3 ở Tiểuhọc
2.1.2. Một số phương pháp giúp giáo viên dạy hiệu quả các bài về
học sinh lớp 2, 3
2.1.2.1. Phương pháp dạy kiến thức, quy tắc ở lớp 2,3
Ở lớp 2, 3, các kiến thức về câu mới chỉ đƣơc đƣa ra cho học sinh ở mức sơ giản, nhiều khi chỉ để học sinh làm quen với thuật ngữ, nêu lên một vài nhận xét chứ chƣa hình thành khái niệm ngữ pháp.
- Các tiết dạy về câu chƣa đề cập đến vấn đề lý thuyết. Các khái niệm lý thuyết đƣợc trình bày dƣới dạng quy tắc ngữ pháp.
- Ví dụ: bài : Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?
- Trong bài tập 3 yêu cầu học sinh đặt câu theo mẫu dƣới đây:
Ai (cái gì, con gì)? thế nào?
Mái tóc ông em bạc trắng
- Thực chất của bài tập này là giúp học sinh nắm đƣợc mô hình và mẫu câu Ai thế nào? nhƣng hình thức truyền đạt không phải là những kiến thức khô khan mà ngƣợc lại là phần bài tập nhẹ nhàng, vừa sức với học sinh. Mục đích của bài tập này là nhằm truyền đạt một kiến thức, một quy tắc ngữ pháp quan trọng về kiểu câu Ai thế nào?
- Về phƣơng pháp dạy phần khái niệm ngữ pháp này, trƣớc hết, giáo viên cho học sinh đọc và nắm đƣợc yêu cầu của bài tập, sau đó cho học sinh đọc mô hình, câu mẫu và trả lời các câu hỏi nhƣ: Mái tóc ông em thế nào?, Cái gì bạc trắng?.
- Giáo viên hết sức lƣu ý làm sao cho học sinh nắm chắc đƣơc mẫu câu thông qua mô hình và qua các ví dụ minh họa mà giáo viên đƣa ra để học sinh có thể tự nêu đƣợc ví dụ khác (đảm bảo vẫn thuộc phạm vi câu kiểu Ai thế nào?)
32
2.1.2.2. Phương pháp dạy các bài thực hành về câu ở lớp 2,3
Các bài tập thực hành về câu rất đa dạng và phong phú. Một trong những yêu cầu về phƣơng pháp đối với mỗi giáo viên là phải nắm đƣợc dấu hiệu bản chất của các dạng bài tập từ đó nhận diện, phân loại các dạng bài tập nhằm hƣớng dẫn học sinh bằng ngôn từ phù hợp với từng lứa tuổi, từng trình độ nhận thức.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số dạng bài tập có trong chƣơng trình lớp 2, 3.
1.Dạng bài tập dựa vào nội dung tranh hoặc nội dung bài các bài tập
đọc để trả lời câu hỏi
Ví dụ 1: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi: a, Em bé thế nào?
b, Con voi thế nào?
c, Những quyển vở thế nào?
[Tiếng Việt 2, tập một, tr.122] Ví dụ 2: Dựa vào nội dung bài thơ Đồng hồ báo thức, trả lời câu hỏi: a, Bác kim giờ nhích về phía trƣớc nhƣ thế nào?
b, Anh kim phút đi nhƣ thế nào?
c, Bé kim giây chạy lên trƣớc hàng nhƣ thế nào?
[Tiếng Việt 3, tập hai, tr.45] PP: Với dạng bài tập này, GV cần giúp HS nắm rõ yêu cầu của bài tập dựa vào tranh hoặc dựa vào nội dung bài thơ, với mục đích cuối là trả lời đúng câu hỏi của bài tập.
GV giúp HS quan sát tranh (nếu là tranh), đọc thầm lại đoạn thơ (nếu là thơ) để nắm và hiểu đƣợc câu, từ trong nội dung đoạn, bài thơ đó.
GV cho HS vận dụng những hiểu biết của mình về kiến thức đã biết và kiến thức vừa đƣợc truyền thụ thông qua sự phân tích bài tập vào phần trả lời câu hỏi.
33
GV kiểm chứng lại kết quả của học sinh với nhiều hình thức: Bạn nhận xét bạn, nhóm nhận xét nhóm…sau đó GV nhận xét.
Khi HS không trả lời đƣợc, GV có thể gợi ý (đƣa ra các từ chỉ đặc điểm, tính chất).
