1.Chọn mẫu:
Tổng số học sinh được chọn để nghiên cứu ở giai đoạn này là 231 ở các khối lớp 5, 6, 7, 8, 9 tại trường tiểu học Khai Minh, quận 1 và trường PTTHCS Cầu Kiệu, TP.HỒ Chí Minh và được phân bố như sau:
- Khối học sinh lớp 5 và 6: 99 em (chiếm 43%) - Khối học sinh lớp 7, 8, 9: 132 em (chiếm 57%)
2.Dụng cụ đo lường:
Dụng cụ đo lường gồm hai trắc nghiệm tri giác, mỗi trắc nghiệm có 40 câu. - Trắc nghiệm tri giác dành cho lứa tuổi từ 10 đến 12 tuổi (tương đương với học sinh lớp 5 và 6).
- Trắc nghiệm tri giác dành cho lứa tuổi từ 13 đến 15 tuổi (tương đương với học sinh lớp 7, 8, 9).
Trắc nghiệm tri giác này là một trắc nghiệm của bộ trắc nghiệm đo lường trí thông minh Hans Eysenck soạn thảo dành cho lứa tuổi từ lo đến 15 tuổi. Trắc nghiệm này đã được tác giả dịch và sửa đổi cho phù hợp hoàn cảnh và tâm lý của học sinh
Việt Nam.
2.1.Cấu trúc của bài trắc nghiệm:
Toàn bài trắc nghiệm tri giác này có 40 câu, trọng đó có các loại tiểu nghiệm sau:
- Tiểu nghiệm mã hóa: nhiệm vụ của nghiệm thể là phải so sánh đối chiếu những con số đã được mã hóa để tìm ra hàng dãy số nào có những chữ số phù hợp với các ký hiệu đã cho. Tiểu nghiệm này nhằm nghiên cứu năng lực phân loại, sắp xếp những tài liệu đã tri giác được, năng lực so sánh, năng lực vạch ra sự giống nhau và khác nhau ở mức độ trung bình.
- Tiểu nghiệm giải mã: nhiệm vụ của nghiệm thể là nhìn vào cột các từ đã được "mã hóa" và bằng cách so sánh, đối chiếu những mã hóa khác nhau đế giải mã các từ đó. Tiểu nghiệm này dùng để nghiên cứu năng lực phân loại, sắp xếp tài liệu đã tri giác được, năng lực so sánh, vạch ra những điểm giống nhau và khác nhau ở mức độ phức tạp hơn tiểu nghiệm mã hóa.
- Tiểu nghiệm các từ: nhiệm vụ của nghiệm thể là đọc to các từ đã cho lên để so sánh chúng phát âm giống nhau hay khác nhau. Tiểu nghiệm này nhằm nghiên cứu khả năng phân biệt âm thanh của tri giác thính giác.
- Tiểu nghiệm dãy số: nhiệm vụ của nghiệm thể là so sánh hai dãy số đã cho xem chúng giống nhau hay khác nhau. Tiểu nghiệm này dùng để nghiên cứu khả năng so sánh, tri giác nhìn, trí nhớ thao tác và tập trung chú ý.
- Tiểu nghiệm điền số: nhiệm vụ của nghiệm thể là dựa vào bảng mã hóa các chữ đã cho sẩn để tìm ra các con số tương ứng, sau đó tính toán ra kết quả từ những chữ cái đã cho. Tiểu nghiệm này nhằm nghiên cứu tốc độ của tri giác nhìn, khả năng chuyển đổi thông tin từ con số sang chữ cái và ngược lại.
- Tiểu nghiệm tìm ký tự: nghiệm thể cần phải so sánh, đối chiếu những ký hiệu đã cho để tìm ra ký hiệu giống với kỷ hiệu đã cho. Tiểu nghiệm này nghiên cứu những đặc điểm của tri giác nhìn, óc quan sát, năng lực tách biệt các chi tiết của các ký hiệu.
- Tiểu nghiệm tìm nguyên âm và phụ âm: trong mỗi một dãy các nguyên âm và phụ âm cho sẩn, nghiệm thể cần phải tìm ra phụ âm và nguyên âm nào đáp ứng với
yêu cầu của đề bài. Tiểu nghiệm này nhằm nghiên cứu những đặc điểm của tri giác nhìn, khả năng ghi nhớ các chữ cái và vị trí của chúng, khả năng phân biệt các âm thanh bằng thính giác và khả năng tập trung chú ý.
