III. THỂ THỨC NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN ĐỊNH CHUẨN:
3- Phân loại câu trắc nghiệm theo độ khó:
3.1. Trắc nghiệm tri giác 1:
Từ bảng 9 và 10 cho ta thấy độ khó của câu trắc nghiệm nằm rải rác trên tuyến bình thường, nhưng tập trung nhiều vào các mức độ: <40 (9 câu), 61-70 (6 câu), 81-90 (13 câu) và ỹ91 (6 câu). Điều này chứng tỏ bài trắc nghiệm tương đối khó so với học sinh.
Để xác định rõ hơn mối liên hệ giữa độ khó với nội dung các câu hỏi trắc nghiệm, ta có thể sắp xếp các câu trắc nghiệm ở trên theo bảng dưới đây:
Từ bảng 11 ta thấy tỷ lệ các câu dễ chiếm 47.5%, các câu khó vừa phải chiếm 22.5%, các câu khó chiếm 7.5% và các câu rất khó chiếm 22.5%. Như vậy tương quan giữa những câu khó và câu dễ gần bằng nhau.
Dựa vào bảng phân loại 11 và đọc lại nội dung từng câu trắc nghiệm, ta thấy mức độ khó, vừa phải hay dễ của các câu trắc nghiệm liên hệ với những loại tiểu nghiệm tri giác sau:
• Những câu dễ thuộc các tiểu nghiệm:
- Tiểu nghiệm mã hóa (câu 1, 2, 3, 5): để nghiên cứu năng lực phân loại, sắp xếp những tài liệu tri giác được ở mức độ trung bình.
- Tiểu nghiệm các từ (câu 10, 11, 12, 13, 14, 15): tìm hiểu năng lực phân biệt âm thanh của thính giác.
- Tiểu nghiệm dãy số (16, 17, 18): tìm hiểu khả năng so sánh, tri giác nhìn, trí nhớ thao tác và sự chú ý.
- Tiểu nghiệm tìm kỷ tự (27, 28, 29, 30, 31): tìm hiểu năng lực quan sát, tách biệt các chi tiết của các ký hiệu.
• Những câu khó vừa phải nằm ở rải rác các tiểu nghiệm, trong đó tập trung vào các tiểu nghiệm sau:
- Tiểu nghiệm dãy số (20, 21): tìm hiểu khả năng so sánh, tri giác nhìn, trí nhớ thao tác và sự chú ý.
- Tiểu nghiệm điền số (22, 23, 24, 25): tìm hiểu tốc độ của tri giác nhìn, khả năng chuyển đổi thông tin từ con số sang chữ cái và ngược lại.
• Những câu khó nằm tập trung chủ yếu vào tiểu nghiệm tìm số chẵn lẻ (câu 38, 39): tìm hiểu đặc điểm của tri giác nhìn, khả năng ghi nhớ các con số và vị trí của chúng.
• Những câu rất khó tập trung chủ yếu vào các tiểu nghiệm:
- Tiểu nghiệm giải mã (7, 8, 9): tìm hiểu năng lực phân loại, sắp xếp tài liệu đã tri giác được, năng lực so sánh và vạch ra những điểm giống hay khác nhau ở mức độ cao.
- Tiểu nghiệm tìm nguyên âm, phụ âm (32, 33, 34, 35, 36): tìm hiểu những đặc điểm của tri giác nhìn, khả năng ghi nhớ các chữ cái và vị trí của chúng, khả năng phân biệt âm thanh bằng thính giác.
Nhận xét: So sánh tiểu nghiệm tìm nguyên âm, phụ âm với tiểu nghiệm tìm số chẵn, lẻ ta thấy mặc dù yêu cầu thực hiện của lại bài tập này gần giống nhau nhưng tiểu nghiệm tìm nguyên âm, phụ âm lại có nhiều câu khó hơn tiểu nghiệm tìm số chẵn, lẻ. Điều này cho thấy học sinh có khả năng tri giác các con số nhanh hơn tri giác chữ. Hơn nữa, việc phân biệt số chẩn với số lẻ dễ hơn phân biệt nguyên âm với phụ âm.
