nghiệp. Các khách hàng lớn của chi nhánh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thủy sản,lương thực, phân bón… Nếu hoạt động của những ngành này xảy ra rủi ro sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của chi nhánh.
64
Do vị trí gần khu công nghiệp nên, lượng lớn vốn huy động của ngân hàng