Thực trạng của việc học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2,3 ở

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2, 3 ở Tiểu học (Trang 26)

3 ở Tiểuhọc

1.2.2. Thực trạng của việc học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2,3 ở

thức, khái niệm về câu mà chú trọng việc rèn kĩ năng viết câu.

- Ở lớp 2, 3 học sinh đƣợc tập trung thực hành các bài tập viết câu, không đƣa ra lý thuyết về câu.

- Ở lớp 4, 5 học sinh học lý thuyết khái niệm có liên quan đến câu (thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ; kiểu câu: câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm). Những lý thuyết này đƣợc rút ra thông qua việc phân tích các bài tập, ví dụ.

1.2.2. Thực trạng của việc học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2, 3 ở trường Tiểu học Tiểu học

1.2.2.1. Hệ thống bài học về câu tiếng Việt trong chương trình lớp 2, 3 ở Tiểu học

Lớp 2:

Học sinh học về một số kiểu câu trần thuật, về thành phần câu nhƣng không dùng đến thuật ngữ: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. Các em nhận biết đƣợc các bộ phận chính và các bộ phận khác của câu thông qua các bài tập, không qua lý thuyết.

Học sinh lần lƣợt làm quen với ba kiểu câu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?

Học sinh nắm đƣợc các bộ phận của câu nhờ mô hình: trả lời cho câu

hỏi Ai?, Là gì?, Làm gì?, Thế nào? (để tìm bộ phận chính cho câu); trả lời các

câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Như thế nào?, Vì sao?, Để làm gì? (để tìm các bộ phận khác của câu).

19

Hình thành những hiểu biết sơ giản về câu: học sinh bƣớc đầu nắm đƣợc cấu trúc câu, bộ phận chính của câu và các bộ phận khác trong câu qua các dạng bài tập: đặt câu theo mẫu, xếp từ thành câu, viết tiếp câu, trả lời câu hỏi dựa vào kiểu câu cho trƣớc.

Lớp 3:

Học sinh đƣợc củng cố hiểu biết về câu tiếng Việt đã đƣợc học ở lớp 2. Cụ thể: ôn tập cho học sinh về cá kiểu câu đã học: Ai làm gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?

Học sinh nắm đƣợc một số kiến thức ban đầu về câu đơn (gồm hai bộ phận chính), tiếp tục đƣợc thực hành các bài tập để nhận biết các thành phần cây (nhƣ lớp 2) đó là học sinh biết đặt câu hỏi để xác định thành phần câu:

Học sinh đặt câu hỏi cho từng bộ phận chính của câu để nhận biết các bộ phận đó trong kiểu câu có mô hình: Ai (cái gì, con gì)- làm gì?, Ai (cái gì, con gì)- là gì?, Ai (cái gì, con gì)- thế nào?

Học sinh nhận biết các bộ phận phụ của câu bằng cách trả lời các câu hỏi: Khi nào?, Ở đâu?, Như thế nào?, Vì sao?, Để làm gì?, Bằng gì? cũng trong các kiểu câu phổ biến nói trên.

Nhƣ vậy nội dung kiến thức về câu và thành phần câu đƣợc đƣa vào dạy học từ lớp 2 song không nặng về việc cung cấp lí thuyết. Về câu ở lớp 2, 3 học sinh không làm quen với lí thuyết để biết câu là gì, cấu tạo câu mà qua các bài thực hành học sinh rút ra cấu trúc câu, cách đặt câu. Về thành phần câu, học sinh chỉ biết đặt câu và trả lời câu hỏi để mở rộng câu.

1.2.2.2. Thực trạng của việc dạy học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2, 3 ở trường Tiểu học trường Tiểu học

Trong tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy phân môn Luyện từ và câu là phân môn khó nhất vì lƣợng kiến thức rất phong phú, đa dạng. đặc biệt là kiến thức về câu. Học sinh lớp 2, 3 đƣợc cung cấp kiến thức về câu tiếng Việt thông qua việc làm các bài tập thực hành, dần dần

20

lên lớp trên mới hình thành và phát triển khả năng phân tích, nhận diện câu và các thành phần câu tiếng Việt. Để đánh giá một cách chính xác về khả năng thực hành của các em thì phải thông qua điều tra thực tế. Dƣới đây chính là nội dung chúng tôi đã điều tra theo định hƣớng trên.

a. Mục đích điều tra

Vì học sinh lớp 2 và lớp 3 chƣa học lý thuyết về câu, các em học các mẫu câu thông qua vận dụng thực hành các bài tập. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát về khả năng thực hành của các em. Công việc khảo sát đƣợc tiến hành đối với lớp 2, 3 của 3 trƣờng Tiểu học thuộc 3 địa phƣơng nhƣ đã nêu trên.

