Xuất đổi mới liên kết thông tin KH&CN của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa ( nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc hiệp hội nhựa thành phố hồ chí minh) (Trang 68)

9. Kết cấu của Luận văn

3.1.3. xuất đổi mới liên kết thông tin KH&CN của các doanh nghiệp

Thông tin KH&CN được đưa đến doanh nghiệp từ nhiều nguồn. Các nguồn có uy tín và đang góp phần hiệu quả trong việc cung cấp thông tin KH&CN cho Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh và các hội viên của mình:

Các tổ chức hỗ trợ phát triển của Liên hợp quốc như UNIDO, UNDP, vốn có quan hệ tốt và nhiều chương trình hoạt động chung với ngành nhựa Việt Nam trong suốt quá trình xây dựng và phát triển

Các cá nhân, tổ chức hoạt động KH&CN thông qua sự giới thiệu của đại sứ quán, lãnh sự quán các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan, Áo, Đức… hay các tổ chức có uy tín, có quan hệ tốt đẹp với Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh như Hiệp hội Nhựa các nước Trung Quốc, Anh, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Đài Loan…

Nhiều trung tâm thông tin KH&CN đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các hình thức Techmart trên mạng. Với bản chất thông tin, chợ ảo về công nghệ và thiết bị hỗ trợ các bên tham gia hoạt động giao dịch mua bán một cách thường xuyên, liên tục. Hiện nay đã có nhiều Techmart trên mạng được các trung tâm thông tin KH&CN xây dựng và vận hành có hiệu quả.

Các nguồn thông tin KH&CN riêng của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội. Một số doanh nghiệp nhạy bén đã khai thác tốt quan hệ của mình để kết nối với các tổ chức, cá nhân có thể cung cấp, chuyển giao các nguồn thông tin KH&CN cho doanh nghiệp mình. Nhiều doanh nghiệp nhờ đó đã có những thay đổi về chất rõ rệt và hiệu quả góp phần phát triển đáng kể cơ cấu, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình theo hướng tích cực.

Những doanh nghiệp này thực sự có bước tăng trưởng mạnh mẽ từ những doanh nghiệp nhựa bình thường thành những đối thủ đàng gờm trên thị trường, chiếm lĩnh bằng những sản phẩm mang tính đột phá về mẫu mã và độ bền, giá cả cạnh tranh và được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận. Công ty Đại Đồng Tiến, Long Thành, Duy Tân, Bình Minh, Rạng Đông, Đạt Hòa, Minh Hùng, Alta Tân Bình, Bao bì Vafaco, Tân Hiệp Hưng… là những dẫn chứng cụ thể cho thấy một doanh nghiệp đã phát triển mạnh mẽ như thế nào sau khi mạnh dạn sử dụng các thông tin KH&CN cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy vậy, Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh luôn mong muốn đổi mới liên kết thông tin KH&CN để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuôc Hiệp hội bởi lẽ con số doanh nghiệp tận

dụng tốt thông tin KH&CN như đã kể trên là còn quá ít so với tiềm lực của ngành công nghiệp nhựa Việt Nam nói chung, ngành nhựa thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Luận văn đề xuất liên kết thông tin KH&CN như sau:

Khi thông tin KH&CN được tiếp nhận tại doanh nghiệp (gọi là doanh nghiệp A), lãnh đạo doanh nghiệp A sẽ giao nhiệm vụ cho bộ phận R&D của doanh nghiệp lưu trữ, kiểm nghiệm.

Việc kiểm nghiệm thông tin KH&CN được tiến hành trong sự liên kết với các doanh nghiệp khác và Viện KH&CN Phương Nam để xác minh tính hữu ích của thông tin với doanh nghiệp. Tham gia kiểm nghiệm thông tin có thể có các cá nhân, tổ chức KH&CN tham gia làm dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp. Thông tin KH&CN có thể được trao đổi, bàn bạc giữa các bộ phận R&D của doanh nghiệp cùng ngành với sự đồng ý của doanh nghiệp A. Việc liên kết này được thực hiện trong khuôn khổ Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh. Tùy yêu cầu của doanh nghiệp A, Viện KH&CN Phương Nam sẽ có sự điều chỉnh và phân công một cách hợp lý tổ chuyên trách hợp tác với doanh nghiệp A lưu trữ và kiểm nghiệm thông tin. Mức độ phù hợp của thông tin KH&CN với doanh nghiệp sẽ được đánh giá trong giai đoạn này. Các ý kiến góp ý và phản biện được các nhà khoa học của Viện đưa ra nhằm giúp bộ phận R&D của doanh nghiệp A có nhiều cứ liệu hơn trong công tác kiểm nghiệm và xử lý thông tin KH&CN của mình và đảm bảo phản hồi chính xác cho lãnh đạo doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định sử dụng thông tin cho hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp A. Liên kết thông tin giữa lãnh đạo doanh nghiệp A và bộ phận R&D, giữa doanh nghiệp A, Viện Phương Nam, các tổ chức tư vấn KH&CN, bộ phận R&D của các doanh nghiệp khác đảm bảo tính chính xác, sự phù hợp của thông tin với doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro, độ an toàn cao cho doanh nghiệp khi áp dụng thông tin KH&CN.

Sau khi ra quyết định áp dụng thông tin KH&CN cho doanh nghiệp A, tổ chuyên trách của Viện Phương Nam vẫn tiếp tục phối hợp với doanh

nghiệp, trao đổi thông tin cập nhật với tổ chức tư vấn, theo dõi tiến trình thực hiện áp dụng thông tin KH&CN trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, Luận văn đề xuất các giải pháp để khắc phục những điểm chưa đạt được như đã nêu tại chương 2, đó là:

- Cần có chính sách để Viện KH&CN Phương Nam phát huy được hết vai trò của mình trong việc hỗ trợ về mặt KH&CN cho các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội;

- Cần có một cơ chế liên kết thống nhất, chặt chẽ để đảm bảo cho hiệu quả cao cho việc liên kết thông tin KH&CN giữa các thành viên Hiệp hội;

- Cần có một khung quy định về tiếp nhận, lưu trữ, bảo mật thông tin, đặc biệt chưa có quy chế về bảo mật nghiêm túc và khoa học;

- Cần có cơ chế kiểm nghiệm thông tin KH&CN để dễ truy tìm nguồn gốc và tính tin cậy;

Một phần của tài liệu Liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa ( nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc hiệp hội nhựa thành phố hồ chí minh) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)