III. THỂ THỨC NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN ĐỊNH CHUẨN:
3. Phân loại các câu trắc nghiệm theo độ khó:
3.1. Bài trắc nghiệm tri giác 1:
Bảng 1: Độ khó của mỗi câu trắc nghiệm trong bài trắc nghiệm 1 (độ khó của mỗi câu trắc nghiệm = số người làm đúng câu đó / tổng số người làm trắc nghiệm)
Từ bảng 2 ta thấy có 2 câu trắc nghiệm có độ khó dưới mức 40, còn lại có độ khó rải từ trên 40 đến trên 90, trong đó mức độ trên 81 là 20 câu, chiếm tỷ lệ 50% câu hỏi. Bảng phân bố cho thấy phạm vi phân tán của độ khó điểm sô" tập trung về một phía. Kết quả này còn cho thấy việc phân bố độ khó các câu trắc nghiệm không đều trên tuyến phân bố bình thường. Nhưng nếu xem xét cách hỏi của từng loại tiểu nghiệm cho ta thây:
- Tiểu nghiệm mã hóa gồm 5 câu hỏi và mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn nên độ khó vừa phải của loại này là 62%
- Tiểu nghiệm giải mã có 5 câu hỏi và mỗi câu có 2 lựa chọn (đúng-sai) nên độ khó vừa phải là 75%
- Tiều nghiệm các từ có 6 câu hỏi và mỗi câu có 2 lựa chọn (đúng-sai) nên độ khó vừa phải là 75%
- Tiểu nghiệm dãy số có 6 câu hỏi và mỗi câu có 2 lựa chọn (đúng-sai) nên độ khó vừa phải là 75%
- Tiều nghiệm điền số có 5 câu hỏi và thuộc loại trả lời tự do nên độ khó vừa phải là 50%
- Tiểu nghiệm tìm ký tự có 5 câu hỏi và mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn nên độ khó vừa phải là 62.5%
- Tiểu nghiệm tìm nguyên âm và phụ âm có 4 câu hỏi và thuộc loại trả lời tự do nên độ khó vừa phải là 50%
- Tiểu nghiệm tìm số chẵn, số lẻ có 4 câu hỏi và thuộc loại trả lời tự do nên độ
khó vừa phải là 50%
Theo kết quả thống kê, độ khó của toàn bài là 76.2 % và độ khó lý thuyết của toàn bài là 59.9%. Nếu ta phân loại các độ khó theo các nhóm sau:
- Câu dễ: độ khó >=81
- Câu vừa phải: độ khó từ 51 đến 80 - Câu khó: độ khó từ 41 đến 50 - Câu rất khó: độ khó <=40
Thì ta có bảng phân loại vị trí của các câu trắc nghiệm như sau:
Bảng 3 cho ta thấy tỷ lệ các câu dễ chiếm 50% so với toàn bài tắc nghiệm, vì vậy ta có thể kết luận là bài trắc nghiệm này dễ so với học sinh lớp 5và lớp 6.
Nhìn vào bảng trên ta cũng thấy:
- Những câu trắc nghiệm thuộc loại dễ nằm ở các tiểu nghiệm: mã hóa, các từ, dãy số và tìm ký tự
- Những câu thuộc loại khó và vừa phải nằm rải rác ở các tiểu nghiệm khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu vào tiểu nghiệm giải mã và tiểu nghiệm điền số.
- Những câu thuộc loại rất khó nằm ở hai tiểu nghiệm cuối: tiểu nghiệm tìm nguyên âm, phụ âm và tiểu nghiệm tìm số chẳn và số lẻ.
3.2. Trắc nghiệm tri giác 2:
Bảng 4: Độ khó của mỗi câu trắc nghiệm trong bài trắc nghiệm tri giác 2
Từ bảng 5, có 2 câu trắc nghiệm có độ khó dưới mức 40, những câu trắc nghiệm còn lại có độ khó rải từ trên 41 đến trên 90. Trong đó phần lớn các câu trắc nghiệm có độ khó rải từ 51 đến trên 90, chiếm tỷ lệ 75% số câu hỏi. Bảng phân bố này cũng tương tự như bảng phân bố độ khó trong trắc nghiệm tri giác 1, phạm vi phân tán của độ khó điểm số tập trung về một phía và kết quả này cũng chứng tỏ độ khó của các câu trắc nghiệm phụ thuộc vào nội dung của từng loại tiểu nghiệm.
Bảng 6. Kết quả xếp loại các câu trắc nghiệm theo mức độ khó của bài trắc nghiệm tri giác 2
Từ bảng 6, cho thấy tỷ lệ các câu dễ chiếm 47% so với toàn bài trắc nghiệm, những câu có độ khó vừa phải chiếm tỷ lệ 42.5% và câu rất khó chiếm tỷ lệ 5% câu trắc nghiệm toàn bài.
Cũng giống như ở trắc nghiệm tri giác 1, ta thấy:
- Những câu trắc nghiệm thuộc loại dễ nằm ở các tiểu nghiệm mã hóa, các từ, dãy số và tìm ký tự
- Những câu thuộc loại khó vừa phải nằm rải rác ở các tiểu nghiệm khác nhau, nhưng tập trang chủ yếu vào tiểu nghiệm giải mã và tiểu nghiệm điền số.
- Những câu thuộc loại rất khó nằm ở hai tiểu nghiệm cuối: tiểu nghiệm tìm nguyên âm, phụ âm và tiểu nghiệm tìm số chẵn và số lẻ.
Kết luận: nếu xét cả hai bài trắc nghiệm tri giác 1 và 2 về độ khó ta thấy bài trắc nghiệm tri giác này là vừa sức đối với học sinh từ 10 tuổi đến 15 tuổi. Trong số 8 tiểu nghiệm được Hans Eysenck lựa chọn để đưa vào có những tiểu nghiệm dễ (mã hóa, các từ, dãy số và tìm ký tự), tiểu nghiệm khó vừa phải (tiểu nghiệm giải mã và điền số), tiểu nghiệm rất khó (tiểu nghiệm tìm nguyên âm, phụ âm và tìm số chẩn và số lẻ) đối với học sinh.