Giá trị sản xuất các loại nấm ăn trong cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 47)

Trong sản xuất hàng hóa, mỗi địa phương cần phát huy lợi thế so sánh của mình. Tiên Lãng là huyện thuần nông, có lợi thế nhất định về nuôi trồng nấm ăn mà đặc biệt là nấm rơm. Thời gian qua Hải Phòng từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp được ưu tiên đầu tư phát triển. Huyện Tiên Lãng đã và đang triển khai chiến lược xây dựng là huyện nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 mà trọng tâm là phát triển nông nghiệp, nuôi trồng cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao trên đơn vị canh tác đem lại thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Với lợi thế là huyện nông nghiệp có nguồn nguyên liệu là rơm rạ dồi dào phục vụ phát triển nghề trồng rơm. Đây là loại cây trồng mang lại hiệu quả cao và tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu có sẵn là rơm rạ, đồng thời giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường khi các hộ nông dân sau khi thu hoach lúa đốt rơm rạ trên đồng ruộng.

Nhìn chung, giá trị sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng giá trị sản xuất của tất cả các ngành trong huyện. Năm 2009 giá trị sản xuất nấm ăn chỉ bằng 2,18%, năm 2010 chiếm 3,22% và đến năm 2011 chiếm 2,63%. Giá trị sản xuất nấm ăn tăng giảm không đều qua các năm do giá trị sản xuất của nấm rơm và nấm sò tăng giảm không đều. Năm 2009 giá trị sản xuất nấm ăn mới đạt 15,174 tỉ đồng, nhưng đến năm 2010 đã đạt tăng lên 23,72 tỉ đồng. Điều đó cho thấy nghề sản xuất nấm ăn có triển vọng phát triển và bền vững trong ngành nông nghiệp, mặc dù nghề trồng nấm ăn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trong huyện. Tuy nhiên đến năm 2011 giá trị sản xuất của nấm ăn lại giảm còn 17,74 tỉ đồng. Do đó nghề trồng nấm ăn của huyện cần được các cơ quan nhà nước quan tâm hỗ trợ đặc biệt là về kỹ thuật nuôi trồng nấm cho bà con nông dân.

Theo bảng trên, ta thấy Tiên Lãng là huyện có nghề trồng nấm sò phát triển nhất trong các loại nấm ăn. Sau đó là nấm rơm. Giá trị sản xuất của nấm mỡ đạt ít nhất. Giá trị sản xuất nấm rơm qua 3 năm nghiên cứu có sự biến động tương đối lớn. Năm 2009 giá trị sản xuất của nấm rơm đạt gần 7 tỉ đồng

năng suất và sản lượng nấm rơm tăng nên giá trị sản xuất của nấm rơm tăng đáng kể đạt 9,98 tỉ đồng chiếm 42,09%. Năm 2011 do sản lượng và năng suất giảm so với năm 2010 nên giá trị sản xuất nấm rơm của huyện giảm xuống còn 7,6 tỉ đồng chiếm 42,62% giá trị sản xuất của nấm ăn.

Cơ cấu giá trị sản xuất các loại nấm ăn.

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 GTSX nông nghiệp 695592 100 735528 100 674835 100,00 GTSX nấm ăn 15174 2,18 23720,6 3,22 17739,3 2,63 GTSX nấm rơm 6969,5 45,93 9984,3 42,09 7561,2 42,62 GTSX nấm sò 7084,8 46,69 11587,7 48,85 7863,2 44,33 GTSX nấm mỡ 1119,4 7,38 2148,6 9,06 2314,9 13,05

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 47)