III. THỂ THỨC NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN ĐỊNH CHUẨN:
A- KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TRẮC NGHIÊ MỞ GIAI ĐOẠN CẢI BIÊN
Mục tiêu của giai đoạn cải biên 1 là:
- Xem xét nội dung các câu hỏi trắc nghiệm, cách diễn giải của các câu hỏi trắc nghiệm và cách cho điểm có phù hợp với độ tuổi và tình độ của học sinh Việt Nam không.
- Nhận định các câu trắc nghiệm tốt, xấu, dễ, khó để sửa chữa lại.
- Thống kê các câu trắc nghiệm dễ, khó, trung bình và độ phân cách của các câu
1.Kết quả thống kê về thành phần của mẫu theo khối lớp:
- Khối lớp 5 và 6: 99, chiếm tỷ lệ 43% - Khối lớp 7, 8, 9: 132, chiếm tỷ lệ 57%
2.Kết quả chung của từng bài trắc nghiệm:
2.1. Bài trắc nghiệm 1 (khối lớp 5 và 6):
- Số câu: 40
- Điểm trang bình: 56.263 Trung bình lý thuyết = 52.75 - ĐộkhóbàiTN= 76.2% Độ khó lý thuyết = 59.9% - Điểm nhỏ nhất: 22
- Điểm lớn nhất: 80
- Độ lệch tiêu chuẩn: 11.207
- Hệ số tin cậy bài trắc nghiệm = 0.834 Từ kết quả trên cho thấy:
- Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm cao (0.834) chứng tỏ bài trắc nghiệm này cho ra kết quả có tính vững chãi và tính ổn định cao, nghĩa là bài trắc nghiệm này đo đúng
tình độ của mẫu dân số học sinh.
- Điểm trung bình bài trắc nghiệm (56.263) lớn hơn điểm trung bình lý thuyết (52.75). Vì vậy bài trắc nghiệm này dễ so với học sinh.
- Nhìn vào độ khó bài trắc nghiệm (76.2 %) và độ khó lý thuyết (59.9 %) ta cũng thấy độ khó bài trắc nghiệm lớn hơn độ khó lý thuyết. Theo lý thuyết tính độ khó ta biết rằng độ khó càng cao thì bài trắc nghiệm càng dễ. Vì vậy bài trắc nghiệm này dễ so với học sinh lớp 5 và lớp 6.
- Khoảng cách "điểm nhỏ nhất" - là điểm thấp nhất mà học sinh có được trong bài trắc nghiệm - (đạt 22 điểm) và "điểm lớn nhất" - là điểm mà học sinh có được trong bài trắc nghiệm - (80 điểm) tương đối xa. Cùng với trị số của độ lệch chuẩn cao (11.207) cho phép ta kết luận độ phân tán điểm số của trắc nghiệm này là tốt.
Kết luận: bài trắc nghiệm tri giác Ì dành cho học sinh lứa tuổi từ 10 đến 12 là bài trắc nghiệm dễ so với học sinh ở độ tuổi này và bài trắc nghiệm có tính tin cậy cao.'
2.2. Bài trắc nghiệm 2 (khối lớp 7,8, 9):
- Số câu: 40
- Điểm trung binh = 54.273 Trung bình lý thuyết = 52.25
- Độ khó bài trắc nghiêm = 73.5 % Độ khó lý thuyết = 70.6 % - Điểm nhỏ nhất: 23
- Điểm lớn nhất: 79
- Độ lệch tiêu chuẩn: 14.917
- Hệ so tin cậy bài trắc nghiệm = 0.897
Tương tự như bài trắc nghiệm 1, ta có những nhận xét sau:
- Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm cao (0.897) chứng tỏ bài trắc nghiệm này cho ra kết quả có tính vững chãi và tính ổn định cao, nghĩa là nội dung bài trắc nghiệm đã đo đúng trình độ của mẫu dân số học sinh.
- Điểm trung bình bài trắc nghiệm (54.273) lớn hơn điểm trung bình lý thuyết (52.25). Vì vậy bài trắc nghiệm này dễ so với học sinh.
- Nhìn vào độ khó bài trắc nghiệm (76.2 %) và độ khó lý thuyết (70.6 %) ta cũng thấy độ khó bài trắc nghiệm lớn hơn độ khó lý thuyết. Theo lý thuyết tính độ khó ta biết rằng độ khó càng cao thì bài trắc nghiệm càng dễ. Vì vậy bài trắc nghiệm này dễ so với học sinh lớp 7, 8, 9.
- Khoảng cách giữa "điểm nhỏ nhất" (đạt 23 điểm) và "điểm lớn nhất" (79 điểm) tương đối xa. Cùng với trị số của độ lệch chuẩn cao (14.917) cho phép ta kết luận độ phân tán của điểm số trên tuyến bình thường rất tốt.
Kết luận: bài trắc nghiệm tri giác 2 dành cho học sinh lứa tuổi từ 13 đến 15 là bài trắc nghiệm dễ so với học sinh ở độ tuổi này và bài trắc nghiệm có tính tin cậy cao.
Nhận xét chung: so sánh các kết quả thống kê của hai bài trắc nghiệm, ta nhận thấy cả hai bài trắc nghiệm đều có điểm trung bình toàn bài gần như nhau (ở trắc nghiệm tri giác 1 là 56.263 và ở trắc nghiệm tri giác 2 là 54.273) và điểm trung bình lý thuyết gần như nhâu (ở trắc nhgiệm tri giác 1 là 52.75 và ở trắc nghiệm tri giác 2 là 52.25). Tuy nhiên khi so sánh độ khó ta thấy độ khó toàn bài của cả hai trắc nghiệm cũng gần như nhau (ở trắc nghiệm tri giác 1 là 76.2% và ở trắc nghiệm tri giác 2 là 73.5 %), nhưng độ khó lý thuyết của trắc nghiệm tri giác 2 (70.6 %) cao hơn độ khó lý thuyết của trắc nghiệm tri giác 1 (59.9%). Từ kết quả này cho ta kết luận là trắc nghiệm tri giác 2 dễ hơn trắc nghiệm tri giác 1.