Hoạt động của Hiệp hội nhựa thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa ( nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc hiệp hội nhựa thành phố hồ chí minh) (Trang 35)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1.2. Hoạt động của Hiệp hội nhựa thành phố Hồ Chí Minh

Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh có liên kết với các Hiệp hội bạn trong nước là:

- Hiệp hội Nhựa Việt Nam,

- Hiệp hội Cao su - Nhựa Việt Nam, - Hiệp hội Cao su Việt Nam,

- Hiệp hội Sơn - Mực in Việt Nam, - Hiệp hội Bao bì Việt Nam,

- Hiệp hội Cơ khí Việt Nam.

Hoạt động chính thường kỳ để kết nối hoạt động và phối hợp hành động giữa các hiệp hội này là Câu lạc bộ Giám đốc ngành nhựa - cao su Việt Nam được thành lập theo sáng kiến của Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh có liên lạc chặt chẽ với các Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi

trường, Bộ Tài chính, Phòng Thương mại Việt Nam, Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh.

Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh là thành viên của các tổ chức KH&CN trong nước như, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam… và quốc tế như Liên đoàn nhựa châu Á (AFPI), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP).

Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh có quan hệ tốt đẹp với các hiệp hội nhựa các nước trong khu vực và thế giới, các thương vụ của các đại sứ quán các nước Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Phần Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… tại Việt Nam.

Thông qua các mối quan hệ trên, Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh có những có gắng trao đổi, nắm bắt các thông tin về ngành nghề, cơ hội giao thương, KH&CN từ các đối tác trong và ngoài nước để trao lại cho các doanh nghiệp hội viên của mình, góp phần nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, đổi mới bộ máy sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thuộc Hiệp hội. Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập Viện KH&CN Phương Nam bao gồm nhiều nhà khoa học hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến ngành nhựa.

Hỗ trợ cho Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động thông tin, truyền thông là website, bản tin nội bộ của Hiệp hội, ngoài ra Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh còn liên kết thông tin với một số tờ báo lớn, có uy tín như các báo Sài Gòn giải phóng, Thanh niên, Tuổi trẻ, Pháp luật Việt Nam, Khoa học phổ thông, Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Mọi hoạt động hội đoàn của Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng này, giúp doanh nghiệp trong và ngoài Hiệp hội, những tổ chức cá nhân quan tâm đến Hiệp hội nắm bắt kịp thời các thông tin mới nhất liên quan đến Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh và ngành nhựa Việt Nam.

Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh có nhiều chi hội, phân theo ngành hàng:

- Chi hội ngành bao bì

- Chi hội ngành nhựa gia dụng - Chi hội giày dép

- Chi hội khuôn mẫu nhựa - Chi hội nhựa xây dựng - Chi hội nhựa kỹ thuật cao

Các chi hội này thường xuyên gặp gỡ, trao đổi thông tin về sản xuất, kinh doanh, thị trường trong hoặc ngoài khuôn khổ Câu lạc bộ Giám đốc ngành nhựa - cao su Việt Nam tổ chức bởi Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh. Trong chương trình hoạt động của Câu lạc bộ này các hội viên còn được tiếp xúc với các khách mời từ các cơ quan bộ, ngành, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo phương thức “tọa đàm”, “hỏi đáp”… Tuy vậy, hàm lượng thông tin KH&CN trong các hoạt động vẫn còn thấp, chưa tương xứng với kỳ vọng của các hội viên và ban lãnh đạo Hiệp hội. Việc này khiến chương trình thiếu sự phong phú, nhất là về mặt thông tin KH&CN, dẫn đến nhàm chán và nhiều khi mang tính hình thức, không đáp ứng nguyện vọng thực sự của nhiều hội viên. Ban lãnh đạo Hiệp hội đang rất cố gắng để tìm ra các phương thức mới mẻ hơn, hữu ích hơn để nâng cao chất lượng Câu lạc bộ, trong đó có việc đổi mới phương thức trao đổi, phổ biến, liên kết các thông tin KH&CN cho hội viên.

Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp ngành nhựa trong Hiệp hội mở rộng quan hệ đối tác, thúc đẩy các quan hệ giao thương cũng như nắm bắt các tiến bộ mới nhất của ngành nhựa, hóa nhựa thế giới, Hiệp hội nhựa thành phố Hồ Chí Minh chú trọng tổ chức các chuyến tham quan, giao lưu và học hỏi cho doanh nghiệp tại các triển lãm, hội chợ nhựa lớn nhất thế giới. Ba hội chợ lớn nhất, được sự quan tâm nhất của doanh nghiệp nhựa Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh là:

- Chinaplast - tổ chức thường niên luân phiên tại Thượng Hải và

Quảng Châu (Trung Quốc). Đây là hội chợ ngành polymer lớn nhất thế giới, quy tụ những công ty lớn nhất trong ngành hóa nhựa, chế tạo máy, sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực KH&CN phục vụ ngành nhựa. Nhiều hợp đồng lớn đã được các doanh nghiệp nhựa Việt Nam ký kết tại đây, mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn cho các đối tác Việt Nam.

- K-Trade Fair - tổ chức 3 năm/lần tại Dusseldorf (Đức) được các

doanh nghiệp nhựa Việt Nam quan tâm vì ở đây có sự tham gia của nhiều công ty nhựa kỹ thuật cao của châu Âu và thế giới.

- Ngoài ra còn nhiều triển lãm, hội chợ nhựa khác được Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh lưu ý, động viên các hội viên tham gia như: Arabplast Dubai (Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), Indoplast (Indonesia), Interplastica (Liên bang Nga), Plastindia (Ấn Độ), Plastex (Cộng hòa Séc), Tiprex (Thái Lan)…

Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh luôn nỗ lực mở rộng quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước để hợp tác giúp dỡ trong đào tạo, huấn luyện và nghiên cứu cho các doanh nghiệp nhựa. Có thể kể đến một vài hoạt

động như: Chương trình huấn luyện kỹ thuật viên sản xuất và quản lý ngành nhựa (Hợp tác với JICA - Nhật Bản), Ứng dụng nguyên liệu nhựa phân hủy sinh học trong sản xuất bao bì thân thiện với môi trường (Hợp tác với Multibeauty - Đài Loan), Các giải pháp quản lý cho các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam (Hợp tác với JICA - Nhật Bản)… Hiệp hội đều đặn xuất bản Cẩm nang kỹ thuật viên ngành nhựa để hỗ trợ cho công tác đào tạo tại chỗ

của các doanh nghiệp hội viên. Hiệp hội hợp tác với Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) tư vấn, huấn luyện và chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001, 14000, 50001… cho các doanh nghiệp hội viên.

Về mặt tài chính, Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh có quan hệ tốt với các ngân hàng, các định chế tài chính và tận dụng các quan hệ này để làm cầu nối cho các doanh nghiệp vay dài hạn hoặc trung hạn để mua sắm trang thiết bị, máy móc, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh cũng đại diện cho quyền lợi của doanh nghiệp ngành nhựa kiến nghị, đề xuất với Bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế các ý kiến liên quan đến chính sách thuế, thuế suất xuất, nhập khẩu cho máy móc và nguyên liệu ngành nhựa.

Gần đây nhất, Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho các doanh nghiệp ngành nhựa phối hợp với Cục công nghiệp nặng Bộ Công thương xây dựng chính sách cho các doanh nghiệp làm công nghiệp hỗ trợ tại miền Nam Việt Nam.

Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh là hội đoàn duy nhất ở Việt Nam xây dựng khu công nghiệp riêng cho thành viên. Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ (Long An) tuy nhỏ nhưng là một minh chứng cho những nỗ lực vì doanh nghiệp thành viên. Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần bao bì TDH, công ty bao bì Tín Thành (sản xuất bao bì đa lớp cao cấp), công ty nhựa Duy Tân (sản xuất nhựa gia dụng), công ty Mặt trời đỏ (sản xuất pin năng lương mặt trời)… 2.2. Khảo sát thực trạng nhu cầu thông tin KH&CN của các doanh nghiệp

2.2.1. Chọn mẫu khảo sát 100 doanh nghiệp

Để khảo sát thực tiễn, tác giả Luận văn đã xây dựng bộ câu hỏi khảo sát diện rộng và chi tiết với các doanh nghiệp ngành nhựa thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh, với mẫu khảo sát là 100 phiếu.

Nội dung bộ câu hỏi khảo sát diện rộng bao gồm các nội dung chi tiết như sau:

- Tìm hiểu về ngành sản xuất chính của doanh nghiệp; - Tìm hiểu về cơ cấu sản phẩm được sản xuất;

- Tìm hiểu về nhu cầu thông tin KH&CN của doanh nghiệp để áp dụng vào hoạt động kinh doanh sản xuất;

- Tìm hiểu về nguồn thông tin KH&CN doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động của mình;

- Tìm hiểu ý kiến của doanh nghiệp về liên kết thông tin KH&CN để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các doanh nghiệp trong Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh;

- Các thông tin khác. Phương án thực hiện :

- Lập danh sách 100 doanh nghiệp thuộc đối tượng khảo sát;

- Khảo sát diện rộng về các nội dung trong phiếu khảo sát cho 100 doanh nghiệp thuộc các ngành nhựa ưu tiên khảo sát.

- Lựa chọn 10 doanh nghiệp trong số 100 doanh nghiệp khảo sát diện rộng để thực hiện khảo sát sâu và làm việc trực tiếp tại 10 doanh nghiệp này.

Việc khảo sát được tác giả Luận văn và cộng tác viên, nhân viên Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo quy trình sau:

- Lập danh sách các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh để khảo sát diện rộng và khảo sát điểm.

- Tìm hiểu, cập nhật các thông tin liên quan về các doanh nghiệp trong danh sách khảo sát như : lĩnh vực sản xuất; thị trường; địa chỉ văn phòng, nhà máy, kho xưởng v. v…

- Xây dựng phiếu khảo sát theo nguyên tắc ngắn gọn, phù hợp với trình độ và nhận thức hiện tại của các doanh nghiệp trong Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở nguyên tắc này thiết kế phiếu khảo sát tập trung vào việc tìm hiểu các vấn đề chính sau:

+ Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp + Ngành hàng của doanh nghiệp

+ Trình độ công nghệ của doanh nghiệp; + Thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp + Quy mô, nhân lựcdoanh nghiệp;

+ Tình hình đầu tư cho bộ phận R&D

+ Nhu cầu thông tin KH&CN của doanh nghiệp

+ Các vấn đề có liên quan khác.

Hướng dẫn nội dung phiếu khảo sát cũng như yêu cầu khi tiến hành khảo sát tại doanh nghiệp cho nhóm khảo sát.

Tổ chức công tác khảo sát theo 2 nhóm : nhóm khảo sát diện rộng và nhóm khảo sát điểm.

Nhóm khảo sát diện rộng tiến hành việc gửi phiếu khảo sát đến từng doanh nghiệp, theo dõi, hướng dẫn trả lời các nội dung trong phiếu khảo sát, thu thập các phiếu khảo sát. Tiến hành phân loại các phiếu khảo sát đã thu nhận được.

Nhóm khảo sát điểm trực tiếp tiến hành khảo sát điểm tại 10 doanh nghiệp được lựa chọn.

2.2.2. Phương pháp khảo sát

Việc nghiên cứu thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nhựa phía Nam và nhu cầu đối với thông tin KH&CN được tiến hành thông qua việc khảo sát theo hai hình thức: khảo sát diện rộng và khảo sát điểm.