Từ kết quả này, ta có thể kết luận: học sinh tuổi từ 10 đến 12 tuổi, do tư duy lô gíc đã bắt đầu phát triển nên các em có khả năng úi giác tốt khi đòi hỏi phải phân loại và sắp xếp, phân biệt điểm giông nhau và khác nhau với những tài liệu đã úi giác được. Tuy nhiên, khả năng kết hợp với các thao tác và với các quá trình tâm lý khác còn chưa cao nên các em lúng túng khi phải tri giác những đối tượng đòi hỏi phải có sự phôi hợp nhịp nhàng giữa ghi nhớ với các thao tác của các ngón tay và mắt. Đặc biệt các em lứa tuổi 10 đến 12 còn gặp khó khăn khi phải tri giác những chi tiết phức tạp, đòi hỏi phải có sự chú ý cao độ, sự tập trung thị giác, thính giác và sự nhuần nhuyễn trong việc nhận biết nhanh và chính xác vị trí của các âm, các từ và các con số. Chính vì vậy, những tiểu nghiệm giải mã và tìm số chẵn lẻ hoặc phụ âm nguyên âm đối với lứa tuổi 10-12 vẫn còn khó đối với các em. 3.2 Trắc nghiệm tri giác 2:
Từ bảng 12 và 13 ở trên, ta thấy hầu như độ khó của các câu trắc nghiệm nằm rải đều trên tuyến bình thường. Tuy nhiên, những câu có độ khó cao (câu dễ) nằm trên khoảng từ 81 đến 90, chiếm tỷ lệ 47.5% vẫn nhiều hơn những câu có độ khó thấp (câu khó) nằm trên khoảng <= 40 ( có 4 câu, chiếm tỷ lệ 10%). Nhưng ở bảng này, những câu có độ khó trung bình từ 61 đến 80 tương đối nhiều (15 câu, chiếm tỷ lệ 37.5%). Điều này chứng tỏ bài trắc này tương đối dễ so với lứa tuổi học sinh từ 13 đến 15 tuổi.
Bảng 14 giúp ta xác định rõ hơn mối liên hệ giữa độ khó với nội dung của các câu hỏi trắc nghiệm. Tỷ lệ các câu dễ chiếm 47.5%, cầu có độ khó vừa phải chiếm
37.5%, câu khó chiếm 5% và câu rất khó chiếm 10%. Kết quả này lại một lần nữa khẳng định bài trắc nghiệm này tương đối dễ so với lứa tuổi 13 đến 15 tuổi
Căn cứ vào vị trí của các câu ữắc nghiệm trên bảng cùng với nội dung của các câu trắc nghiệm, ta thấy mức độ khó, câu dễ hay câu khó vừa phải có liên hệ với những tiểu nghiệm sau:
• Những câu dễ có liên quan với những tiểu nghiệm: - Tiểu nghiệm mã hóa (Ì, 2, 3, 4)
- Tiểu nghiệm các tò (Ì Ì,,12, 13, 15) - Tiểu nghiệm dãy sô(17, 18, 19, 20, 21) - Tiểu nghiệm điền số (24, 26)
- Tiểu nghiệm tìm ký tự (28, 29, 30, 32)
• Những câu có độ khó vừa phải có liên quan với những tiểu nghiệm: - Tiểu nghiệm giải mã (6, 7, 8, 9)
- Tiểu nghiệm các từ (14, 16) - Tiểu nghiệm điền số(23, 25, 27)
- Tiểu nghiệm tìm số chẩn, lẻ (37, 39,40)
• Những câu khó nằm rải rác ở các tiểu nghiệm giải mã (10) và tìm nguyên âm, phụ âm (36)
• Những câu rất khó nằm ở các tiểu nghiệm:
- Tiểu nghiệm tìm phụ âm, nguyên âm (33, 34, 35) và tìm số chẵn, lẻ (38)
Nhận xét: so với trắc nghiệm dành cho tuổi từ 10 đến 12 có sự thay đổi về nội dung và chất lượng tri giác. Mặc dù nội dung của bài trắc nghiệm này phức tạp hơn nội dung của bài trắc nghiệm dành cho lứa tuổi từ 10 đến 12 tuổi, nhưng kết quả thu được ở trên cho thây học sinh lứa tuổi này cũng gặp những khó khăn khi tri giác những ký hiệu phức tạp, đòi hỏi phải tập trung chú ý cao, tính kiên nhẫn, khả năng phối hợp các quá trình tâm lý khác (trí nhớ, tư duy lôgic) như tiểu trắc nghiệm giải mã hay tiểu trắc nghiệm tìm phụ âm, nguyên âm. Tuy nhiên số lượng các câu trắc nghiệm
được cho là khó đối với lứa tuổi 13-15 giảm đi nhiều so với lứa tuổi 10-12 trong những tiểu trắc nghiệm này. Ngoài ra, những câu trắc nghiệm thuộc loại dễ cũng giống như đối với lứa tuổi 10-12, cũng tập trung vào các tiểu trắc nghiệm mã hóa, các từ, dãy số, tìm ký tự.
Một điểm cần chú ý nữa giữa bài trắc nghiệm tri giác của hai lửa tuổi này là nội dung các câu hỏi trong bài trắc nghiệm tri giác 2 dành cho lứa tuổi 13-15 khó hơn trong bài trắc nghiệm tri giác 1, nhưng kết quả thu được lại cho thấy bài trắc nghiệm tri giác Ì (độ khó 46.4) lại khó hơn bài trắc nghiệm tri giác 2 (độ khó 59). Điều này chứng tỏ khả năng về tri giác nhìn và thính giác của lứa tuổi 13-15 cao hơn lứa tuổi 10-12.