Nhu cầu thông tin KH&CN của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa ( nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc hiệp hội nhựa thành phố hồ chí minh) (Trang 49)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3.1.Nhu cầu thông tin KH&CN của các doanh nghiệp

Khảo sát về nhu cầu thông tin KH&CN của các doanh nghiệp

Đa số các doanh nghiệp đều nhất trí về việc cần có thông tin KH&CN đầy đủ, kịp thời để hỗ trợ thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

2.3.2. Tình hình đầu tư cho bộ phận R&D của các doanh nghiệp Biểu đồ 2.6: Tình hình các doanh nghiệp

thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh đầu tư cho bộ phận R&D

35%

65%

DOANH NGHIỆP NHỰA ĐẦU TƯ CHO BỘ PHẬN R&D

DN đầu tư R&D DN không đầu tư R&D

Qua biểu đồ 2.6, ta thấy các doanh nghiệp chưa đánh giá cao giá trị và sự thiết thực của hoạt động R&D trong doanh nghiệp mình. Chỉ 35% doanh nghiệp đầu tư cho R&D là chưa cao so với những mục tiêu về phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. 65% còn lại chưa đầu tư cho bộ phận R&D, thậm chí nhiều doanh nghiệp nhỏ còn chưa có khái niệm gì về R&D.

Dựa trên thực trạng này, ta có thể đánh giá phần lớn các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh chưa chú trọng và làm tốt công tác phát triển bộ phận R&D. Xét về khía cạnh quản lý KH&CN, chỉ có một bộ phận được tổ chức khoa học và có chuyên môn như bộ phận R&D mới có thể làm tốt công tác thu thập và lưu trữ thông tin KH&CN trước khi tiến hành kiểm nghiệm những thông tin KH&CN đầu vào này. Các doanh nghiệp nhỏ có thể gặp nhiều khó khăn ( nhất là về nguồn vốn, nhân lực) nên chưa xác lập và tiến hành được việc tổ chức bộ phận R&D một cách bài bản và chuyên nghiệp. Thường thì công việc này được giao cho phòng kế hoạch và thậm chí bộ phận sản xuất phải gánh vác trách nhiệm này.

Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh cần có những biện pháp cụ thể để hướng dẫn các doanh nghiệp chú trọng hơn vào bộ phận R&D tại doanh nghiệp mình.

Để khảo sát về tình hình đầu tư vào bộ phận R&D của các doanh nghiệp thuộc Hiệp Hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu 02 lãnh đạo doanh nghiệp và đã thu được kết quả như sau:

Câu hỏi: thưa Ông, là một doanh nghiệp lớn có trên 500 lao động, doanh nghiệp do Ông quản lý có đầu tư xây dựng bộ phận R&D không? Quy mô đầu tư? Có bao nhiêu nhân lực tham gia bộ phận R&D của doanh nghiệp

Trả lời: Doanh nghiệp do tôi quản lý đánh giá cao tầm quan trọng của bộ phận R&D nên rất chú trọng đầu tư

cho phòng R&D. Trong các công việc liên quan đến KH&CN, phòng R&D thực hiện tốt vai trò của mình, là cánh tay đắc lực của ban giám đốc trong việc áp dụng KH&CN tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Hiện tại phòng R&D của doanh nghiệp tôi có 20 người.

(Bình, 51 tuổi, nhà quản lý doanh nghiệp thuộc Chi hội nhựa gia dụng)

Như vậy, có thể nhận định các doanh nghiệp lớn rất coi trọng bộ phận R&D và chú trọng đầu tư cho bộ phận này. Các doanh nghiệp nhỏ ít có điều kiện đầu tư cho R&D hơn. Những doanh nghiệp nhỏ hay tổ sản xuất tư nhân thậm chí không có khái niệm về R&D.

Một phần của tài liệu Liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa ( nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc hiệp hội nhựa thành phố hồ chí minh) (Trang 49)