b. Cách thức điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra bằng hệ thống phiếu hỏi thuộc lĩnh vực vận dụng thực hành các bài tập thuộc phân môn Luyện từ và câu theo nội dung từ dễ đến khó, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh Tiểu học.

c.Nội dung điều tra

Điều tra khả năng vận dụng thực hành các bài tập lớp 2, 3. Các phiếu bài tập đƣợc điều tra có nội dung hệ thống toàn bộ các kiểu câu các em đã học trong chƣơng trình. Chúng đƣợc thiết kế phù hợp với những kiến thức lý thuyết tƣơng ứng cho phù hợp với từng khối lớp và không xa lạ với các bài tập trong sách giáo khoa.

(Nội dung phiếu khảo sát khả năng thực hành bài tập của học sinh lớp 2, 3 có ở phần phụ lục của khóa luận)

d.Kết quả điều tra

Kết quả điều tra của chúng tôi nhƣ sau:

Thống kê Lớp 2:

21

Số học sinh điều tra :245

(Số lƣợng và tỉ lệ% đƣợc ghi cho câu trả lời đúng)

Trƣờng Tiểuhọc

TS HS

Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Phiếu 5

SL % SL % SL % SL % SL %

TH Cổ Loa 87 46 52,9 56 64,4 59 67,9 41 47,1 46 52,9 TH Xuân Hòa 96 80 83,3 77 80,3 68 70,9 65 67,7 81 84

TH Trực Phú 62 25 40,3 28 45,2 27 43,5 26 42 32 51,6

Lớp 3:

Số học sinh điều tra :250

(Số lƣợng và tỉ lệ % đƣợc ghi cho câu trả lời đúng)

Trƣờng Tiểuhọc

TS HS

Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Phiếu 5

SL % SL % SL % SL % SL %

TH Cổ Loa 86 56 65,1 65 75,6 45 52,3 43 50 55 64 TH Xuân Hòa 100 80 80 76 76 68 68 65 65 57 57 TH Trực phú 64 30 46,9 28 43,8 26 40,6 30 46,9 27 42,2

* Nhận xét

Kết quả điều tra cho thấy khả năng làm các bài thực hành của học sinh các trƣờng thuộc ba vùng địa lý khác nhau là khác nhau. Vùng thị xã chất lƣợng làm bài thực hành là cao nhất và vùng nông thôn là thấp nhất.

Đối với học sinh lớp 2, các em chƣa nắm chắc đƣợc các mẫu câu cơ bản: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?. Chính vì vậy nên kết quả khảo sát của các em chƣa cao. Các em còn lúng túng, chƣa biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu hoặc tìm những bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Ai? (Cái gì?, Con gì?), Là gì?, (Là cái gì?, Là con gì?)…

Đối với học sinh lớp 3, các em đƣợc ôn lại về các câu kiểu Ai là gì?, Ai

22

tế cho thấy các em chƣa biết cách đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm (Ai?

(Cái gì?, Con gì?), Là gì?, Làm gì?, Như thế nào?), các em còn lúng túng khi

mở rộng câu trần thuật đơn bằng cách trả lời các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Như thế nào?, Vì sao?, Để làm gì?, Bằng gì?.

Kết quả điểu tra cho thấy việc hiểu và làm tốt các bài tập về kiểu câu không phải là vấn đề dễ dàng. Qua thực tế giảng dạy và kiểm tra học sinh, tôi thấy khi làm các bài tập này các em thƣờng lúng túng, các em còn xác định nhầm, gặp nhiều khó khăn khi làm bài, chất lƣợng chƣa cao, đặc biệt khi cho các em đặt câu thì các em đặt nhiều câu sai, rất đa dạng.

Nguyên nhân tình trạng trên là do các em chƣa đƣợc cung cấp khái niệm về câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?, căn cứ để nhận biết từng bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Là gì?, Ai? Làm gì?, Ai? Thế nào?; các em chƣa hiểu rõ câu theo kiểu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?,dùng để làm gì và khi nào thì dùng câu kiểu đómà ở lớp 2 các em chỉ đƣợc làm bài qua các ví dụ mẫu của giáo viên và sự khẳng định đó là câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?

của giáo viên, lên lớp 3 các em ôn lại kiểu câu này cũng qua một số bài tập. Lƣợng bài tập trong sách giáo khoa còn ít, chƣa phong phú nên việc luyện tập sâu về kiểu câu này còn hạn chế. Cụ thể một số học sinh trung bình còn xác định chƣa đúng, cứ cho rằng kiểu câu Ai là gì? là câu mà trong đó có từ chỉ sự vật, kiểu câu Ai làm gì? là câu trong đó có từ chỉ hoạt động, trạng thái, kiểu câu Ai thế nào? là câu mà trong đó có từ chỉ đặc điểm, tính chất.Thậm chí có một số học sinh khá giỏi vẫn xác định nhầm kiểu câu.

