Khái niệm năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa ( nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc hiệp hội nhựa thành phố hồ chí minh) (Trang 26)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh

Khái niệm năng lực cạnh tranh được đưa ra lần đầu tiên vào đầu những

năm 1980 tại Mỹ: “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng đảm bảo thu nhập lâu dài cho người lao động và chủ doanh nghiệp” (Theo

Adlington Report, 1985).

Bộ Thương mại Anh năm 1998 cũng đưa ra định nghĩa: “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu của khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”.

Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Theo kết quả tổng hợp các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các nhà kinh tế người Anh là Buckley, Pass và Prescott , cho tới năm 1988 vẫn có rất ít định nghĩa về năng lực cạnh tranh được chấp nhận. Chuyên gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh là Michael E.Porter nhận định rằng cho tới năm 1990, năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ và chưa có định nghĩa nào được chấp nhận một cách thống nhất. Năm 1996, Waheeduzzan và cộng sự cho rằng:”năng lực cạnh tranh vẫn là một trong những khái niệm được hiểu chưa đầy đủ”. Năm 2004, Henricsson và các cộng sự vẫn chỉ ra rằng khái niệm về năng lực cạnh tranh vẫn còn là điều tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, nhà báo và các học giả.

Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể đáng chú ý về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Cách quan niệm này có thể gặp trong các công trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM). Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận thương mại truyền thống đã nêu trên. Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu và vượt lên trước sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng

Chính sách năng lực của Mỹ đưa ra định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới”. CIEM cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh

như vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng.

- Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ( OECD ) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo Michael E. Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.

- Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. TS.Vũ Trọng Lâm15 cho rằng: “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”. Theo TS. Lê Đăng Doanh trong Hội thảo “Nâng cao

15

Vũ Trọng Lâm (2006): Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời hội nhập” (tổ chức ngày 24/9/2010 ) thì: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước”.

Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực kinh doanh. Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chưa được hiểu thống nhất.

Định nghĩa của tác giả Luận văn:

Theo quan điểm của Luận văn: Để duy trì vị thế, mở rộng thị trường, tăng trưởng lợi nhuận, mỗi doanh nghiệp phải biết nắm bắt những cơ hội, yếu tố có lợi cho doanh nghiệp mình, tạo ra sự ưu việt hơn so với các doanh nghiệp khác đang hoạt động cùng ngành nghề, trên cùng một địa bàn kinh doanh. Đạt được điểu này, doanh nghiệp sẽ có trong tay một nguồn nội lực quan trọng - đó là năng lực cạnh tranh.

1.3.2. Đặc điểm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Xem xét đặc điểm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:

- Quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hóa số lượng hàng hóa và tối ưu hóa về chất lượng, nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần; còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.

- Năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng ganh đua của các doanh nghiệp, không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả

năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và những phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế.

1.3.3. Vai trò của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi mà phải tìm mọi cách vươn lên để chiếm ưu thế và chiến thắng.Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại , tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao.

Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng, bản lĩnh của mình trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vững mạnh và phát triển hơn nếu chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường; ngược lại doanh nghiệp sẽ phải chịu những hậu quả tai hại do sự khốc liệt của thị trường mang lại.

Chính sự tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường.

Cạnh tranh là qui luật khách quan của kinh tế thị trường, mà kinh tế thị trường là kinh tế tư bản chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu và dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào thì các doanh nghiệp cũng phải vận hành theo qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp

nằm ngoài quy luật vận động đó thì tất yếu sẽ bị loại bỏ, không thể tồn tại.Vì vậy, chấp nhận cạnh tranh và tìm cách để nâng cao khả năng cạnh tranh, chính là doanh nghiệp đang tìm con đường sống cho mình.

1.3.4. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thế giới

Điểm qua về bức tranh toàn cảnh của kinh tế thế giới. Chúng ta có thể xác định chính xác chỗ đứng của Việt Nam trong bản đồ năng lực cạnh tranh của nền kinh tế toàn cầu. Có nhiều tổ chức có uy tín quan sát, đành giá chính xác năng lực cạnh tranh của các quốc gia trên toàn thế giới. Một trong những

tổ chức đó là Diễn đàn kinh tế thế giới ( WEF ).

WEF vừa công bố báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2014.

Theo đó Việt Nam xếp thứ 68 trên 144 quốc gia, so với vị trí 70 của năm ngoái, khi tổ chức này đánh giá 148 nước. So với xếp hạng 2013, 4 nước rời danh sách năm nay là Ecuador, Bosnia & Herzegovina, Liberia và Benin đều có thứ hạng thấp hơn Việt Nam, nên về bản chất, vị trí của năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện 2 bậc so với năm ngoái.

