Lưu trữ thông tin khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa ( nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc hiệp hội nhựa thành phố hồ chí minh) (Trang 74)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3.2. Lưu trữ thông tin khoa học và công nghệ

a. Nguyên tắc lưu trữ thông tin KH&CN

Công tác lưu trữ thông tin tại Trung tâm Thông tin KH&CN – Viện Phương Nam được quan tâm và xây dựng theo một quy trình chặt chẽ. Các thông tin được lưu trữ tại đây được bảo vệ và đảm bảo độ tin cậy và tính liên kết với các doanh nghiệp.

Các chuyên gia của Trung tâm thông tin KH&CN xây dựng các tiêu chí công nghệ để các kỹ thuật hiện đại được áp dụng trong việc luu trữ, bảo mật cơ sở dữ liệu thông tin KH&CN tại Trung tâm.

STT Tiêu chí cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn để lựa chọn

01 Độ ổn định Cơ sở dữ ổn định, có khả năng mở rộng để lưu trữ thêm thông tin trong tương lai

02 An toàn dữ liệu Được thiết kế cho nhiều cá nhân truy cập nên dữ liệu phải đảm bảo về tính an toàn

03 Dữ liệu độc lập Dữ liệu phải có tính độc lập tương đối với các phần mềm để đảm bảo tính tích hợp, dễ nâng cấp.

04 Khả năng tích hợp Đảm bảo tích hợp được với máy chủ của các doanh nghiệp để có thể đồng bộ hóa dữ liệu tốt

05 Mã hóa Cơ sở dữ liệu được mã hóa bất đối xứng. Điều này khiến việc xử lý dữ liệu chậm nhưng an toàn trong bảo mật thông tin

c. Thực hiện lưu trữ thông tin KH&CN

Thông tin KH&CN được lưu trữ tại máy chủ của Trung tâm Thông tin KH&CN. Các thông tin được mã hóa và quản lý theo các nguyên tắc bảo mật của Trung tâm. Mọi thông tin truy xuất từ máy chủ của Trung tâm đều được theo dõi nhưng luôn đảm bảo đồng bộ hóa tốt với máy chủ của doanh nghiệp trong việc chia sẻ thông tin theo kênh quy định giữa các bên.

d. Đánh giá lưu trữ thông tin KH&CN

Để đánh giá việc lưu trữ thông tin KH&CN, tác giả Luận văn đã phỏng vấn sâu 2 cán bộ của Viện KH&CN Phương Nam. Kết quả như sau:

Câu hỏi: Thưa Anh, Xin Anh cho biết đánh giá của Anh về công tác lưu trữ vào bảo mật thông tin KH&CN của Trung tâm thông tin KH&CN – Viện KH&CN Phương Nam. Công tác này có cần bổ sung gì cho việc hoàn thiện không?

Trả lời: Chúng tôi đã dành nhiều thời gian cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho liên kết thông tin KH&CN với các doanh nghiệp của Hiệp hội. Cơ sở dữ liệu tại Trung tâm được lưu trữ với độ bảo mật cao, chuyên gia giám sát chặt việc truy xuất thông tin, liên hệ thương xuyên với quản trị thông tin của doanh nghiệp. Nói chung không có vấn đề gì về tính an ninh của thông tin. Tuy vậy, hi vọng khi công việc nhiều hơn, chúng tôi có thể tuyển thêm nhân viên và nâng cấp phần mềm để quản lý tốt hơn thông tin KH&CN của Trung tâm.

(Nam, 32 tuổi, đại diện Trung tâm Thông tin KH&CN – Viện KH&CN Phương Nam) 3.3.3. Kiểm nghiệm nguồn thông tin khoa học và công nghệ

a. Nguyên tắc kiểm nghiệm thông tin KH&CN

Thông tin KH&CN luôn phải được kiểm nghiệm để xác định tính khoa học, độ sạch của thông tin và độ tin cậy của nguồn thông tin.

b. Phương thức kiểm nghiệm thông tin KH&CN

Thông tin được tiếp nhận sẽ được doanh nghiệp đánh giá và kiểm nghiệm trước. Sau khi được liên kết với Viện KH&CN Phương Nam, thông tin sẽ được tiến hành kiểm nghiệm theo quy trình. Các nhà khoa học của Viện sẽ kiểm nghiệm để đảm bảo thông tin KH&CN là thông tin hợp chuẩn, mới, hữu ích cho hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.

