Quy mô nhân lực của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa ( nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc hiệp hội nhựa thành phố hồ chí minh) (Trang 44)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.4. Quy mô nhân lực của các doanh nghiệp

Khảo sát quy mô nhân lực của các doanh nghiệp

Biểu đồ 2.3: Quy mô nhân lực của các doanh nghiệp được khảo sát tại Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh

STT Số lượng nhân sự Số lượng doanh nghiệp Tỉ lệ 01 <10 2 2% 02 10 – 50 26 20% 03 51 – 100 30 28% 04 101 – 500 34 32% 05 >500 18 18% Tổng cộng 100 100%

Các doanh nghiệp nhỏ (<10 người ) ở đây thường là các công ty kinh doanh, môi giới hoặc đại lý cho các hãng nước ngoài tại thị trường Việt Nam nên nhu cầu về số lượng công nhân viên không nhiều.

Các doanh nghiệp tại mục 2 (10 - 50 nhân lực), mục 3 (101 - 500 nhân lực) và mục 4 (101 – 500 nhân lực) vẫn còn chưa có những đột phá đáng kể trong việc đầu tư nâng cấp công nghệ và máy móc trang thiết bị hiện đại. Sản phẩm của họ tuy đa dạng, phong phú nhưng gần như mới chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa, chưa đủ tầm vươn ra khỏi Việt Nam với tư cách là một thương hiệu mạnh với sản phẩm đạt chuẩn quốc tế. Có những nguyên nhân do việc thiếu vốn, cũng có nguyên nhân do khó khăn chung của thị trường.

Các công ty lớn ( >500 người ) là các công ty có tiềm năng trong lĩnh vực hoạt động của mình, có bề dày kinh nghiệm và sở hữu những thương hiệu thực sự mạnh. Các công ty này có chiến lược phát triển hết sức rõ ràng và có tham vọng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường . Họ đã mạnh dạn đầu tư công nghệ mới, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và cả công nghệ quản lý quy trình sản xuất để có thể đưa ra những mặt hàng nhựa cao cấp với số lượng lớn, đáp ứng tốt những yêu cầu kỹ thuật cao của khách hàng trong nước và quốc tế. Một số công ty có quan hệ gắn bó với các tổ chức KH&CN Việt Nam và nước ngoài. Có thể kể tên những công ty như Rạng Đông, Bình Minh, Long Thành, Đạt Hòa, Đại Đồng Tiến, Duy Tân, Minh Hùng, Tân Đại Hưng… Một số trong các công ty này ra đời từ trước năm 1975, một số bắt đầu phát triển từ thời kỳ “đổi mới” cuối những năm 80 của thế kỷ 20. Sự nhanh nhạy với thị

trường đã giúp họ phát triển nhanh, qua đó tích lũy kinh nghiệm và vốn để tái đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Năng lực cạnh tranh của các công ty này tăng lên đáng kể từ năm 2005, thể hiện ở sự đổi mới đáng kể về mẫu mã, chất lượng sản phẩm nhựa và thị phần họ chiếm giữ trên thị trường. Những công ty như Bình Minh (ngành vật liệu xây dựng nhựa), Tân Đại Hưng ( ngành bao bì nhựa, nguyên liệu nhựa ) đã sớm tham gia thị trường chứng khoán, huy động được nguồn vốn dồi dào qua kênh này để phục vụ cho mục đích kinh doanh và phát triển, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình một cách bền vững. Việc phát triển những mặt hàng mới, thị trường mới đòi hỏi các công ty lớn phải mở rộng nhà xưởng, tăng cường tuyển dụng nhân lựcmới. Phần lớn các công ty này đã tham gia làm công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam hoặc các đối tác trong và ngoài khu vực châu Á. Ví dụ: Công ty Duy Tân, Long Thành cung cấp bao bì đa lớp cao cấp cho ngành mỹ phẩm, dược phẩm; công ty Tân Đại Hưng cung cấp bao bì cho nông nghiệp; công ty Long Thành, Đại Đồng Tiến cung cấp két bia, nước ngọt cho Heineken, Coca Cola, Pepsi Cola…; công ty Bình Minh, Đạt Hòa cung cấp ống nước uPVC, PE cho các công trình tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, một số nước châu Âu… Một số công ty như Duy Tân, Đại Đồng Tiến đã có tiếp xúc với các nhà đầu tư lớn như Samsung, LG, Hitachi, Sharp… về việc gia công các mặt hàng nhựa kỹ thuật cao phục vụ cho các nhà máy sản xuất hàng điện tử của các công ty này ở Việt Nam, tuy nhiên kết quả vẫn chưa rõ. Các công ty này cần có số lượng cán bộ, nhân viên đông như vậy để đảm bảo năng lực sản xuất của mình luôn ổn định, đáp ứng tốt các đơn hàng lớn, số lượng sản phẩm lớn.

Để khảo sát nhu cầu thông tin KH&CN về loại hình kinh doanh và ngành hàng của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu 02 lãnh đạo doanh nghiệp và đã thu được kết quả như sau:

Câu hỏi: thưa Ông, doanh nghiệp do Ông quản lý cần những thông tin KH&CN loại gì về loại hình kinh doanh

và ngành hàng của các doanh nghiệp bạn trong cùng lĩnh vực kinh doanh? Đồng thời cũng xin Ông cho biết, Ông có sẵn sàng chia sẻ những thông tin tương tự cho các doanh nghiệp bạn không?

Trả lời: như Anh đã biết, doanh nghiệp do tôi quản lý không thể tồn tại độc lập trong nền kinh tế thị trường, chúng tôi rất cần các thông tin KH&CN về loại hình kinh doanh và ngành hàng của các doanh nghiệp bạn trong cùng lĩnh vực kinh doanh, để xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình, liên kết với doanh nghiệp bạn có sản phẩm đầu ra là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp do tôi quản lý và ngược lại đối với loại sản phẩm chưa thể cung cấp trực tiếp ra thị trường.

Về câu hỏi thứ hai của Anh, tôi cho rằng mình phải có nghĩa vụ chia sẻ những thông tin tương tự cho các doanh nghiệp bạn, bởi vì khi chia sẻ thông tin thì chính doanh nghiệp của chúng tôi cũng được hưởng lợi.

(Nam, 51 tuổi, nhà quản lý doanh nghiệp thuộc Chi hội bao bì)

Như vậy, có thể nhận định nhu cầu của doanh nghiệp về chia sẻ thông tin KH&CN nhằm mục đích lợi nhuận là có thật.

Một phần của tài liệu Liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa ( nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc hiệp hội nhựa thành phố hồ chí minh) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)