Quy mô sản xuất nấm rơm của các xã trong huyện

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 43)

Quy mô sản xuất nấm ăn thể hiện ở lượng nguyên liệu sử dụng nuôi trồng nấm rơm, năng suất và sản lượng nấm rơm. Lượng nguyên liệu sử dụng trong nuôi trồng nấm rơm của Tiên Lãng trong 3 năm nghiên cứu phát triển không đồng đều. Năm 2009 toàn huyện sử dụng 525,9 tấn. Năm 2010 lượng nguyên liệu sử dụng là 716,4 tấn. Năm 2011 lượng nguyện liệu sử dụng để trồng nấm rơm là 573,2 tấn.

Hiệu suất sử dụng nguyên liệu có thể tính như năng suất hoặc có thể tính bằng %( có nghĩa là số kg nấm tươi thu về/1 tấn nguyên liệu đưa vào sản xuất). Năng suất bình quân của nấm rơm: 120 – 150 kg/tấn nguyên liệu, đây là loại nấm có thời gian quay vòng nhanh và đòi hỏi yếu tố kỹ thuật nghiêm ngặt nhất là thời gian nuôi sợi, chăm sóc. Những hộ đạt năng suất cao là những hộ thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật ngay từ khâu đầu về xử lý nguyên liệu, độ ẩm khi cấy giống, vệ sinh nhà trồng khi cấy nấm, chế độ chăm sóc như tưới nước và độ thông thoáng nhà trồng phù hợp với từng giai đoạn mọc của nấm.

Huyện Tiên Lãng có 23 xã, thị trấn, trong đó có 22 xã thị trấn có nghề trồng nấm rơm, xã Tiên Cường không trồng nấm. Trong 3 năm gần đây, số hộ trồng nấm rơm trong huyện liên tục biến động theo xu hướng tăng hàng năm. Tuy nhiên, do giá cả thị trường biến động, năm 2011 nông dân trồng nấm rơm bị bệnh lạ làm giảm năng suất và do nấm rơm là loại sản phẩm đòi hỏi quy trình trồng nấm phải tuân thủ nghiêm ngặt về độ ẩm và nhiệt độ nhưng 1 số hộ tham gia trồng nấm mới chưa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trạm khuyến nông huyện đã hướng dẫn làm giảm năng suất nấm rơm nên lượng nguyên liệu đầu vào và sản lượng của năm 2011 giảm so với năm 2010 mặc dù số hộ trồng nấm rơm tăng so với năm 2010. Năm 2011, năng suất trung bình của nấm rơm giảm 10,4kg/1 tấn nguyên liệu. Lượng nguyên liệu đầu vào năm 2011 giảm so với năm 2010 là 143,2 tấn và tương đương với năm 2009. Theo bảng dưới, có 3 xã năm 2011 đã không có hộ trồng nấm rơm. Các hộ này đã chuyển sang trồng nấm sò và nấm mỡ do đây là 2 sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao hơn, quy trình kỹ thuật đơn giản hơn và ít bị bệnh. Sản lượng nấm rơm toàn huyện năm 2010 tăng so với năm 2009 là 30.996 kg, năm 2011 giảm so với năm 2010 là 28.077 kg, trở về mức sản lượng tương đương với năm 2009. Trong 3 năm nghiên cứu, năm 2010 là năm có sản lượng nấm rơm toàn huyện đạt cao nhất 109.774 kg.

Về sản lượng nấm rơm năm 2010 sản lượng tăng 30,996 tấn tăng 39,35% so với năm 2009. Năm 2011 sản lượng nấm rơm toàn huyện giảm 27,324 tấn và giảm 24,89% so với năm 2010. Nguyên nhân giảm sản lượng là do tuy quy mô số hộ trồng nấm rơm của huyện tăng nhưng tốc độ tăng của quy mô số hộ không bù lại được năng suất nấm rơm bình quân và lượng nguyên liệu đầu vào. Lượng nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất giảm 143,2 tấn và năng suất bình quân giảm 10,4 kg/1 tấn nguyên liệu đầu vào. Nhìn vào bảng tổng hợp tình hình sản xuất nấm rơm của huyện Tiên Lãng ta thấy không có sự đồng đều trong trồng nấm rơm của các xã trong huyện. Có 3 xã có quy mô và sản lượng trồng nấm rơm cao nhất huyện đó là xã Quang Phục, Kiến Thiết và Tự Cường. Trong đó xã Tự Cường là xã mới phát triển nghề trồng nấm trong 3 năm gần đây. Các xã còn lại quy mô và sản lượng trồng nấm rơm còn nhỏ lẻ, chưa tận dụng được hết tiềm năng của nguyên liệu trong nông nghiệp.

Bảng tổng hợp tình hình sản xuất nấm rơm của huyện Tiên Lãng - Hải Phòng TT Tên xã 2009 2010 2011 Số hộ NL NS SL Số hộ NL NS SL Số hộ NL NS SL 1 Đại Thắng 9 8,7 140 1218 3 2.2 130 286 2 1,8 140 252 2 Tự Cường 19 9,8 130 1274 15 20.3 140 3542 30 88,9 150 13335 3 Tiên Cường - - - - - - - - - - - - 4 Tiên Tiến 1 0,5 120 60 16 6 130 780 14 25,6 140 3584 5 Quyết Tiến 8 31,8 160 5088 6 18 140 4200 12 22,5 130 2925 6 Tiên Thanh 10 23,9 150 3585 2 4 140 560 1 3 140 420 7 Khởi Nghĩa 19 33,5 150 5025 12 24.5 130 3185 13 1,5 100 150 8 Thị trấn 7 32,2 150 4830 5 47.7 150 7155 4 25,5 120 3060 9 Cấp Tiến 6 19,6 140 2744 5 15.5 150 2325 9 30,8 100 3080 10 Bạch Đằng 5 41,6 150 6240 7 52.7 150 7905 11 16,8 120 2016 11 Đoàn Lập 5 36,2 150 5430 12 40.8 160 6528 15 73,3 140 10262 12 Kiến Thiết 5 13,8 140 1932 25 72.3 160 11568 27 87,4 160 13984 13 Quang Phục 19 131,6 160 21056 30 266.5 160 42640 29 108,9 160 17424 14 Toàn Thắng 6 48 150 7200 7 54.9 150 8325 10 24,8 120 2976 15 Tiên Minh 9 19 140 2660 16 45 150 6750 18 29,7 130 3861 16 Tiến Thắng 6 13 130 1690 5 12 140 1680 2 7,2 100 720 17 Bắc Hưng 2 1,2 130 156 1 2,8 130 364 18 Nam Hưng 3 5,9 140 826 5 5 140 700 2 10,5 160 1680 19 Đông Hưng 3 13,1 140 1834 2 9 140 1260 2 7 140 980 20 Tây Hưng 2 2 130 260 2 5,2 120 624 21 Tiến Hưng 6 22,1 140 3094 1 1.5 130 195 0 0 0 22 Hùng Thắng 3 3,3 140 462 1 1 130 130 0 0 0 23 Vinh Quang 4 15,1 140 2114 1 0.5 120 60 0 0 0 Tổng 157 525.9 141,8 78778 176 716.4 142 109774 204 573,2 131,6 82450

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w