Thông qua các bài tập để rèn kĩ năng sử dụng dấu câu

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2, 3 ở Tiểu học (Trang 53)

3 ở Tiểuhọc

2.3.2.1. Thông qua các bài tập để rèn kĩ năng sử dụng dấu câu

Nhƣ chúng ta đã biết, thông qua luyện tập thực hành, học sinh lĩnh hội kiến thức là quan điểm dạy học coi trọng khả năng thực hành. Vì thế đối với nội dung dạy học về dấu câu, chúng tôi cũng chú trọng đến việc đƣa ra những bài tập để giúp học sinh luyện kĩ năng sử dụng dấu câu thành thạo.

Các dạng bài tập có thể sử dụng là:

1.Điền dấu (có thể là dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi…) vào câu

văn hay đoạn văn cho đúng (dấu điền có yêu cầu cụ thể)

Ví dụ: Em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau:

Nhìn bài của bạn

Phong đi học về Thấy em rất vui, mẹ hỏi: - Hôm nay con đƣợc điểm tốt à

- Vâng  Con đƣợc điểm 9 nhƣng đó là nhờ con nhìn bạn Long

Nếu không bắt chƣớc bạn ấy thì chắc con không đƣợc điểm cao nhƣ thế.

Mẹ ngạc nhiên:

- Sao con nhìn bài của bạn

- Nhƣng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu Chúng con thi thể dục ấy mà 

46

Đáp án:

Phong đi học về. Thấy em rất vui, mẹ hỏi: - Hôm nay con đƣợc điểm tốt à?

- Vâng. Con đƣợc điểm 9 nhƣng đó là nhờ con nhìn bạn Long

Nếu không bắt chƣớc bạn ấy thì chắc con không đƣợc điểm cao nhƣ thế.

Mẹ ngạc nhiên:

- Sao con nhìn bài của bạn?

- Nhƣng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu. Chúng con thi thể dục ấy mà!

2.Điền dấu câu đã cho vào chỗ thích hợp

Ví dụ: Hãy chép lại đoạn văn sau và đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp:

Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày Mƣờng hay Dao Gia- rai hay Ê- đê Xơ- đăng hay Ba- na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt. Chúng ta đều sống chết có nhau sƣớng khổ cùng nhau no đói giúp nhau.

Đáp án:

Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày, Mƣờng hay Dao, Gia - rai hay Ê- đê, Xơ - đăng hay Ba - na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta đều sống chết có nhau, sƣớng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.

3.Ngắt câu

Ví dụ: Ngắt đoạn dƣới đây tành 5 câu và ghép lại cho đúng chính tả: Trên nƣơng, mỗi ngƣời một việc ngƣời lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ cúi lom khom tra ngô các cụ nhặt cỏ, đốt lá mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm

47

Đáp án:

Trên nƣơng, mỗi ngƣời một việc. Ngƣời lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.

4.Chữa lỗi về dấu câu

Ví dụ: Bạn Lan tập điền dấu câu vào ô trống, chẳng hiểu vì sao bạn ấy điền toàn dấu chấm.Theo em, bạn Lan có điền đúng ko? Hãy sửa lại những chỗ sai.

Thấy bà. Thần Chết ngạc nhiên hỏi:

- Làm sao ngƣơi có thể tìm đến tận nơi đây. Bà mẹ trả lời:

- Vì tôi là mẹ hãy trả lại con cho tôi.

Đáp án:

Thấy bà, thần Chết ngạc nhiên hỏi:

- Làm sao ngƣơi có thể tìm đến tận nơi đây? Bà mẹ trả lời:

- Vì tôi là mẹ, hãy trả lại con cho tôi!

5.Giải thích cách dùng dấu câu

Ví dụ: Tìm dấu phẩy trong đoạn văn sau. Cho biết mỗi dấu phẩy dùng để làm gì?

Hôm qua mẹ mua cho tôi thật nhiều đồ dùng học tập. Nào bút, mực, cặp, vở, sách giáo khoa. Sách Tiếng Việt rất dày, sách Đạo Đức thì mỏng, vở Mỹ thuật lại có nhiều hình vẽ đẹp mắt. Thích quá!

Đáp án:

Những chỗ có dấy phẩy trong đoạn văn là: sau các từ: bút, mực, cặp, vở, dày, mỏng.

Dấu phẩy dùng để đánh dấu ranh giới các thành phần đồng chức trong câu.

48

Yêu cầu khi soạn các bài thực hành về dấu câu:

* Phải dùng những ngữ liệu các em đã đƣợc học trong nội dung chƣơng trình. Chỉ với đối tƣợng học sinh giỏi mới tìm ngữ liệu ngoài.

* Các đoạn ngữ liệu phải không quá khó, sử dụng dấu câu ở dạng chuẩn mực, không đƣa đoạn ngữ liệu dùng dấu câu có hàm ý ẩn dụ khác, không phù hợp với đối tƣợng học sinh Tiểu học.

* Để tránh mất thời gian cho việc thực hành, GV phải chép đoạn văn cần điền dấu vào bảng phụ để HS theo dõi và làm. Không buộc các em chép đề rồi mới làm, ảnh hƣởng đến việc ôn luyện các kiến thức khác.

* Luôn kết hợp ôn luyện về cách sử dụng dấu với đọc. Qua đọc, hƣớng dẫn HS ngắt nghỉ hơi, nâng cao, hạ thấp giọng, nhấn giọng để thể hiện đúng giọng đọc của từng kiểu câu. Điều đó hỗ trợ tốt cho việc rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh Tiểu học.

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2, 3 ở Tiểu học (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)