2.Dạng bài tập tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi nhất định
Ví dụ: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao?:
a, Cả lớp cƣời ồ lên vì câu thơ vô lí quá.
b, Những chàng trai man - gát rất bình tĩnh vì họ thƣờng là những ngƣời phi ngựa giỏi nhất.
c, Chị em Xô - Phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không đƣợc làm phiền ngƣời khác.
[Tiếng việt 3, tập hai, tr.62] PP: Với bài tập này, GV cần giúp HS nắm các câu đƣợc nêu ở bài thuộc kiểu câu nào. Từ đó giúp HS nhớ lại kiến thức đã học. Nhƣ trong ví dụ này thì kiến thức đã học là trả lời cho câu hỏi Vì sao?. Sau đó giúp các em đặt ngƣợc lại với thành phần câu xác định. Ví dụ: Cả lớp cười ồ lên vì sao? và câu trả lời sẽ là vì câu thơ vô lí quá. Bằng câu hỏi này sẽ giúp các em xác định đúng câu trả lời là vì câu thơ vô lí quá.
3.Dạng bài tập đặt câu theo mẫu
Ví dụ: Đặt câu theo mẫu dƣới đây:
Ai (hoặc cái gì, con gì) Là gì?
Bạn Lam Là học sinh lớp 2
PP: Với dạng bài tập này, GV cần giúp HS nhận biết câu theo mẫu đó thuộc loại mẫu câu nào. Sau đó nêu những đặc trƣng của mẫu câu, giúp HS ghi nhớ và khắc sâu để vận dụng. Khi học sinh đã vận dụng thành thạo, GV nên nâng cao kiến thức cho học sinh bằng cách yêu cầu HS đặt câu với mức
34
độ khó hơn. Độ khó của yêu cầu sẽ phụ thuộc vào trình độ nhận thức của học sinh từng vùng miền, từng khối lớp và từng đối tƣợng HS.
4.Dạng bài tập đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu
Ví dụ: đặt câu hỏi cho bộ phận câu đƣợc in đậm:
a, Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam. b, Thiếu nhi là những chủ nhân tƣơng lai của Tổ quốc.
c, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam.
[Tiếng Việt 3, tập một, tr.16] PP: Với bài tập này, GV giúp học sinh nắm đƣợc yêu cầu của đề bài, sau đó yêu cầu HS xác định bộ phận in đậm trong câu là bộ phận thứ mấy trong câu và trả lời cho câu hỏi gì? để từ đó nhận biết kiểu câu và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm đó. Ví dụ nhƣ câu a, bô phận in đậm là bộ phận thứ nhất, trả lời cho câu hỏi Cái gì?. Đây là kiểu câu Ai là gì?, đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm Cây tre là: Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam?. Các ví dụ khác có cách làm tƣơng tự.
5.Dạng bài tập nhận diện kiểu câu
Những câu nào trong đoạn văn dƣới đây đƣợc viết theo mẫu Ai làm gì?
Hãy chỉ rõ mỗi bộ phận câu trả lời cho câu Ai? hoặc làm gì?
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mảnh cọ và làn cọ xuất khẩu. Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.
[Tiếng Việt 3, tập hai, tr.90] PP: Với dạng bài tập này, GV cần giúp HS đọc kĩ văn bản đã cho sẵn, hiểu nội dung và nhận diện các câu trong văn bản thuộc loại câu nào. HS cần nắm chắc về mẫu câu và vận dụng linh hoạt.
35
6.Dạng bài tập trả lời câu hỏi
Ví dụ: Trả lời câu hỏi:
a, Lớp em bắt đầu vào học kì II khi nào? b, Khi nào học kì II kết thúc?
c, Tháng mấy các em đƣợc nghỉ hè? [Tiếng Việt 3, tập hai, tr.8]
PP: Với dạng bài tập này, GV cho học sinh nắm đƣợc yêu cầu của bài tập, các câu hỏi đƣợc viết theo mẫu nào?, đó là về thời gian hay địa điểm…, sau đó yêu cầu thảo luận theo cặp để các em thực hành hỏi và trả lời.
2.2. Nâng cao hiệu quả học câu tiếng Việt cho học sinh Tiểu học
2.2.1. Cung cấp cho học sinh một số căn cứ để các em nắm được kiến thức và làm bài tập về câu dễ dàng hơn và làm bài tập về câu dễ dàng hơn
- Nắm chắc câu kiểu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? là câu như thế
nào?
Câu kiểu Ai là gì? là câu có một bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?và một bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì?.
Câu kiểu Ai làm gì? là câu có một bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?và một bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?.
