quan hệ mới giữa cái trừu tượng và cái cụ thể.
3. Trắc nghiệm tri giác của Hans Eysenck dành cho học sinh từ 10 đến 15 tuổi: tuổi:
3.1.Sơ lược về Hans Eysenck (? - 1997):
Hans Eysenck sinh ra ở Berlin, nhưng ông đã đi khỏi nước Đức để phản đối chế độ phát xít và chính sách chiến tranh của Hitler. Ông đậu tiến sỹ tâm lý tại trường Đại học tổng hợp Luân- đôn và sáng lập ra khoa tâm lý học tại Viện tâm thần học. Ông được coi là một trong số mười nhà tâm lý học có ảnh hưởng nhất trên thế giới trong thế kỷ XX. Những nghiên cứu của ông được thực hiện trên các lĩnh vực: trí tuệ, nhân cách và di truyền học trên 50 năm. Ông đã viết trên 70 quyển sách và 1000 bài báo khoa học. Ông là người chịu trách nhiệm lãnh đạo ngành tâm lý học ứng dụng ở nước Anh.
3.2.Trắc nghiệm tri giác của Hans Eysenck (1996) dành cho lứa tuổi từ 10 đến 15 tuổi:
Trắc nghiệm tri giác này là một trong năm trắc nghiệm được tác giả lấy ra từ bộ trắc nghiệm đo lường trí thông minh của Hans Eysenck dành cho học sinh từ 10 đến 15 tuổi. Bộ trắc nghiệm đo lường trí thông minh này được Hans Eysenck soạn thảo trên tinh thần kế thừa những thành tựu nghiên cứu về đo lường tri thông minh hiện đại. Đó là Bảng các yếu tố năng lực trí thông minh (g) của Hakstian và McK. Cattell (1974). Trong đó những yếu tố liên quan đến năng lực tri giác gồm:
+ Yếu tố P: là yếu tố tri giác tốc độ và tri giác sự chính xác. Tìm hiểu và đánh giá xem một cặp kích thích có tương đồng hay không. Đó là việc nhận biết các chi tiết thị giác và khả năng tri giác các điểm tương tự và khác nhau trong mẫu thiết kế thị giác.
+ Yếu tố Cs: là yếu tố tri giác tốc độ đóng kín. Tìm hiểu khả năng hoàn thành tri giác một tổng giác khi các thành phần của kích thích đã biến mất. Tốc độ tri giác ở
đây còn có ý nghĩa là nhận biết một cách chi tiết các dãy số, các ký hiệu, các từ,... để tri giác được các điểm tương tự và khác nhau bằng thị giác một cách nhanh chóng.
+ Yếu tố Gv (hay còn gọi là yếu tố Pv): là yếu tố tầm nhìn. Khả năng định hướng trong không gian và hình dung kết quả của công việc.
+ Yếu tố Gs: là yếu tố tốc độ nhận thức. Khả năng và tốc độ cơ học khi thực hiện phép tính và viết.
+ Yếu tố Ma: là yếu tố trí nhớ liên hệ. Ghi nhớ mối liên hệ giữa các cặp từ-eon số và cặp chữ số-con số.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác trong trắc nghiệm tri giác này được Hans Eysenck đưa như là những yếu tố hỗ trợ cho quá trình tri giác được hoàn thiện hơn, đó là các yếu tố:
+ Yếu tố Ms: là yếu tố trí nhớ bắc cầu. Nhớ ngắn hạn các con số hoặc chữ cái. + Yếu tố Mm: là yếu tố ghi nhớ có ý nghĩa. Ghi nhớ các mối liên hệ có ý nghĩa giữa các cặp từ - ký hiệu, con số - từ với nhau.
+ Yếu tố A: là yếu tố mục tiêu. Nghiên cứu tốc độ phối hợp giữa mắt và tay. KẾT LUẬN
1.Vấn đề về tri giác nói chung và tri giác tri giác nhìn và thính giác nói riêng của lứa tuổi từ 10 đến 15 tuổi đã có một số nhà tâm lý học trong và ngoài nước nghiên cứu ở các mức độ khác nhau.
2.Các kết quả nghiên cứu về sự hình thành và phát triển tri giác có thể khác nhau về điểm xuất phát, song đều cho rằng: tri giác xuất hiện sớm và phát triển mạnh suốt thời kỳ tuổi mẫu giáo đến tuổi thiếu niên; sự phát triển tri giác gắn liền với hành động.
3.Sự phát triển tri giác nhìn và thính giác có sự khác biệt rõ rệt giữa hai giai đoạn tuổi: từ 10 đến 12 tuổi và từ 13 đến 15 tuổi. Giai đoạn từ 10 đến 12 tuổi gắn liền với tư duy trực quan cụ thể, còn giai đoạn từ 13 đến 15 tuổi bắt đầu gắn liền với tư duy trực quan trừu tượng.
4.Những đặc điểm về tri giác nhìn và thính giác của học sinh lứa tuổi từ 10 đến 15 tuổi gắn liền với đối tương tri giác như: các ký hiệu đã được mã hóa, các con số,
các chữ cái, ... Đây là những yếu tố cần thiết cho học sinh trong quá trình học tập 5.Phát triển khả năng quan sát và quan sát có mục đích ở học sinh là điều kiện cần thiết giúp cho học sinh học tập tốt đồng thời giúp học sinh phát triển trí tuệ.