9. Kết cấu của Luận văn
3.4.3. Đánh giá tác động âm tính đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
nghiệp
Cơ sở lý thuyết để đánh giá tác động âm tính là quan điểm của Vũ Cao
Đàm được nêu trong tác phẩm Khoa học chính sách và tác phẩm Kỹ năng phân tích chính sách, trong đó đã nêu: “Tác động âm tính của một chính sách là những tác động dẫn đến những kết quả không phù hợp với mục tiêu của chính sách”. [3; 121].
Cơ sở thực tiễn để đánh giá tác động âm tính dựa trên việc phân tích mô hình liên kết thông tin KH&CN giữa các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn hoạt động và bộc lộ những bất cập mà khi xây dựng mô hình liên kết không thể dự đoán được.
Chia sẻ thông tin KH&CN là một phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh. Khi được xác định là một chính sách quan trọng của Hiệp hội trong công tác hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên và được thực thi, có thể dự đoán trước các tác động âm tính của việc chia sẻ thông tin KH&CN:
Dù việc chia sẻ thông tin được thực hiện bảo mật nghiêm ngặt theo một quy trình chặt chẽ và thống nhất giữa các doanh nghiệp và Viện KH&CN Phương Nam nhưng vẫn các thông tin KH&CN được liên kết, chia sẻ vẫn có thể bị rò rỉ. Điều này có thể xảy ra do:
a. Sự xâm nhập hệ thống lưu trữ, bảo mật thông tin của Viện KH&CN Phương Nam của các chuyên gia xâm nhập máy tính ( còn gọi là hacker mũ đen) từ bên ngoài. Dù thông tin lưu trữ được bảo mật bằng mã hóa cấp độ cao nhưng không thể coi thường trình độ hacker hiện nay. Họ có thể xâm nhập những hệ thống lưu trữ thông tin được bảo mật ở cấp độ cao nhất thế giới như: hệ thống máy tính của Lầu Năm góc (Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ), hệ thống máy tính của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), hệ thống máy chủ
Proserve (Hà Lan)… Do vậy, nếu một cá nhân hay tổ chức có ý định thâm nhập hệ thống máy tính của Viện KH&CN Phương Nam với ý đồ đánh cắp thông tin KH&CN thì các chuyên gia máy tính của Viện không thể đảm bảo sẽ bảo vệ được 100% bí mật của thông tin trước sự tấn công này.
b. Với hệ thống lưu trữ thông tin được bảo mật cao theo quy trình chặt chẽ của Viện KH&CN Phương Nam mà thông tin KH&CN cũng có thể bị đánh cắp thì hệ thống của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, chưa đủ điều kiện đầu tư đầy đủ cho an ninh thông tin KH&CN lưu trữ tại doanh nghiệp của mình thì khả năng đó lại càng cao.
c. Các thông tin KH&CN trong quá trình trao đổi từ xa cũng có thể bị rò rỉ từ các phương tiện trao đổi thông tin trung gian như e-mail, usb, Bluetooth, CD-R v.v… do sự bất cẩn từ các chủ thể trao đổi thông tin (Viện KH&CN Phương Nam, các chi hội ngành nghề, doanh nghiệp hội viên, các nhân viên...).
Điều này có thể làm một số doanh nghiệp lo ngại nhưng nhìn chung sẽ không phải là cản trở lớn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện cơ chế để thực hiện liên kết thông tin KH&CN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh.
Kết luận Chương 3
Trong chương 3, tác giả Luận văn đã trình bày chi tiết về cơ chế thực hiện liên kết thông tin KH&CN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ chế liên kết thông tin KH&CN đã trình bày sẽ đóng góp tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội. Hoạt động liên kết thông tin KH&CN giữa Viện KH&CN Phương Nam, Trung tâm thông tin KH&CN thuộc Viện, các doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh sẽ cải thiện chất lượng sản phẩm, năng suất của các doanh nghiệp, nâng cao được năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, ngành nhựa Việt Nam nói chung.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ngành nhựa Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi nhận trên thị trường và ghi dấu ấn trong ngành công nghiệp nhựa thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì ngành nhựa Việt Nam cũng còn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập: nguồn vốn chưa dồi dào, kinh nghiệm tích lũy chưa nhiều,máy móc thiết bị còn lạc hậu so với các nước khác… đặc biệt là thiếu thông tin KH&CN. Với các doanh nghiệp trong hệ thống Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh, việc xây dựng cơ chế liên kết thông tin KH&CN của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội là điều cần thiết. Ban chấp hành Hiệp hội đã có những bước đi ban đầu để hình thành cơ chế liên kết thông tin KH&CN. Nhưng tác dụng của liên kết thông tin hiện hữu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của hội viên Hiệp hội, chưa phù hợp với thị trường và đỏi hỏi phải đổi mới để thông tin KH&CN liên kết chặt chẽ với nhau hơn, các thông tin KH&CN mới nhất được cập nhật, lưu trữ, kiểm nghiệm một cách khoa học và tuân thủ đúng quy trình.
