Kênh tiêu thụ nấm rơm trong huyện đang phát triển theo chiều hướng giảm dần tỷ lệ tiêu thụ trực tiếp và tăng cường tiêu thụ qua mạng lưới trung gian (chủ yếu là người thu gom). Nhìn chung kênh tiêu thụ hiện nay chi phối lượng sản phẩm bán ra trên thị trường theo sự biến động của giá cả.
Hiện nay đang tồn tại kênh tiêu thụ sau: - Kênh trực tiếp
Kênh này là kênh quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm nấm rơm tươi,
sản lượng kênh này tiêu thụ tới 21,7 % tổng sản lượng nấm rơm tươi được tiêu thụ trên thị trường. Kênh tiêu thụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cao hơn so với tiêu thụ gián tiếp do không phải chia sẻ lợi nhuận cho các đối tượng khác nhưng lại tốn thêm nhân công và địa điểm để tiêu thụ. Kênh tiêu thụ này chỉ có thể tồn tại đối với những hộ nông dân trồng nấm nhỏ lẻ, sản lượng ít.
- Kênh 1 cấp
- Kênh 2 cấp
Kênh này tiêu thụ mang lại hiệu quả lớn hơn trong tiêu thụ nấm rơm chiếm phần còn lại trong tổng sản lượng tiêu thụ nấm rơm tươi. Hộ nông dân tiêu thụ qua kênh này phải chia lợi nhuận cho các đối tượng trung gian nhưng lại không mất nhân công để tiêu thụ và không bị ảnh hưởng của quá trình biến động của thị trường, nhất là đối với giá cả. Kênh tiêu thụ này phát huy hiệu quả đối với những hộ nông dân có quy mô sản xuất và sản lượng nấm ăn lớn. Quá trình tiêu thụ bằng kênh này giúp hộ nông dân tiết kiệm được chi phí nhân công và quá trình tìm hiểu đầu ra. Vì đối với những hộ sản xuất với sản lượng lớn không thể tự tiêu thụ bằng hình thức bán lẻ.