Những giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trên

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 76)

trên địa bàn huyện

- Hoàn thiện việc bố trí sản xuất nấm rơm trong huyện

Để ngành sản suất nấm rơm trở thành ngành sản xuất hàng hóa, việc phân bố cơ cấu sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trong các xã hiện nay là chưa thực sự hợp lý. Cần có sự tập trung chuyên môn hóa vùng sản xuất, xóa bỏ nuôi trồng nấm nhỏ lẻ. Trong tiêu thụ cần có sự hỗ trợ của nhà nước như thành lập các hợp tác xã cung cấp giống nấm rơm và thu mua nấm rơm cho các hộ nông dân, đảm bảo quyền lợi của người dân. Vì vậy, từ nay đến năm 2014 phải có sự điều chỉnh lại để sản xuất nấm rơm đi vào ổn định nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Ưu tiên phát triển các loại nấm rơm sử dụng nhiều nguyên liệu là rơm rạ

Bố trí lại sản xuất ở các làng nấm theo hướng giảm mật độ giảm mật độ hộ trồng nấm tại nhà, chuyển dần sang khu vực sản xuất tập trung, đặc biệt là hình thức nuôi trồng nấm trên đồng ruộng, tận dụng thời gian chờ trồng lúa. Phát triển thêm một số làng nghề nấm rơm mới ở các xã có điều kiện và nhu cầu nhằm tăng quy mô sản xuất nấm rơm như Quang Phục, Kiến Thiết theo kế hoạch phát triển của huyện đến năm 2015.

- Đẩy mạnh việc áp dụng những kỹ thuật tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm

thụ nấm rơm trong huyện cần phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện đồng bộ. Song quan trọng nhất hiện nay là chủ yếu vẫn là công tác giống, công nghệ sản xuất và vấn đề chuyển giao công nghệ kỹ thuật. Vấn đề tiêu thụ nấm chưa được các ban ngành của huyện quan tâm.

Công tác giống: Giống được coi là một yếu tố quyết định nâng cao năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm và thực sự nó quy định hiệu quả kinh tế cao hay thấp trong việc trồng nấm rơm. Một số giống được cung cấp hiện nay chủ yếu có nguồn gốc từ Trung tâm giống Chi cục BVTV tỉnh Hải Phòng, Viện di truyền sinh học. Đây là những cơ sở rất thuận lợi tạo điều kiện cho huyện chủ động được giống phục tốt cho công tác sản xuất nấm rơm. Huyện cần phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền và kiểm tra nguồn gốc giống để tránh trường các hộ nông nuôi trồng giống không đảm bảo ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.

Phấn đấu đến năm 2015 toàn huyện sử dụng những giống nấm đã được chọn tạo và đã được khảo nghiệm cho năng suất cao và phẩm chất tốt, giá thành hạ.

Công nghệ và vấn đề chuyển giao công nghệ sản xuất: Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia lực lượng khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp, giữ vai trò quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và các ngành kinh tế khác nói riêng.

Ngành sản xuất nấm rơm ở nước ta phát triển cũng chưa được lâu nhưng khi các nước có nghề nấm đã phát triển đi xa về lĩnh vực công nghệ và đạt trình độ tiên tiến. Chính vì vậy được thừa hưởng những thành quả đó thì nghề trồng nấm rơm của nước ta đã phát triển mạnh, đã ứng dụng những tiến bộ sản xuất phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Tuy nhiên việc áp dụng này không mang tính giai đoạn mà phải liện tục, lâu dài trên cả ba mặt là nuôi trồng, bảo quản, tiêu thụ nấm rơm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Tiên Lãng là huyện có lợi thế trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ nấm rơm. Trong huyện có truyền thống trồng nấm rơm từ lâu, thời tiết khí hậu phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của nấm rơm, nguồn nguyên liệu dồi dào, giao thông phát triển, có cơ hội giao lưu buôn bán với các huyện khác và gần biển nên có thể trao đổi với các nước trong khu vực. Có thể nói đây là tiền đề trực tiếp để nghề trồng nấm trong huyện phát triển. Từ đây huyện có thể đẩy mạnh tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để cung cấp cho các vùng khác và xuất khẩu.

Tổ chức sản xuất nấm rơm đã phát triển, có mặt ở hầu hết các xã trong huyện. Quy mô sản xuất nấm rơm của một số xã rất phát triển thể hiện ở số hộ tham gia trồng nấm rơm, sản lượng nấm rơm. Tuy nhiên một số xã tình trạng trồng nấm nhỏ lẻ vẫn còn, có xã chỉ có 1,2 hộ trồng nấm với quy mô nhỏ. Do đó nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các xã này phát triển nghề trồng nấm, tăng quy mô diện tích trồng.