Một số doanh nghiệp tiêu biểu, cùng với thành công trong việc áp dụng KH&CN vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đã xuất khẩu sản phẩm tới các thị trường nước ngoài. Tuy đã có những bước tiến khá mạnh mẽ nhưng ngành nhựa Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu và còn lạc hậu so với thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp ngành công nghiệp nhựa Việt Nam là phải rút ngắn khoảng cách về KH&CN với các ngành công nghiệp nhựa nước ngoài. Mỗi doanh nghiệp phải luôn đặt trọng tâm nhiệm vụ của mình vào việc dùng vũ khí KH&CN để có thể không những chỉ tồn tại mà còn phát triển trên thị trường. Để hoàn thành nhiệm vụ này, doanh nghiệp nhựa – trong đó có các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh phải liên kết thông tin và sử dụng các tiến bộ KH&CN như một trong những biện pháp chủ yếu để nâng cao sức mạnh của mình cũng như của toàn
bộ ngành công nghiệp nhựa Việt Nam.
Việc làm này không chỉ cần thiết cho ngành nhựa mà đó cũng là điều kiện sống còn của các ngành công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Theo đó, đầu tư phát triển ngành nhựa đi vào công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng tạo ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Trong xu thế đó, việc liên kết thông tin KH&CN theo cơ chế đề xuất ở trên đóng vai trò quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp nhựa Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp (thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh) nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học. NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005.
2. Vũ Cao Đàm (2011), Một số vấn đề quản lý KH&CN ở nước ta, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2011
3. Vũ Cao Đàm (2011), Khoa học chính sách, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2011
4. Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh (2010, 2011, 2012, 2013), Tổng kết hoạt động kinh doanh
5. Nguyễn Võ Hưng - chủ biên (2003), Công nghệ và Phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
6. Vũ Trọng Lâm, Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, 2006
7. TS Nguyễn Hữu Thắng ( Chủ nhiệm đề tài ):Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Viện Quản lý Kinh tế, NXB Chính trị Hồ Chí Minh,
Hà Nội, 2006
8. Nguyễn Vũ Hưng (chủ biên ), Công nghệ và Phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2003
9. Đề tài cấp bộ Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức hoạt động KH&CN trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực công nghiệp chủ lực tại các tỉnh phía Nam, bản thuyết minh, phát hành tháng 11 năm
2010
10.Vũ Tấn Khiêm: Giáo trình Quản lý công nghệ, TP. Hồ Chí Minh, tháng
12/2013
11.Viện Nghiên cứu chiến lược công nghiệp Bộ Công thương, Đề tài Quy hoạch và phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 , 2011.
12.Baranson, J. and Harrington, A. (1977): Western Technology in the Political Economy of Eastern Europe. World Economy, 1: 81–92
13.Michael E, Porter, Competitive advantage, The Free Press, New York,
1990
14.Klaus Schwab, Xavier Sala-i-Martín, The Global Competitiveness Report 2014 - 2015, World Economic Forum, 2014
15.Pierre Auger (1960), Tendances actuelles de la recherche scientifique,
UNESCO, Paris, tr.17-19.
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC HIỆP HỘI NHỰA THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
Kính gửi: Quý vị doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa TP.HCM
Chúng tôi đang tiến hành đề tài nghiên cứu Liên kết thông tin KH&CN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh.
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, chúng tôi trân trọng gửi tới quý vị phiếu khảo sát: “Hiện trạng các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh”. Câu trả lời các câu hỏi dưới đây của Quý Doanh nghiệp là rất cần thiết giúp chúng tôi thu thập những thông tin chính xác nhất để hình thành đề xuất xây mô hình liên kết thông tin KH&CN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh. Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của Quý vị!
Xin vui lòng cho biết:
Họ và tên: Chức vụ: Điện thoại:
Đơn vị công tác: Địa chỉ đơn vị:
1. Loại hình kinh doanh:
□ Cá thể/ Doanh nghiệp tư nhân □ Công ty TNHH
□ Công ty cổ phần □ Công ty liên doanh
□ Công ty 100% vốn nước ngoài ( FDI )
2. Ngành hàng:
□ Nhựa gia dụng □ Bao bì nhựa
□ Ngành sản xuất giày dép nhựa xuất khẩu □ Ngành bao bì Nhựa □ Ngành chế biến Cao su - Nhựa
□ Chế tạo máy - khuôn mẫu nhựa
3. Quy mô nhân sự:
□ <10 □10 – 50 □51 – 100 □101 – 500 □>500
4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
- Trong nước: □ Miền Nam □ Miền Trung □ Miền Bắc - Xuất khẩu: □ Châu Á □ Châu Âu □ Châu Mỹ
□ Châu Phi
5. Quy mô nhân sự:
□ <10 □10 – 50 □51 – 100n □101 – 500 □>500
6. Nhu cầu về thông tin KH&CN
□ Quan tâm □ Không quan tâm □ Không ý kiến
7. Tình hình đầu tư cho bộ phận R&D □ Có đầu tư □ Không đầu tư
8. Sự sẵn sàng liên kết thông tin KH&CN của doanh nghiệp □ Sẵn sàng □ Không sẵn sàng
9. Ý kiến khác
Vai trò của Viện KH&CN Phương Nam trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thu thập, lưu trữ, kiểm nghiệm thông tin KH&CN
...
...
...
...
Đề xuất ý kiến của quý vị về đổi mới liên kết thông tin KH&CN nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội ...
...
...
...