Thông tin KH&CN được đồng bộ hóa với cơ sở dữ liệu của Trung tâm KH&CN – Viện KH&CN Phương Nam. Tổ chuyên trách có trách nhiệm đối chiếu với các thông tin đã có sẵn để xác định tính mới, sử dụng thông tin có từ các nguồn liên quan hoặc đã được Viện xác thực để so sánh; sau đó thông tin sẽ được đánh giá trên cơ sở mức độ phù hợp với các tiêu chí của doanh nghiệp.

d. Đánh giá kiểm nghiệm thông tin KH&CN

Để khảo sát công tác đánh giá kiểm nghiệm thông tin KH&CN, tác giả Luận văn đã phỏng vấn 2 cán bộ của Viện KH&CN Phương Nam. Kết quả như sau:

Câu hỏi: Thưa Anh, Anh cho biết ý kiến về công tác đánh giá kiểm nghiệm thông tin KH&CN tại Viện Phương Nam. Điều này có giúp gì cho doanh nghiệp trong việc áp dụng thông tin KH&CN vào hoạt động sản xuất kinh doanh của họ?

Trả lời: Vâng, công tác đánh giá kiểm nghiệm thông tin KH&CN giúp đỡ rất nhiều cho doanh nghiệp tring việc ra quyết định áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá kiểm nghiệm thông tin KH&CN từ đầu nguồn giúp doanh nghiệp có những dữ liệu cụ thể và mang tính chuyên môn cao về thông tin đó. Từ đó, doanh nghiệp cùng các nhà khoa học có thể dự đoán trước mức độ thành công khi áp dụng (thông tin KH&CN) vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình để đi đến quyết định sử dụng thông tin này hay không. Việc này sẽ tránh được thiệt hại không đáng có cho doanh nghiệp trong trường hợp áp dụng thông tin vội vàng, thiếu kiểm nghiệm như đã từng xảy ra nhiều trước đây, giúp tiết kiệm vốn, thời gian và nhân lực cho doanh nghiệp.

(Nam, 26 tuổi, đại diện Trung tâm thông tin KH&CN – Viện KH&CN Phương Nam) 3.3.4. Xử lý thông tin khoa học và công nghệ

a. Nguyên tắc xử lý thông tin KH&CN

Thông tin KH&CN được tiếp nhận và kiểm nghiệm vẫn phải qua công đoạn xử lý. Thông tin chung chưa thể phát huy tác dụng nếu chưa được xử lý một cách khoa học theo những nguyên tắc đã được thử nghiệm và được chứng minh về hiệu quả và độ tin cậy.

b. Phương thức xử lý thông tin KH&CN

Đây là quá trình hợp tác chặt chẽ giữa bộ phận chuyên trách của Viện KH&CN Phương Nam với bộ phận R&D của doanh nghiệp. Mọi thông tin được chia sẻ để thông tin được xử lý sao cho phù hợp tới mức tối đa đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

c. Thực hiện xử lý thông tin KH&CN

Thông tin được trao đổi trong môi trường đóng để bảo đảm bảo mật, hiệu quả cho doanh nghiệp. Các nhà khoa học của bộ phận chuyên trách sẽ kết hợp với các nguồn tin cậy khác để xử lý thông tin KH&CN, đảm bảo phù hợp với doanh nghiệp trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những trường hợp được ghi nhận. Mọi chi tiết của việc xử lý đều được ghi nhận trong nhật ký khoa học và theo dõi chặt để tránh tối đa các sai sót.

d. Đánh giá xử lý thông tin KH&CN

Để đánh giá việc xử lý thông tin KH&CN, tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu 2 doanh nghiệp. Kết quả như sau:

Câu hỏi: Thưa Anh, Anh đánh giá thế nào về công tác xử lý thông tin KH&CN của Viện Phương Nam để liên kết với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do Anh quản lý?

Trả lời: Cho tới nay tôi thấy công tác này được thực hiện tốt. Các thông tin đã được xử lý sẽ mang lại sự tự tin cho doanh nghiệp chúng tôi trước khi quyết

định áp dụng cho sản xuất kinh doanh của mình. Tôi nghĩ rằng với tính phức tạp ngày càng tăng của thị trường, công tác này đang tỏ rõ hiệu quả của nó.