Chính vì vậy nếu chỉ dạy nhƣ trong sách giáo khoa, học sinh làm một số bài cụ thể đó là xong thì thực sự học sinh không thể hiểu sâu kiến thức về phần này và vận dụng các kiểu câu để làm bài tập kém hiệu quả. Chất lƣợng đạt đƣợc thấp không đáp ứng đƣợc nhu cầu đòi hỏi của ngành giáo dục.

Không phải chỉ có những ví dụ bài tập sách giáo khoa mà kiến thức Tiếng Việt rất phong phú. Các em dễ bắt gặp nhiều kiểu câu trong tác phẩm

23

văn học cũng nhƣ trong ngôn ngữ nói, ứng xử sinh hoạt hàng ngày mà không trả lời chính xác đƣợc nó là câu theo kiểu gì?

1.2.3. Các lỗi về câu của học sinh lớp 2, 3 ở trường Tiểu học

Theo chúng tôi, các loại lỗi về câu bao gồm 2 loại lỗi cơ bản: lỗi về ngôn ngữ, lỗi sử dụng câu không đúng mẫu. Lỗi về ngôn ngữ đƣợc các nhà ngôn ngữ và một số tác giả của các khóa luận trƣớc đi sâu, phân tích và mô tả rất kĩ lƣỡng. Với khóa luận này, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào các kiểu câu. Vì vậy chúng tôi chỉ đi sâu, mô tả các loại lỗi sau:

+ Lỗi sử dụng câu không đúng mẫu + Lỗi về dấu câu

1.2.3.1. Lỗi sử dụng câu không đúng mẫu

a.Mục đích điều tra

Điều tra tình hình sử dụng câu không đúng kiểu câu của học sinh lớp 2, 3 ở Tiểu học về các kiểu câu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?. Việc điều tra tiến hành đối với học sinh lớp 2, 3 thuộc 3 trƣờng ở 3 địa phƣơng khác nhau.

b.Cách thức điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra bằng các phiếu câu hỏi về các kiểu câu. Nội dung điều tra phù hợp với những kiến thức và nhận thức của học sinh lớp 2, 3.

c.Nội dung điều tra

Điều tra các kiểu câu mà học sinh hay nhầm lẫn với nhau.

(Các phiếu điều tra sử dụng câu không đúng mẫu có ở phần phụ lục của khóa luận)

d.Kết quả điều tra

Nhƣ chúng ta đã biết, để phân biệt đƣợc câu đúng mẫu, câu không đúng mẫu, phải dựa trên những tiêu chí cơ bản làm cơ sở để phân biệt. Chính vì vậy chúng tôi dựa vào cấu trúc các mẫu câu, dấu hiệu hình thức đƣợc trình bày trong sách giáo khoa tiếng Việt ở Tiểu học làm căn cứ để đối chiếu, xác định

24

câu thế nào là đúng mẫu. Thực tế cho thấy học sinh có thể viết những câu đúng ngữ pháp, đúng ngữ nghĩa nhƣng không đúng theo yêu cầu.

Dƣới đây chúng tôi khái quát các mẫu câu cơ bản trong chƣơng trình lớp 2, 3 ở Tiểu học:

Kết quả thống kê và phân loại sử dụng câu không đúng mẫu

Số học sinh lớp 2: 245 Số học sinh lớp 3: 250

Địa điểm điều tra: trƣờng Tiểu học Cổ Loa- Đông Anh- Hà Nội, trƣờng Tiểu học Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc, trƣờng Tiểu học Trực Phú- Trực Ninh- Nam Định.

Kết quả khảo sát tình hình học sinh sử dụng câu không đúng mẫu của học sinh lớp 2, 3

(Tỷ lệ phần trăm đƣợc ghi cho câu trả lời sai)

Học sinh Số bài đƣợc khảo sát

Học sinh mắc lỗi sử dụng câu không đúng mẫu

Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Lớp 2 245 106 43,3

Lớp 3 250 92 36,8

* Nhận xét

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy khá đông học sinh mắc lỗi về sử dụng câu không đúng mẫu. Hầu hết bài làm của các em đều mắc lỗi nhƣng trong 2 khối lớp thì mắc lỗi nhiều hơn là các em học sinh lớp 2 thuộc địa bàn nông thôn. Lên lớp 3, các lỗi này giảm đáng kể. Điều này dễ lí giải vì học sinh lớp 3 đã đƣợc ôn luyện về các kiểu câu, nhận thức của các em về việc sử dụng câu đúng mẫu tốt hơn.