Câu kiểu Ai thế nào ? là câu có một bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? và một bộ phận trả lời câu hỏi thế nào?.
- Xác định chính xác từng bộ phận của câu Ai là gì? Ai làm gì?, Ai thế
nào?
+ Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là những từ chỉ sự vật cụ thể là những từ chỉ ngƣời, con vật, đồ vật, cây cối... và thƣờng đứng ở đầu câu (đối với những câu không có phần phụ) vì ở lớp 2- 3 các em chƣa biết khái niệm danh từ.
+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? là những cụm từ trong đó từ chính là những từ chỉ sự vật (vì các em chƣa biết khái niệm danh từ). Bộ phận này thƣờng đứng sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai?
36
+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì? là những cụm từ trong đó từ chính là những từ chỉ hoạt động, trạng thái (vì các em chƣa biết khái niệm động từ). Bộ phận này thƣờng đứng sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai?
+ Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là những từ cụm từ trong đó từ chính là từ chỉ đặc điểm, tính chất (vì các em chƣa biết khái niệm tính từ ). Bộ phận này thƣờng đứng sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai?
- Hiểu đúng câu kiểu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? dùng để làm gì?
+ Câu kiểu Ai là gì? thƣờng dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một ngƣời, một vật nào đó.
+ Câu kiểu Ai làm gì? thƣờng dùng để miêu tả hoạt động, trạng tháicủa ngƣời, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tƣợng.
+ Câu kiểu Ai thế nào? thƣờng dùng để miêu tả đặc điểm, tính chấtcủa ngƣời, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tƣợng.
* Một số lƣu ý:
- Có những câu HS thấy có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái ở phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? nhưng câu đó không phải là kiểu câu Ai thế nào?
Ví dụ: Đàn bò thung thăng gặm cỏ.
Các em sẽ thấy từ thung thăng có tác dụng gợi tả cao nên dễ nhầm lẫn, cho rằng đó là câu kiểu Ai thế nào ?
Hƣớng dẫn học sinh đặt câu hỏi: Đàn bò làm gì? (Đàn bò thung thăng gặm cỏ. hợp lí)
Đàn bò thế nào? không có câu trả lời hợp lí.
Hƣớng dẫn học sinh xác định từ chỉ hoạt động chính ở đây là gặm còn
thung thăng chỉ là từ bổ nghĩa cho gặm.
Hƣớng dẫn học sinh bỏ đi một trong hai từ, từ nào bỏ đi rồi mà câu đó vẫn rõ nghĩa thì từ bỏ đi là phụ còn từ nào bỏ đi mà câu đó không rõ nghĩa thì từ bỏ đi là chính.
37
Ví dụ: Đàn bò thung thăng cỏ. chƣa rõ nghĩa. Đàn bò gặm cỏ. rõ nghĩa, dễ hiểu hơn.
Vậy trong câu này có từ thung thăng là từ chỉ trạng thái nhƣng không phải là từ chính trong phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? mà gặm
mới là từ chỉ hoạt động chính.
Theo các căn cứ ta khẳng định nó không phải là câu kiểu Ai thế nào ?
Vậy câu đó là câu kiểu Ai làm gì ? chứ không phải là câu kiểu Ai thế nào ?
Ví dụ: Bé Lan bi bô cất tiếng gọi mẹ.
Hƣớng dẫn tƣơng tự nhƣ trên ta thấy đó là câu kiểu Ai làm gì? chứ không phải là câu kiểu Ai thế nào?, mặc dù có từ chỉ đặc điểm là bi bô.
- Có những câu có từ chỉ hoạt động đứng trước từ chỉ đặc điểm tính chất nhưng nó vẫn là câu kiểu Ai thế nào?
Ví dụ: Quả khế này ăn rất chua.
Câu này có từ chỉ hoạt động ăn đứng trƣớc từ chỉ đặc điểm tính chất rất chua. Nhƣng ăn không phải là hoạt động của quả khế.
Hƣớng dẫn học sinh đặt câu hỏi để khẳng định: Quả khế này làm gì? không có câu trả lời hợp lí.
Quả khế này thế nào? có câu trả lời hợp lí là: Quả khế này ăn rất chua.
Vậy câu đó là câu kiểu Ai thế nào?
- Một số câu có thành phần trạng ngữ đứng trước, học sinh thường lúng túng không xác định đúng bộ phân câu trả lời câu hỏi Ai ?, thế nào?
Ví dụ: Đêm trăng, biển yên tĩnh.
Trƣớc mặt tôi, dòng sông rộng mênh mông.
