mô hình sản xuất nấm tập trung không những để sản xuất tốt hơn mà cả phát triển thị trường và quảng bá thương hiệu sản phẩm trong ngày gần đây nhất, đó là mong muốn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những hộ trồng nấm.
4.5.2 Những quan điểm – định hướng trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm rơm nấm rơm
*Những quan điểm phát triển chủ yếu - Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm này thì sản xuất kinh doanh nấm rơm được coi là một hệ thống chặt chẽ gồm 3 khâu chính:
+ Sản xuất: Ta phải lựa chọn vùng tổ chức sản xuất nấm sao cho ít bị ảnh hưởng của thời tiết, gần vùng dân cư, gần đường để có thể tiêu thụ một cách nhanh chóng nhất. Đồng thời phải lựa chọn công nghệ sản xuất như là giống, chuyển giao công nghệ để nấm rơm cho năng suất cao, chất lượng đảm bảo, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Chế biến: Phải chọn sản phẩm nấm rơm để chế biến sao cho đạt kết quả cao, công nghệ chế biến phải phù hợp. Đồng thời địa điểm chế biến và hợp đồng thu mua nguyên liệu phải thật thuận lợi.
nhanh, được nhiều.
Với một trình tự như trên thì việc sản xuất kinh doanh nấm rơm bắt đầu bằng việc nuôi trồng nấm (khâu sản xuất), tiếp theo là khâu chế biến công nghiệp các sản phẩm về nấm rơm, khâu cuối cùng là khâu tiêu thụ sản phẩm, nó quyết định thành bại của sản xuất. Cái chính của khâu này là tìm thị trường và bạn hàng ổn định lâu dài. Đồng thời tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng cũng rất quan trọng, làm tốt điều này để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.
- Quan điểm sản xuất hàng hóa
Khi nền kinh tế thị trường phát triển và phân công lao động xã hội ngày càng tỉ mỉ, năng suất lao động trong nông nghiệp được nâng lên thì việc sản xuất nấm rơm từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa. Đây là xu thế có tính quy luật của sự phát triển. Vì vậy, việc sản xuất nấm rơm trong huyện muốn đạt hiệu quả cao thì nhất định phải chú ý đến vấn đề này. Như vậy, trong quá trình phát triển phải có những chính sách và giải pháp đúng đắn, hợp lý từng bước cho việc hình thành các trang trại…chỉ có như vậy thì mới có thể đưa những tiến bộ kỹ thuật vào, làm tăng một cách đáng kể năng suất và sản lượng nấm rơm hàng hóa.
- Quan điểm hiệu quả: Ngày nay, chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN. Trong điều kiện đó thì việc giao lưu kinh tế giữa các địa phương ngày càng phát triển và được Nhà nước khuyến khích nhất là trong việc thu mua bán trao đổi những sản phẩm của nông nghiệp như sản phẩm nấm ăn. Mặt khác, việc giao lưu về kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng mở mang và phát triển nhanh chóng[,tr.103]. Trong điều kiện mua bán trao đổi một loại sản phẩm đã trở nên bình thường thì một điều tất yếu là sản xuất phải tính đến hiệu quả kinh tế xã hội.
Việc sản xuất nấm rơm phải mang lại hiệu quả kinh tế cao, tức là sản xuất phải đạt được lợi nhuận cao/ một ngày công lao động, / 1 tấn nguyên liệu, / 1 đồng vốn bỏ ra.
Việc sản xuất , chế biến và tiêu thụ nấm rơm phải góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân nông thôn.
+ Quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái: Bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm vì hiện nay việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi đã làm hủy hoại môi sinh một cách nghiêm trọng. Mặt khác,việc lựa chọn hóa chất không khoa học (thuốc trừ sâu, sử dụng phân bón hóa học quá nhiều) đã làm cho nguồn nước và không khí bị ô nhiễm nặng nề.
Sản xuất nấm rơm không sủ dụng hóa chất, không nuôi trồng trực tiếp trên đất (trừ nấm mỡ) nên có thể tạo sản phẩm sạch, tạo ra lượng phân hữu cơ cho đồng ruộng, góp phần vào bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển một nền nông nghiệp sạch, bền vững.
* Định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trên địa bàn huyện
Chủ trương của tỉnh Hải Phòng từ năm 2008 đến 2010 chuyển dịch nhanh và mạnh cơ cấu kinh tế trong đó khuyến khích phát triển đa dạng hóa các ngành nghề trong nông thôn làm phá vỡ thế độc canh cây lúa, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn – cơ cấu nông – công nghiệp, dịch vụ có tỷ trọng hàng hóa lớn, hiệu quả kinh tế cao, góp phần đắc lực vào quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn.
Thực hiện chủ trương của tỉnh Ủy – UBND tỉnh Hải Phòng, huyện Tiên Lãng đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn 2015. Trong đó xác định nghề trồng nấm là một trong các giải pháp quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Thông qua việc phát triển nghề trồng nấm đã không ngừng tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nông hộ. Trên cơ sở tổng kết các mô hình và rút kinh nghiệm triển khai sản xuất, phấn đấu trong 20 xã và thị trấn thì xã nào cũng có hộ trồng nấm, trung bình mỗi năm sản xuất được 2.000 đến 2.500 tấn thương phẩm các loại. Trong những năm tiếp theo của thời kỳ CNH – HĐH
nguyên liệu khác có thể tạo ra trên 7.000 tấn nấm thương phẩm các loại từ năm 2010 trở đi. Phấn đấu tạo nguồn nguyên liệu ổn định để thu hút các nhà đầu tư vào xây dựng nhà máy chế biến nấm và các mặt hàng nông sản khác[ ]. Chiến lược phát triển nghề trồng nấm của huyện hoàn toàn có thể thực hiện được, do các lợi thế có sẵn của huyện. Mặt khác khoa học công nghệ về giống và công nghệ nuôi trồng đã được cải tiến tạo bước nhảy vọt về năng suất và chất lượng nấm khi tham gia vào thị trường nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (xem chi tiết bảng ).