- Tiểu nghiệm tìm số chẩn và số lẻ: tương tự như tiểu nghiệm tìm nguyên âm và phụ âm, trong mỗi một dãy các con số đã cho sẩn, nghiệm thể cần phải tìm ra những số chấn và số lẻ nào đáp ứng với yêu cầu của đề bài. Tiểu nghiệm này nhằm nghiên cứu những đặc điểm của tri giác nhìn, khả năng ghi nhớ các con số và vị trí của chúng.
Nhìn chung, những bài tập trong trắc nghiệm tri giác nhằm:
- Tìm hiểu sự tái hiện nhanh, sự tổng hợp thị giác-vận động, các hình ảnh thị giác.
- Tìm hiểu khả năng của tri giác nhìn, phân tích các hình ảnh thị giác, phân tích âm thanh bằng thính giác.
- Tìm hiểu tốc độ của sự tái tạo hình ảnh thính giác, hình ảnh thị giác.
- Trong trắc nghiệm tri giác này còn nghiên cứu mối liên hệ giữa tri giác với các quá trình tâm lý khác như: trí nhớ liên hệ, trí nhớ bắc cầu, ghi nhớ có ý nghĩa và tìm hiểu khả năng tập trung chú ý của nghiệm thể.
2.2.So sánh hai bài trắc nghiệm tri giác:
Bài trắc nghiệm tri giác (1) dành cho lứa tuổi từ 10 đến 12 tuổi và bài trắc nghiệm tri giác (2) dành cho lứa tuổi từ 13 đến 15 tuổi. Nhìn chung hai bài trắc nghiệm tri giác này có bố cục và nội dung tương đối giống nhau, gồm các tiểu nghiệm: mã hóa, giải mã, các từ, dãy số, điền số, tìm ký tự, tìm nguyên âm, phụ âm và tìm số chẩn, lẻ. cả hai bài trắc nghiệm đều có tổng số câu là 40 câu.
Một số điểm khác nhau của hai bài trắc nghiệm: khác nhau về số lượng các bài tập trong từng tiểu nghiệm và khác nhau về độ khó của từng bài tập trắc nghiệm
• Trắc nghiệm tri giác dành cho tuổi 10 đến 12: - Tiểu nghiệm mã hóa gồm 5 câu hỏi
- Tiểu nghiệm các từ có 6 câu hỏi - Tiểu nghiệm dãy số có 6 câu hỏi - Tiểu nghiệm điền số có 5 câu hỏi - Tiểu nghiệm tìm ký tự có 5 câu hỏi
- Tiểu nghiệm tìm nguyên âm và phụ âm có 5 câu hỏi - Tiểu nghiệm tìm số chẵn, số lẻ có 4 câu hỏi.
• Trắc nghiệm tri giác dành cho tuổi từ 13 đến 15 tuổi: - Tiểu nghiệm mã hóa gồm 5 câu hỏi
- Tiểu nghiệm giải mã có 5 câu hỏi - Tiều nghiệm các từ có 6 câu hỏi - Tiểu nghiệm dãy số có 6 cảu hồi - Tiểu nghiệm điền số co 5 câu hỏi - Tiểu nghiệm tìm ký tự cổ 5 câu hỏi
- Tiểu nghiệm tìm nguyên âm và phụ âm có 4 câu hỏi
- Tiểu nghiệm tìm số chẵn, số lẻ có 4 câu hỏi. Cách chấm điểm: - Tiểu nghiệm mã hóa: mỗi câu đúng được Ì điểm
- Tiểu nghiệm giải mã: mỗi câu đúng được 2 điểm - Tiểu nghiệm các từ: mỗi câu đúng được 2 điểm - Tiểu nghiệm dãy số: mỗi câu đúng được 2 điểm -. Tiểu nghiệm điền số: mỗi câu đúng được 2 điểm - Tiểu nghiệm tìm ký tự: mỗi câu đúng được 2 điểm
- Tiểu nghiệm tìm nguyên âm và phụ âm: đúng 4 phần được 1 điểm, đúng 7 phần được 2 điểm, đúng 10 phần được 3 điểm
- Tiểu nghiệm tìm số chẩn, số lẻ: đúng 4 phần được 1 điểm, đúng 7 phần được 2 điểm, đúng 9 phần được 3 điểm, đúng 12 phần được 4 điểm.
2.3.Hệ số tin cậy của hai bài trắc nghiệm sau giai đoạn cải biên 1:
- Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm tri giác 1 = 0.834 - Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm tri giác 2 = 0.897