Hƣớng dẫn học sinh thấy dấu phẩy ngăn cách một nhóm từ không có từ chỉ sự vật hoặc không phải là đối tƣợng có đặc điểm tính chất hoặc trạng thái
38
phía sau đó với một từ chỉ sự vật có đặc điểm tính chất hoặc trạng thái phía sau thì nhóm từ trên chỉ là phần phụ, từ chỉ sự vật có đặc điểm tính chất hoặc trạng thái phía sau mới là phần trả lời câu hỏi Ai?
2.2.2. Một số bài tập điển hình về câu giúp rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh
Vì lƣợng bài tập trong sách giáo khoa còn ít nên tôi đã sƣu tầm và đƣa ra một số bài tập từ dễ đến khó nhƣ sau:
Dạng 1: Đặt câu theo mẫu
Dạng 2: Nối từ ngữ cột A với cột B để tạo thành các kiểu câu Dạng 3: Tìm các bộ phận của câu
Dạng 4: Cho một số từ sắp xếp thành kiểu câu Dạng 5: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu
Dạng 6: Điền bộ phận còn thiếu thích hợp vào chỗ trống để đƣợc các kiểu câu
Dạng 7: Nhận biết kiểu câu
Do thời gian và kinh nghiệm có hạn nên chúng tôi chỉ đƣa ra mỗi dạng 1 bài tập điển hình về kiểu câu Ai thế nào?
Dạng 1. Đặt câu theo mô hình
Đặt 3 câu kiểu Ai thế nào? theo mô hình sau:
Ai (cái gì, con gì) thế nào?
Anh Kim Đồng ...
rất nhanh trí và dũng cảm . ...
39
Dạng 2. Nối từ ngữ ở cột A với cột B để được câu Ai thế nào ?
Nối từ ngữ ở cột A với cột B để đƣợc câu kiểu Ai thế nào?
A B
Mèo con vàng nhạt
Nắng chăm chỉ và chịu khó
Bạn Lan đáng yêu
Đáp án:
+ Mèo con - đáng yêu + Nắng - vàng nhạt
+ Bạn Lan - chăm chỉ và chịu khó
Dạng 3: Tìm bộ phận của câu
Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, trả lời câu hỏi thế nào? trong các câu sau:
a.Bác nông dân thật thà, tốt bụng. b.Cô giáo em rất xinh và hiền.
c.Lớp trƣởng của chúng tôi rất chu đáo trong mọi công việc của lớp. d.Phòng học của lớp em thật rộng rãi, sạch sẽ, ngăn nắp.
e.Sông Hồng thật đẹp và nên thơ.
Đáp án:
+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? là: a.Bác nông dân
b.Cô giáo em
c.Lớp trƣởng của chúng tôi d.Phòng học của lớp em e.Sông Hồng
40
+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào? là: a.thật thà, tốt bụng
b.rất xinh và hiền
c.rất chu đáo trong mọi công việc của lớp d.thật rộng rãi, sạch sẽ, ngăn nắp
e.thật đẹp và nên thơ
Dạng 4: Với một số từ ngữ cho trước sắp xếp thành các kiểu câu
Cho những từ, ngữ sau hãy sắp xếp thành câu kiểu Ai thếnào?
1.trong vắt, mùa thu, nƣớc hồ 2.cuối đông, trời, lạnh buốt 3.mái tóc, bà, bạc phơ, của
4.mùa xuân, không khí, hẳn lên, tƣơi vui
5.những hạt nƣớc, đọng, còn, trên, lá, nhƣ, những hạt ngọc, ánh lên
Đáp án:
1.Mùa thu, nƣớc hồ trong vắt. 2.Cuối động, trời lạnh buốt. 3.Mái tóc của bà bạc phơ.
4.Mùa xuân, không khí tƣơi vui hẳn lên.
5.Những hạt nƣớc đọng lại trên lá óng lên nhƣ những hạt ngọc.
Dạng 5: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu
Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì,con gì)? trong các câu sau:
a. Cây bƣởi nhà em rất sai quả. b. Năm nay, Hoa rất tiến bộ. c.Cáo già gian ác.
41
Đáp án:
a.Cái gì rất sai quả? b.Năm nay, ai rất tiến bộ? c.Con gì gian ác?
d.Sau cơn mƣa, cái gì lại sáng?
Dạng 6: Điền bộ phận còn thiếu thích hợp vào chỗ chấm để được các kiểu câu
Viết tiếp vào các dòng sau để có các câu viết theo mẫu Ai thế nào?
a.Bầy ong………