Về sản xuất
Nhìn chung sản xuất nấm ăn nói chung và nấm rơm nói riêng tại huyện Tiên Lãng trong những năm qua đã có những bước phát triển tốt thể hiện trên các mặt: số hộ tham gia trồng nấm rơm, lượng nguyên liệu sử dụng đưa vào trồng nấm, năng suất, sản lượng nấm rơm.
Hình thức tổ chức sản xuất phát triển theo chiều hướng từ sản xuất tự phát, nhỏ lẻ rải rác trên khắp các xã trong huyện sang sản xuất tập trung quy mô lớn. Hiện nay trạm khuyến nông huyện đang nghiên cứu và tập huấn cho các hộ trồng nấm có thể trồng nấm ngay ngoài đồng, tranh thủ khi đồng ruộng chờ vụ lúa mới. Đây là một phương pháp rất tốt, làm giảm công vận chuyển nguyên liệu về các gia đình, đồng thời tận dụng được địa điểm sản xuất.
Cơ cấu sản xuất nấm rơm của huyện đang từng bước được hoàn thiện. Vị trí của nấm rơm được khẳng định và ngày càng được chú trọng hơn.
Việc tăng cường các biện pháp khoa học kỹ thuật ngày càng được chú ý nhất là khâu giống và vấn đề chuyển giao công nghệ sản xuất. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với trạm khuyến nông huyện tổ chức tập huấn kỹ trồng nấm rơm cho các hộ trồng mới. Đồng thời giúp các hộ nông
Thị trường nấm rơm đang từng bước được mở rộng và khá đa dạng. Hệ thống kênh tiêu thụ đa dạng tạo điều kiện cho việc tiêu thụ tốt hơn.
Để đạt được những thành tựu trên là do: việc nhanh chóng chuyển đổi cơ chế quản lý, cũng như hình thức tổ chức sản xuất nấm rơm thích hợp trong vùng là động lực cho phát triển sản xuất nấm rơm. Hình thức kinh tế hộ vẫn là chủ đạo trong nuôi trồng nấm. Sản xuất trong nông hộ đã có lãi, nếu tận dụng tốt hơn nguồn nguyên liệu có sẵn thì lợi nhuận thu được tiếp tục tăng lên.
Về tiêu thụ sản phẩm.
Công tác tiêu thụ sản phẩm nấm rơm hiện nay đã tương đối đi vào cơ cấu. Thương hiệu nấm rơm Tiên Lãng phần nào đã có thương hiệu trên thị trường. Do đó việc tiêu thụ nấm trực tiếp đến người tiêu dùng đơn giản hơn. Các tư thương thu mua nấm đã có nhiều năm thu gom của các hộ nông dân nên đã tạo được uy tín với người dân, giảm tình trạng ép giá nấm rơm. Đối với các công ty chế biến hầu hết chỉ có 2 cơ sở chế biến của địa phương thu mua trực tiếp của người dân, các công ty khác chủ yếu thu mua qua tư thương.
Tiêu thụ nấm rơm ở Tiên Lãng chưa có sự can thiệp của nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của người sản xuất. Chưa có các hợp tác xã đứng ra bao tiêu sản phẩm. Hình thức này ở các địa phương trồng nấm khác tương đối phát triển. Đặc biệt các hợp tác xã này còn là đầu mối cung ứng giống nấm cho các hộ nông dân. Tuy nhiên hiện nay về giống nấm rơm, hầu hết các hộ nông dân đều phải tự tìm kiếm các giống nấm rơm ngoài thị trường, ở các trung tâm khuyến nông. Một số hộ do thiếu hiểu biết còn sử dụng giống nấm nhập lậu từ Trung Quốc, không rõ nguồn gốc.
Tóm lại, sản xuất và tiêu thụ nấm rơm bước đầu đã có hiệu quả về kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện mọi mặt cho đời sống của người dân trong vùng.