Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa

Một phần của tài liệu Liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa ( nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc hiệp hội nhựa thành phố hồ chí minh) (Trang 47)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa

Nhựa thành phố Hồ Chí Minh.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh được khảo sát phần lớn tập trung trong nước. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp năng động tiếp cận được với thị trường nước ngoài nên đã đẩy nhanh tỷ lệ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa trong các năm qua. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa được thể hiện qua biểu đồ 2.4 sau:

Biểu đồ 2.4: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nhựa thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh theo mẫu khảo sát

Qua biểu đồ 2.4, chúng ta nhận thấy:

- Thị trường trong nước với gần 90 triệu người tiêu dùng vẫn là thị trường chủ yếu của các doanh nghiệp nhựa thuộc Hiệp hội; chiếm tới 72% lượng hàng nhựa sản xuất được.

- Có 28% dành cho thị trường xuất khẩu là con số đáng khích lệ đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, con số 2,2 tỉ USD xuất khẩu năm 2013 cao nhưng có sự đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (FDI). Để đạt được doanh số xuất khẩu thực sự khả quan hơn cho ngành nhựa Việt Nam, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam còn cần phải cố gắng rất nhiều cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn từ địa phương tới trung ương trong thời gian sắp tới.

Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam hiện vẫn chủ yếu tập trung với thị trường nội địa có nguyên nhân từ việc chất lượng, mẫu mã hàng hóa còn chưa cao, chưa thuyết phục được người tiêu dùng nước ngoài. Cụ thể là, các sản phẩm nhựa “Made in Vietnam” dù được đón chào và có sức tiêu thụ ngày

càng tăng tại thị trường Việt Nam nhưng vẫn còn gặp khó khăn trong việc xuất khẩu ra nước ngoài do yêu cầu về các chỉ tiêu chất lượng, mẫu mã chưa đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu, nhất là các nước phát triển..

Một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư máy móc và công nghệ thì sản phẩm có thể bước chân vào thị trường quốc tế nhưng số lượng còn chưa nhiều như kỳ vọng.

Hiện nay, trước tình hình làn sóng đầu tư mới của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam sản xuất hàng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam. Nhà nước, các Bộ Công thương, Bộ KH&CN và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng những chính sách cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam làm công nghiệp hỗ trợ như một hoạt động xuất khẩu tại chỗ. Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp hội viên đã có những buổi họp quan trọng với các cơ quan này và hy vọng sẽ có những thay đổi lớn mang tính tích cực để hỗ trợ các doanh nghiệp ngành nhựa trong chủ trương chung xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong thời gian sắp tới. Điều đó có ý nghĩa bản lề trong sự phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam, trong đó có ngành công nghiệp nhựa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa ( nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc hiệp hội nhựa thành phố hồ chí minh) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)