9. Kết cấu của Luận văn
2.3.2. Sự liên kết thông tin KH&CN giữa các doanh nghiệp
Khảo sát sự sẵn sàng liên kết thông tin KH&CN giữa các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh
Biểu đồ 2.7: Sự sẵn sàng liên kết thông tin KH&CN của các doanh nghiệp
Theo quan điểm của tác giả Luận văn, thông tin này là đáng lạc quan. Trong bối cảnh các doanh nghiệp còn được tiếp xúc chưa đầy đủ với thông tin
KH&CN; một số doanh nghiệp còn chưa có khái niệm đầy đủ về thông tin KH&CN. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ thông tin mình được biết, đang nắm bắt, đang sử dụng hoặc đơn giản là chia sẻ nguồn thông tin cho các doanh nghiệp bạn cùng ngành nghề, cùng phân ngành mà mình đang hoạt động sản xuất, kinh doanh…Họ sẵn sàng liên kết thông tin KH&CN của mình với các doanh nghiệp bạn để có thể nắm chắc hơn, sử dụng hiệu quả hơn thông tin này. Trong một số trường hợp phải liên kết vài doanh nghiệp để thực hiện một hợp đồng lợi nhuận cao nhưng vượt quá khả năng của một doanh nghiệp thì doanh nghiệp này sẵn sàng chia sẻ thông tin KH&CN, bí quyết sản xuất, quy trình quản lý dây chuyền sản xuất, tiết kiệm và tối đa hóa công năng của thiết bị … để phối hợp thực hiện thành công đơn hàng lớn
Trên thực tế, trong các hoạt động chung của các doanh nghiệp như Câu lạc bộ giám đốc ngành nhựa - cao su Việt Nam hay các cuộc họp của các chi hội, các chủ, đại diện doanh nghiệp, khách mời tham dự chia sẻ khá thẳng thắn và cởi mở các thông tin về KH&CN cũng như các thông tin khác với các hội viên khác. Nhiều khúc mắc được giải quyết, tháo gỡ ngay bên lề cuộc họp hay trong các chương trình phối hợp hành động tiếp theo như một phần của kế hoạch chung. Ví dụ: lựa chọn nguyên liệu sản xuất bao bì tự hủy phù hợp, thân thiện với môi trường, trình bày về quá trình chuyển đổi sản phẩm từ bao bì thông thường sang bao bì tự hủy của các công ty Alta Tân Bình, Bao bì Vafaco của chi hội bao bì; giới thiệu các hệ thống tiêu chuẩn quản trị nhân sự, quản lý sản xuất, cải tiến năng suất, tiết kiệm năng lượng (Kaizen, 5S, TPS, TPM, Lean6Sigma v.v…) của các tổ chức tư vấn KH&CN trong và ngoài nước với hội viên Hiệp hội; các khóa huấn luyện về tiêu chuẩn ISO của Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) cho các công ty nhựa thuộc Hiệp hội; hệ thống thí nghiệm và chứng nhận hợp chuẩn của Trung tâm Kỹ thuật Nhựa - Cao su và Đào tạo quản lý năng lượng; trao đổi về biện pháp quản lý tiết kiệm năng lượng với Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh; thông tin về Luật sở hữu trí tuệ, phát triển và bảo vệ thương hiệu
của Hội Sở hữu trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh … Tuy nhiên, các hoạt động liên kết, trao đổi này phần nhiều còn mang tính tự phát hay tiến hành trong một môi trường khá lỏng lẻo, chưa có sự tham gia đầy đủ của các nhà khoa học, các chuyên gia KH&CN để đảm bảo cho sự liên kết được đầy đủ, có tác dụng thiết thực với các doanh nghiệp.
Viện KH&CN Phương Nam là đơn vị trực thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh đã có một số đóng góp cho hoạt động hỗ trợ KH&CN cho các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội nhưng chưa thực sự hiệu quả do hoạt động KH&CN của Viện này còn dàn trải không định hướng theo mục tiêu của Hiệp hội. Bên cạnh số ít những công trình nghiên cứu Quy trình đánh giá sự phù hợp của sản phẩm nhựa tại các tỉnh phía Nam và một số công trình phối hợp
thực hiện với Bộ KH&CN thì các công trình về Đánh giá biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long, Quy hoạch vùng nuôi yến ở các tỉnh phía Nam, Năng lượng tái tạo tại miền Nam Việt Nam, Khảo sát xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn - Cần Thơ … tuy là những đề tài bổ ích nhưng không phục
vụ thiết thực cho ngành nhựa nói chung cũng như các doanh nghiệp Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Thiếu sót này cũng do Hiệp hội chưa xây dựng được một cơ chế chuẩn cho việc liên kết thông tin KH&CN trong các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội. Do đó làm hạn chế vai trò của Viện KH&CN Phương Nam như một tổ chức thuộc Hiệp hội với nhiệm vụ nghiên cứu và hỗ trợ doanh nghiệp trong thu thập, lưu trữ, kiểm nghiệm, tư vấn, liên kết thông tin KH&CN của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội.
Để khảo sát sự sẵn sàng liên kết thông tin KH&CN của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu 02 lãnh đạo doanh nghiệp và đã thu được kết quả như sau:
Câu hỏi: thưa Ông, Ông đánh giá thế nào về nhu cầu liên kết thông tin KH&CN với các doanh nghiệp bạn trong cùng lĩnh vực kinh doanh?
Trả lời: Doanh nghiệp chúng tôi quản lý rất cần liên kết các thông tin KH&CN với các doanh nghiệp bạn trong cùng lĩnh vực kinh doanh, để đảm bảo thông tin liên kết với doanh nghiệp bạn có sản phẩm đầu ra là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp do tôi quản lý và ngược lại đối với loại sản phẩm chưa thể cung cấp trực tiếp ra thị trường.
Về câu hỏi thứ hai của Anh, tôi cho rằng mình phải có nghĩa vụ chia sẻ những thông tin tương tự cho các doanh nghiệp bạn, bởi vì khi chia sẻ thông tin thì chính doanh nghiệp của chúng tôi cũng được hưởng lợi.
(Nam, 51 tuổi, nhà quản lý doanh nghiệp thuộc Chi hội bao bì)
Như vậy, có thể nhận định nhu cầu của doanh nghiệp về chia sẻ thông tin KH&CN nhằm mục đích lợi nhuận là có thật.