Với kế hoạch sản xuất nấm trong bảng thấy rằng: Lượng nguyên liệu sử dụng vào nuôi trồng nấm mỡ, nấm rơm tăng nhanh bởi đây là lợi thế của vùng sản xuất lúa của Đồng bằng Sông Hồng, hơn thế nữa thị trường tiêu thụ rất lớn nhất là cho xuất khẩu; riêng nấm sò số lượng nguyên liệu giảm do thị trường tiêu thụ có giới hạn chỉ tập trung vào thị trường nội tiêu. Riêng mộc nhĩ do huyện không có lợi thế về vùng nguyên liệu là mùn cưa phải phụ thuộc vào việc cung cấp từ các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình hoặc các xưởng cưa trong tỉnh nên mức độ phát triển chưa ổn định mặc dù thị trường tiêu thụ nội tiêu và xuất khẩu có nhu cầu rất lớn. Đến năm 2010, sản lượng nấm đạt trên 7.000 tấn, giải quyết được hàng vạn lao động nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông hộ. Trong đó nấm mỡ có sản lượng cao nhất và đạt 3.000 tấn/năm, nấm rơm đạt 840 tấn/năm, mộc nhĩ đạt 2001 tấn/năm, nấm sò giảm về sản lượng chỉ đạt 1.008 tấn/năm.
Bảng Kế hoạch sản xuất nấm ăn của huyện đến năm 2014
ĐVT: (tấn)
Nguồn : Các báo cáo đánh giá tình hình sản xuất các năm 2010; 2011 và kế hoạch sản xuất năm 2012 Loại
nấm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nguyên liệu sử dụng(tấn) Năng suất BQ tươi (kg/tấnNL) Sản lượng nấm tươi (tấn) Nguyên liệu sử dụng (tấn) Năng suất BQ tươi (kg/tấnNL) Sản lượng nấm tươi (tấn) Nguyên liệu sử dụng (tấn) Năng suất BQ tươi (kg/tấnNL) Sản lượng nấm tươi (tấn) Nấm sò 1355 650 640 1585 670 816,75 2000 680 1220 Nấm mỡ 680 250 130 1.000 255 215 2000 260 450 Nấm rơm 750 160 124 820 170 58,940 895 180 260 Cộng 2785 894 3405 1090,69 4895 1930
Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch sản xuất ra trong chiến lược huyện Tiên Lãng cũng đã đề ra phương án tiêu thụ sản phẩm từ nay đến năm 2010 và các năm tiếp theo. Trước mắt duy trì việc cung ứng nguyên liệu cho nhà máy chế biến của Trung Quốc tại khu công nghiệp Nam Sách tỉnh Hải Phương. Nhà máy chế biến nông sản Vạn Đắc Phúc, Công ty Đồng Giao…mặt khác tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm nấm ăn trong và ngoài tỉnh nhằm tạo sự thu hút thị trường tiêu thụ cho huyện tiến tới khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nấm ăn và các mặt hàng nông sản khác ngay trên địa bàn huyện[ ].
Bảng Dự kiến sản lượng chế biến và tiêu thụ một số loại nấm ăn của huyện đến năm 2014
ĐVT (tấn)
Loại nấm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Nấm mỡ
Tổng sản lượng tươi 130 215 450
Tiêu dùng nội bộ 3,5 4,5 6,8
Tiêu thụ tươi 115 171,9 346,2
Tiêu thụ qua chế biến 11,5 38,6 79
2. Nấm rơm
Tổng sản lượng tươi 124 150 260
Tiêu dùng nội bộ 6,5 8 25
Tiêu thụ tươi 95 119 165
Tiêu thụ qua chế biến 22,5 23 70
3. Nấm sò
Tổng sản lượng tươi 640 816,75 1220
Tiêu dùng nội bộ 11 30,5 33,8
Tiêu thụ tươi 461 486,25 636,2
Tiêu thụ qua chế biến 168 300 550
Nguồn: Dự kiến của người viết có tham khảo ý kiến của các chuyên gia huyện Tiên Lãng.
Phương hướng tiêu thụ nấm rơm trong những năm tiếp theo
Về tổ chức tiêu thụ sản phẩm nấm rơm trong huyện Tiên Lãng giai đoạn 2007 cho đến 2010 chúng toi cho rằng nên đi theo hướng tổ chức tốt thị trường
trong vùng là huyện và tỉnh sau đó tiếp cận và mở rộng thị trường khu vực phía Bắc. Trong đó, quan trọng là thị trường Hà Nội và các thành phố ở các tỉnh, đồng thời tích tìm kiếm thị trường thế giới, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tiến tới trong những năm 2010 có thể ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm trực tiếp. Đồng thời tăng cường tiêu thụ sản phẩm đã qua chế biến.
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất, với năng lực sẵn có tại địa phương, chúng tôi dự kiến sản lượng chế biến và tiêu thụ 3 loại nấm rơm chính trong 3 năm 2007,2008, 2010 của huyện Tiên Lãng như ở bảng 20 trên.