III. THỂ THỨC NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN ĐỊNH CHUẨN:
8. Phân tích các chỉ số bài trắc nghiệm theo loại hình trường bán công và công l ập:
8.1. Bài trắc nghiệm tri giác 1
8.1.1. Kết quả tổng hợp:
Bảng 24. Trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, hệ số tin cậy ở hai nhóm
Chi-Square = .331 DF = 1 P (xác suất) = .565 - Kiểm nghiệm t so sánh trung bình 2 nhóm:
T = - 9.114 P (xác suất) = 0.000 - Tổng điểm trung bình: 45.685
- Độ lệch tiêu chuẩn: 10.762 Từ bảng trên, ta nhận thấy:
- Có sự đồng nhất về biến lượng của 2 loại hình trường bán công và công lập - Có sự khác biệt ý nghĩa giữa tổng điểm trung bình của 2 loại trường
- Độ lệch tiêu chuẩn cao chứng tỏ sự phân tán của điểm số tốt.
Như vậy, bài trắc nghiệm tri giác 1 tác động không như nhau đôi với hai loại hình trường bán công và công lập ở lớp 6.
8.1.2. So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tổng điểm của các tiểu nghiệm của mỗi nhóm trường và kết quả kiểm nghiệm
Bảng 25. So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tổng điểm của các tiểu nghiệm của mỗi nhóm trường và kết quả kiểm nghiệm
Từ bảng trên, ta có nhận xét sau:
- Do xác suất p ở tất cả 8 tiểu nghiệm đều nhỏ hơn mức xác suất .01 nên đều có sự khác biệt có ý nghĩa giữa trung bình điểm số của hai lại hình trường bán công và công lập. Đặc biệt những tiểu nghiệm (giải mã, các từ, tìm ký tự, nguyên âm và phụ âm, số chẩn lẻ) có mức xác suất 0.000 đều thể hiện sự khác biệt rất cao về trung bình điểm số giữa trường bán công và trường công lập.
- Ở tất cả 8 tiểu nghiệm, trung bình điểm số của nhóm trường công lập cao hơn trung bình điểm số của nhóm trường bán công. Do đó ta có thể kết luận là học sinh công lập có khả năng úi giác tốt hơn học sinh trường bán công.
-Quan sát cột độ lệch tiêu chuẩn về điểm số của cả hai trường bán công và công lập ta thấy nhìn chung độ phân tán điểm số của cả hai nhóm đều xấp xỉ như nhau (ngoại trừ tiểu nghiệm mã hóa và dãy số).
8.2. Bài trắc nghiệm tri giác 2:
8.2.1. Kết quả tổng hợp:
Bảng 26. Trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, hệ số tin cậy ở hai nhóm - Kiểm nghiệm Bartlett về tính đồng nhất của các biến lượng nhóm: Chi-Square = 2.184 DF = 1 P (xác suất) = 0.139 - Kiểm nghiệm t so sánh trung bình 2 nhóm:
T = -11.145 P (xác suất) = 0.000 - Tổng điểm trung bình: 49.785
- Độ lệch tiêu chuẩn: 11.631 Từ bảng trên, ta nhận thấy:
- Có sự đồng nhất về biến lượng của 2 loại hình trường bán công và công lập - Có sự khác biệt ý nghĩa giữa tổng điểm trung bình của 2 loại trường
- Độ lệch tiêu chuẩn cao chứng tỏ sự phân tán của điểm số tốt.
Như vậy, bài trắc nghiệm tri giác 2 tác động không như nhau đối với hai loại hình trường bán công và công lập ở lớp 7, 8, 9.
8.2.2. So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tống điểm của các tiểu nghiệm cửa mỗi nhóm trường và kết quả kiểm nghiệm
Bảng 27: So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn
Từ bảng 27 ở trên, ta có nhận xét sau:
- Do xác suất P ở tất cả 8 tiểu nghiệm đều nhỏ hơn mức xác suất .01 nên đều có sự khác biệt có ý nghĩa giữa trung bình điểm số của hai lại hình trường bán công và công lập. Đặc biệt hầu như tất cả các tiểu nghiệm đều có mức xác suất 0.000 nên đã thể hiện sự khác biệt rất cao về trung bình điểm số giữa trường bán công và trường công lập.
- Ớ tất cả 8 tiểu nghiệm, trung bình điểm số của nhóm trường công lập cao hơn trung bình điểm số của nhóm trường bán công. Do đó ta có thể kết luận là học sinh công lập có khả năng tri giác tốt hơn học sinh trường bán công.
- Quan sát cột độ lệch tiêu chuẩn về điểm số của cả hai trường bán công và công lập ta thấy nhìn chung độ phân tán điểm số của cả hai nhóm đều xấp xỉ như nhau (ngoại trừ tiểu nghiệm số chẩn lẻ).