25

1.2.3.2. Các lỗi về dấu câu

a.Mục đích điều tra

Điều tra tình hình sử dụng dấu câu của học sinh lớp 2, 3 ở Tiểu học.

Việc điều tra tiến hành đối với học sinh lớp 2, 3 thuộc 3 trƣờng ở 3 địa phƣơng khác nhau nhƣ đã nêu ở trên.

b.Cách thức điều tra

Điều tra bằng các phiếu bài tập về các dấu câu. c.Nội dung điều tra

Điều tra các dấu câu mà học sinh hay nhầm lẫn với nhau. d.Kết quả điều tra

Theo thống kê về số lƣợng câu sai về dấu là khá lớn. Cụ thể:

Lớp 2 có 9 câu sai trên tổng số 15 câu chiếm 60 % tổng số lỗi. Lớp 3 có 6 câu sai trên tổng số 15 câu chiếm 40 % tổng số lỗi. Lỗi về dấu câu có thể chia làm hai loại:

- Không biết dùng dấu. - Dùng dấu câu sai.

Đối với học sinh lớp 2, 3 chúng tôi chỉ xét về hai dấu câu cơ bản là dấu chấm và dấu phẩy.

a.Không biết dùng dấu câu

Đây là những lỗi câu do không dùng dấu ở những chỗ cần thiết. Cả một đoạn văn dài có nhiều ý riêng biệt, học sinh cứ viết mà không có dấu chấm, dấu phẩy. Học sinh đã không dùng dấu chấm kết thúc câu và dấu phẩy ngăn cách các ý nhỏ đồng chức (thành phần trong câu). Nhƣ vậy, nhƣ vậy học sinh đã vi phạm quy tắc sử dụng dấu câu. Việc không biết dùng dấu câu gây khó khăn trong giao tiếp. Ngƣời đọc không thể nhanh chóng nắm bắt đƣợc nội

26

dung mà các em muốn truyền đạt, thậm chí còn hiểu sai ý các em muốn truyền đạt.

Ví dụ 1:Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía xanh rất mƣợt của lúa chiêm đƣơng thời con gái xanh đậm của những rặng tre

Ví dụ 2: Bầu trời bắt đầu tối sầm những đám mây đen kéo về nhƣ một ngọn núi khổng lồ gió mỗi lúc một mạnh cây cối ven đƣờng nghiêng ngả bụi cuốn theo nhƣ con sóng mịt mù

Ở 2 ví dụ trên, học sinh đều quên sử dụng dấu phẩy để ngăn cách các ý nhỏ đồng chức, quên sử dụng dấu chấm để tách các bộ phận có ý nghĩa trọn vẹn thành câu và khi kết thúc câu.

Cách chữa:thêm các dấu cần thiết theo đúng chức năng.

Ví dụ 1: Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mƣợt của lúa chiêm đƣơng thời con gái, xanh đậm của những rặng tre.

Ví dụ 2: Bầu trời bắt đầu tối sầm. Những đám mây đen kéo về nhƣ một ngọn núi khổng lồ. Gió mỗi lúc một mạnh. Cây cối ven đƣờng nghiêng ngả. Bụi cuốn theo nhƣ con sóng mịt mù.

b.Sử dụng dấu câu sai

Đây là những câu đã sử dụng dấu câu khi không cần thiết hoặc sử dụng nhầm dấu câu. Do học sinh sử dụng dấu câu không hợp lý, không đúng quy tắc, dùng dấu chấm để ngắt câu khi chƣa đủ ý hay sử dụng dấu phẩy để ngắt câu đã đủ ý.

Lỗi phổ biến là dùng dấu chấm ngắt câu khi chƣa đủ ý hay cắt đôi câu một cách vô lý.

Ví dụ 1:Trong vƣờn nhà em. Các loài cây đều tƣơi tốt.

27

Xét các câu ở ví dụ trên, ta nhận thấy có mối quan hệ nhƣ sau: giữa các lỗi câu nhƣ dùng sai dấu có thể dẫn đến lỗi thiếu các thành phần câu (sẽ học cụ thể ở lớp 4, 5 là chủ ngữ, vị ngữ). Ví dụ 1 và ví dụ 2, học sinh đều mắc lỗi là dùng dấu chấm ngắt câu khi chƣa đủ ý. Dẫn đến thiếu cả 2 thành phần chính của câu là chủ ngữ và vị ngữ. Chính điều đó lý giải cho việc một câu có

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2, 3 ở Tiểu học (Trang 26)