(Nữ, 45 tuổi, đại diện doanh nghiệp thuộc Chi hội nhựa gia dụng) 3.3.5. Sử dụng thông tin khoa học và công nghệ

a. Nguyên tắc sử dụng thông tin KH&CN

Thông tin sau khi được xử lý sẽ được đưa vào sử dụng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin KH&CN mới, hữu ích, được xử lý đúng quy trình sẽ mang lại hiệu quả cao khi được sử dụng

b. Phương thức sử dụng thông tin KH&CN

Thông tin KH&CN được Viện KH&CN Phương Nam phối hợp với bộ phận R&D và các phòng ban liên quan của doanh nghiệp xử lý xong sẽ được sẵn sàng đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng này được tiến hành theo quy trình chuẩn tại doanh nghiệp, dưới sự giám sát của ban chuyên trách Viện Phương Nam, bộ phận R&D của doanh nghiệp. Mọi công đoạn sử dụng cũng như những thông tin phản hồi sẽ được thông báo kịp thời để phục vụ cho việc điều chỉnh phù hợp sau này (3.3.6)

c. Thực hiện sử dụng thông tin KH&CN

Thông tin được chuyển từ Viện tới phòng R&D của doanh nghiệp, đồng bộ hóa và trình lãnh đạo doanh nghiệp. Sau khi được lãnh đạo doanh nghiệp duyêt và ra quyết định sử dụng. Phòng R&D của doanh nghiệp phối hợp với bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp tiến hành đưa vào quy trình sản xuất kinh doanh dưới sự đồng giám sát của ban chuyên trách Viện Phương Nam. Những thông tin ban đầu sẽ được đánh giá và thông báo kịp thời.

d. Đánh giá sử dụng thông tin KH&CN

Để khảo sát việc sử dụng thông tin KH&CN tại doanh nghiệp, tác giả Luận văn đã phỏng vấn sâu 2 doanh nghiệp. Kết quả như sau:

Câu hỏi: Thưa Ông, Ông đánh giá thế nào về việc sử dụng thông tin KH&CN tại doanh nghiệp của Ông theo quy trình đã quy định giữa Viện Phương Nam và doanh nghiệp.

Trả lời: Việc sử dụng thông tin KH&CN theo quy trình trên là khá đảm bảo cho thành công. Tôi chưa có thắc mắc gì hơn vì thấy quy trình này nếu được thực hiện nghiêm chỉnh, đảm bảo tính khoa học khi áp dụng sẽ giúp cho doanh nghiệp ngành nhựa mình tránh được các rủi ro đáng kể. Tôi hy vọng công ty chúng tôi sẽ thành công khi áp dụng quy trình này vào hoạt động sản xuất của công ty.

(Nam, 55 tuổi, đại diện doanh nghiệp thuộc Chi hội nhựa bao bì) 3.3.6. Kiểm tra phản hồi thông tin khoa học và công nghệ

a. Nguyên tắc phản hồi thông tin KH&CN

Phản hồi thông tin là một phần quan trọng trong cơ chế liên kết thông tin KH&CN. Khi doanh nghiệp ra quyết định sử dụng và áp dụng thông tin KH&CN cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần đảm bảo thông tin sẽ phù hợp ở mức tối đa với nhu cầu, loại hình, tầm cỡ, chiến lược và chính sách của doanh nghiệp. Có như vậy thông tin KH&CN mới phát huy được hết tác dụng của mình trong việc thay đổi về chất doanh nghiệp sử dụng thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

b. Phương thức phản hồi thông tin KH&CN

Thông tin được đưa vào sử dụng trong thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được theo dõi bởi các bộ phận liên quan và các bộ phận này báo cáo liên tục cho bộ phận R&D và lãnh đạo doanh nghiệp theo lịch về hiệu quả và bất cập của nó. Chi tiết của các báo cáo được chuyển cho bộ phận chuyên trách của Viện Phương Nam kịp thời để các bộ phận cùng nghiên cứu, đưa ra giải pháp sửa đổi cho phù hợp với doanh nghiệp.

c. Thực hiện phản hồi thông tin KH&CN

Phản hồi thông tin KH&CN chuyển lại theo các kênh liên lạc giữa doanh nghiệp và Viện Phương Nam. Các dữ liệu phản hồi được phân tích kỹ, đối chiếu với các điều kiện thực tế của doanh nghiệp nhằm rút ra nguyên nhân của sự bất cập để sửa chữa, điều chỉnh kịp thời. Các điều chỉnh được thông báo cho bộ phận R&D doanh nghiệp để báo cáo lãnh đạo doanh nghiệp điều động các phòng ban liên quan thực hiện. Chu trình phản hồi thông tin KH&CN diễn ra liên tục, đồng bộ giữa các đơn vị để đảm bảo tính hiệu quả cao nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

d. Đánh giá phản hồi thông tin KH&CN

Để khảo sát việc thực hiện phản hồi thông tin KH&CN, tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu 2 doanh nghiệp. Kết quả như sau:

Câu hỏi: Thưa Ông, Ông đánh giá thế nào về việc phản hồi thông tin KH&CN giữa doanh nghiệp do Ông lãnh đạo và Viện Phương Nam trong quá trình áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trả lời: Tôi tán thành mô hình phản hồi thông tin này. Nó đảm bảo cho việc áp dụng thông tin KH&CN cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mang tính liên tục và được điều chỉnh kịp thời ngay sau khi có sự bất hợp lý. Công ty chúng tôi được hưởng lợi từ việc này nhiều. Sản phẩm của chúng tôi sẽ luôn được đảm bảo đạt sản lượng và chất lượng cao theo yêu cầu của thị trường và ban giám đốc cũng như các phòng ban liên quan luôn có thông tin cập nhật nhất để xử lý, điều chỉnh cho phù hợp với sản xuất của công ty.

(Nam, 55 tuổi, giám đốc doanh nghiệp thuộc Chi hội nhựa xây dựng)

3.4. Đánh giá tác động của mô hình liên kết thông tin khoa học và công nghệ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

3.4.1. Đánh giá chung

Mô hình liên kết thông tin KH&CN mà Luận văn đề xuất là một mô hình kết hợp được tối đa các mặt mạnh của các nhà khoa học và nhà sản xuất đồng thời giảm đi được các mặt còn yếu kém. Các thông tin KH&CN đến với doanh nghiệp được phối hợp với Viện KH&CN Phương Nam thu nhận, kiểm nghiệm, xử lý tốt để đạt hiệu quả cao khi doanh nghiệp áp dụng vào sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sử dụng, các thông tin phản hồi về cũng được nghiên cứu và xử lý để điều chỉnh kịp thời cho chất lượng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp đạt chất lượng tốt nhất khi tham gia thị trường.

Khi tham gia hội đoàn, các doanh nghiệp thường tin tưởng doanh nghiệp mình sẽ được hỗ trợ nhiều mặt trong mối liên kết với lãnh đạo Hiệp hội và các hội viên cùng ngành nghề khác. Mỗi doanh nghiệp bí mật kinh doanh của riêng mình, nhưng nếu biết chia sẻ, liên kết đúng cách và có mục đích thì không chỉ doanh nghiệp mà các doanh nghiệp cùng ngành nghề cũng sẽ có cơ hội phát triển mạnh hơn, bền vững hơn. Thông tin KH&CN khi được liên kết tốt sẽ tăng năng lực cạnh tranh cho cả nhóm doanh nghiệp, nhân rộng sức mạnh của nhóm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trên những sân chơi lớn của khu vực và thế giới. Đó là tính đoàn kết của doanh nghiệp, điều mà những quốc gia như Nhật, Hàn Quốc đã áp dụng và thành công trên thế giới.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, doanh nghiệp khi tham gia thương trường phải trang bị cho mình các tiến bộ KH&CN mới nhất, cập nhật nhất. “Đứng yên là thụt lùi” luôn là nguyên tắc nằm lòng của các doanh nghiệp, trong đó có các hội viên Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình liên kết thông tin KH&CN mà Luận văn đề xuất có thể áp dụng không chỉ riêng trong ngành nhựa mà có thể áp dụng trong các ngành công nghiệp khác của Việt Nam. Liên kết thông tin KH&CN sẽ tạo sức mạnh cho các

doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thế giới.

Với những thành tựu đáng khích lệ trong thời gian qua, các doanh nghiệp nhựa thành phố Hồ Chí Minh đã có những kinh nghiệm trong việc chia sẻ và liên kết thông tin KH&CN với các doanh nghiệp cùng Hiệp hội, cùng ngành nghề với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của bản than cũng như của cả tập thể ngành. Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có những nỗ lực trong hoạt động liên kết các hội viên của mình nhằm mục đích chia sẻ thông tin KH&CN. Đó có thể coi như những nỗ lực giáo dục và chuẩn hóa tư duy và quan điểm của các doanh nghiệp thành viên về mối liên quan giữa liên kết thông tin KH&CN với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của ngành nhựa trong thời kỳ mới. Điều hiển nhiên mà các doanh nghiệp hiểu ra rằng năng lực cạnh tranh của mỗi cá thể được cộng thêm

Một phần của tài liệu Liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa ( nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc hiệp hội nhựa thành phố hồ chí minh) (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)