Biểu đồ 1.1: Vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu từ 2009 – 2010 tới 2014 - 2015

Chỉ tiêu 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 Xếp hạng

của Việt Nam 75/133 59/139 65/142 65/142 70/148 68/144 GDP

bình quân đầu người

1.040,4 1.060 1.174 1.374 1.528 1.902

Đơn vị: USD/người

Bên cạnh những tiến bộ, các chuyên gia vẫn cho rằng kết quả đạt được

còn khiêm tốn. "Sự nâng hạng này biểu hiện cho tính ổn định của nền kinh tế nhiều hơn là năng lực cạnh tranh tiến bộ", tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên

Trong bảng xếp hạng của WEF 6 năm qua, Việt Nam đều được chấm trong dải điểm trung bình từ 60 đến 75, tức ở nửa sau của chuỗi giá trị toàn cầu. Các chỉ số như mức độ tinh vi của hoạt động doanh nghiệp xếp thứ 106,

KH&CN xếp thứ 99, sự phát triển của thị trường tài chính ở vị trí 90, giáo

dục đào tạo ở thứ hạng 96 và đặc biệt là thể chế vẫn xếp thứ 92. "Nhiều chỉ số thành phần của Việt Nam vẫn tụt hậu so với các quốc gia khác", vị chuyên gia này cho biết.

Xin lưu ý ở đây: chỉ số về KH&CN của Việt Nam vẫn còn đứng ở vị trí quá thấp – thứ 90/144 theo Bảng đánh giá của WEF. Điều hiển nhiên chúng ta thấy là phải gia tăng mức độ đầu tư vào KH&CN bên cạnh việc cải thiện các chỉ số khác để nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia theo các tiêu chuẩn của WEF.

Biểu đồ 1.2: Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tại châu Á. Nguồn: WEF

Đặc biệt, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, khoảng cách giữa Việt Nam với các nước có trình độ phát triển cao hơn ngày càng rộng, và

chưa có sự bứt phá đáng kể trong thời gian qua” - bà Phạm Chi Lan nhận

định.

Cụ thể, xếp hạng của Việt Nam đang kém Singapore tới 66 bậc, thua Malaysia 48 bậc, kém Thái Lan 37 bậc và thậm chí vẫn còn thấp hơn Indonesia 34 bậc và Philippines 16 bậc. Năm ngoái, Việt Nam chỉ kém hai “đối thủ” này 32 bậc và 11 bậc.

Xét năng lực cạnh tranh của ngành nhựa Việt Nam, Luận văn lưu ý nên xem xét trong phạm vi Đông Nam Á. Bởi lẽ, với ngành nhựa Việt Nam, Đông Nam Á là phạm vi thích hợp để xem xét mức độ, năng lực cạnh tranh ngành nhựa nước ta với các nước trong khu vực này. Đông Nam Á là một khu vực phát triển mạnh của ngành nhựa thế giới. Cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc của châu Á, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam là những tên tuổi quen thuộc trong các báo cáo về ngành nhựa của các tổ chức nghiên cứu, thống kê có uy tín trên thế giới. Các doanh nghiệp Đông Nam Á phát triển rất mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực liên quan đến ngành nhựa, từ hóa dầu, hóa chất ngành nhựa đến sản xuất nguyên liệu, các sản phẩm nhựa từ gia dụng đến kỹ thuật cao.

Biểu đồ 1.3: Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với 6 nước trong khu vực Đông Nam Á thời gian qua. Nguồn: WEF

“Trong bối cảnh Việt Nam cố gắng vươn lên thì các quốc gia xung quanh cũng tranh đua rất nhiều. Lần này Việt Nam vẫn thua kém đa số các nước trong khu vực, cho thấy sự cải thiện chưa bằng họ. Thậm chí, mức chênh so với các đối thủ ngày càng lớn nên sự vươn lên thời gian qua không mang nhiều ý nghĩa” - bà nguyên phó chủ tịch Phòng thương mại Việt Nam

(VCCI) nhận xét.

“Nếu Việt Nam vẫn như hiện nay, trong khi các nước ASEAN-6 đã vượt qua rất xa về môi trường kinh doanh thì không thể chấp nhận”, một

chuyên gia bày tỏ trong một hội nghị gần đây về nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, khi một loạt các cam kết mới như Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước có thể được ký kết, nếu Việt Nam vẫn theo cung cách lạc hậu như thế này thì khó thể tham gia một cách thuận lợi.

Một phần của tài liệu Liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa ( nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc hiệp hội nhựa thành phố hồ chí minh) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)