Khảo sát diện rộng nhằm mục đích tập hợp các thông tin để có một cái nhìn tổng thể về thực trạng và nhu cầu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nhựa đối với thông tin KH&CN. Khảo sát điểm được thực hiện thông qua phiếu khảo sát với 100 doanh nghiệp phía Nam được lựa chọn từ Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh. 100 doanh nghiệp chiếm trên 12% tổng số 800 doanh nghiệp - đủ để đại diện cho các doanh nghiệp nhựa thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh.

Khảo sát điểm nhằm mục đích kiểm tra, xác định và đánh giá lại kết quả của khảo sát diện rộng nhằm nâng cao tính xác thực của thông tin, số liệu thu thập và khẳng định các kết luận qua kết quả khảo sát. Việc khảo sát điểm được thực hiện thông qua khảo sát trực tiếp 10 doanh nghiệp được chọn trong số 100 doanh nghiệp khảo sát diện rộng ( tỷ lệ 10% ). 10 doanh nghiệp này là các công ty nhựa lớn, hoạt động mạnh, có nhà máy tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Bình Dương…

Sử dụng các phiếu khảo sát và báo cáo thực trạng các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh

Báo cáo thực trạng tình hình tiếp nhận, lưu trữ, xử lý thông tin KH&CN của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội.

Báo cáo kết quả khảo sát và kết quả nhu cầu của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội về thông tin KH&CN, sẵn sàng liên kết thông tin KH&CN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Khảo sát thực trạng sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh, có nhà máy tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An… để đánh giá tình hình sản xuất, nhu cầu về thông tin KH&CN, nhằm hoàn thiện chất lượng sản phẩm, phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa.

Kết quả thu nhận được thể qua các mục sau đây:

2.2.3. Loại hình kinh doanh và ngành hàng của các doanh nghiệp

Khảo sát thực trạng sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh, có nhà máy tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An… để đánh giá tình hình sản xuất, nhu cầu về thông tin KH&CN, nhằm hoàn thiện chất lượng sản phẩm, phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa.

Tổng hợp các câu trả lời, chúng tôi sử dụng một số công cụ thống kê để xử lý và phân tích. Kết quả khảo sát diện rộng cụ thể 100 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh được khảo sát như sau:

- Khảo sát loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp (thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh)

Biểu đồ 2.1. Loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh được khảo sát

STT Loại hình kinh doanh Tỉ lệ

01 Tổ sản xuất/Doanh nghiệp tư nhân 10%

02 Công ty trách nhiệm hữu hạn 65%

03 Công ty cổ phần 15%

04 Công ty liên doanh 5%

05 Công ty 100% vốn nước ngoài (FDI) 5%

Trong biểu đồ này, các doanh nghiệp trong nước chiếm đa số tại Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng các công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài (FDI) chỉ chiếm 10%. Tuy nhiên, đây là những công ty lớn, có sản lượng cao, phần lớn mang quốc tịch các nước châu Á lân cận như Malaysia, Đài Loan, và đặc biệt là Trung Quốc. Có tới 10% vẫn còn là các tổ sản xuất và doanh nghiệp tư nhân. Phần lớn (65%) là các công ty TNHH và 15% là công ty cổ phần. Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh rất mong và khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi theo dạng công ty cổ phần như một cách thu hút nguồn vốn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện mua bán, chuyển giao công nghệ mới phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khảo sát ngành hàng sản xuất của các doanh nghiệp

Biểu đồ 2.2. Ngành hàng của các doanh nghiệp nhựa được khảo sát

STT Ngành hàng Số lượng doanh nghiệp

01 Nhựa gia dụng 25

02 Bao bì nhựa 30

03 Sản xuất nguyên liệu nhựa 10

04 Chế biến cao su nhựa 03

05 Nhựa kỹ thuật cao 12

06 Giày dép nhựa 04

07 Vật liệu xây dựng nhựa 10

Trong biểu đồ 2.2 trên, ta thấy các doanh nghiệp tập trung nhiều trong

Một phần của tài liệu Liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa ( nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc hiệp hội nhựa thành phố hồ chí minh) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)