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng nấm rơm đã được phát triển. Hàng năm trạm khuyến nông huyện đã kết hợp với phòng nông nghiệp tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho các hộ trồng nấm mới, cung cấp giống nấm rơm đảm bảo chất lượng tới người nông dân. Đặc biệt hiện nay đang phát triển mô hình trồng nấm rơm ngay trên diện tích đất trồng lúa của các hộ nông dân. Đây là một mô hình sáng tạo, vừa tranh thủ tận dụng được diện tích đất bỏ hoang khi người dân chờ để trồng vụ lúa mới. Đồng thời có thể sử dụng rơm rạ sau khi trồng nấm để làm phân bón cho ruộng trong vụ lúa tiếp theo.

Về tổ chức tiêu thụ nấm rơm hiện nay các hộ nông dân chủ yếu là tự tiêu thụ trực tiếp hoặc qua các đối tượng trung gian. Do đó quyền lợi của người trồng nấm chưa được đảm bảo. Trong thời gian tới cần có sự hỗ trợ của nhà nước trong khâu bao tiêu sản phẩm nhằm bảo vệ lơi ích của người nông dân.

Về hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm. Hiện nay trồng nấm rơm trên địa bàn Tiên Lãng đã đảm bảo cho các hộ nông dân có lãi. Lợi nhuận của người trồng nấm cao hơn so với trồng lúa. Do đó cần mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng và sản lượng nấm rơm nói chung và các loại nấm ăn nói riêng trong thời gian tới.

5.2 Kiến nghị

Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ, các chính sách khuyến khích người dân trong việc tổ chức sản xuất, chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình trồng nấm ngay trên đất lúa cho các hộ nông dân.

Trong công tác tổ chức tiêu thụ, nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ người nông dân nhằm đảm bảo lợi ích của người dân trong tiêu thụ sản phẩm.

UBND tỉnh Hải Phòng cần có chủ trương hướng dẫn chỉ đạo việc tổ chức sản xuất nấm rơm nói chung và các loại nấm ăn nói riêng, phân vùng sản xuất hợp lý, tránh tình trạng nuôi trồng nấm manh mún, tự phát như hiện nay.

Nhà nước cần hỗ trợ địa phương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông để thúc đẩy việc lưu thông hàng hóa.

Xây dựng các trung tâm cung cấp giống đảm bảo và thu mua chế biến nấm tươi, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nấm trên thị trường.

Tăng cường nghiên cứu các giống nấm mới, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng sản phẩm nhiều hơn. Từ đó tạo cho ngành sản xuất nấm rơm và các loại nấm ăn khác có thị trường tiêu thụ ổn định trong nước cũng như khả năng suất khẩu.

MỤC LỤC

PHẦN I...1

MỞ ĐẦU...1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài...1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu...2

1.2.1 Mục tiêu chung...2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể...2

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu...2

1.3.3 Những câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu...3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...4

2.1 Cơ sở lý luận...4

2.1.1 Các khái niệm...4

2.1.1.1 Khái niệm nấm...4

2.1.1.2 Khái niệm nấm rơm...5

2.1.1.3 Hiệu quả kinh tế...7

2.1.1.4 Khái niệm về tiêu thụ hàng hóa và hiệu quả tiêu thụ...10

2.1.2 Đặc điểm tổ chức tiêu thụ nấm rơm. ...12

2.1.3 Vai trò ý nghĩa của ngành sản xuất nấm...14

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ nấm rơm...16

2.1.5 Các hình thức tiêu thụ nấm ăn...18

2.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới và ở Việt Nam...21

2.1.5.1 Sự phát triển nghề trồng nấm trên thế giới...21

2.1.5.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trong nước...22

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...24

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...24

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên...24

3.1.1.1 Vị trí địa lý...24

3.1.1.2 Địa hình...25

3.1.1.3 Khí hậu...25

3.1.1.4 Tình hình sử dụng đất đai...25

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội...28

3.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở Tiên Lãng...32

3.2 Phương pháp nghiên cứu...36

3.2.1 Phương pháp chung...36

3.2.1.1 Phương pháp duy vật biện chứng...36

3.2.1.2 Phương pháp duy vật lịch sử...36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu...36

3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu...36

3.2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu...37

3.2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu...37

3.2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu...38

Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế...39

Phần IV...41

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...41

4.1.1 Quy mô tổ chức sản xuất nấm rơm ở huyện Tiên Lãng...41

4.1.1.1 Quy mô về số hộ trồng nấm rơm...41

4.1.1.2 Quy mô sản xuất nấm rơm của các xã trong huyện...43

4.1.2 Giá trị sản xuất các loại nấm ăn trong cơ cấu kinh tế...47

4.1.3 Bố trí mùa vụ trong sản xuất các loại nấm rơm ...48

4.1.4 Các hình thức tổ chức sản xuất nấm rơm...48

4.1.3.3 Vấn đề chế biến nấm ăn sau thu hoạch...50

4.2 Các hình thức tổ chức tiêu thụ nấm rơm...50

4.2.1 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm nấm ăn...51

4.2.2 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm nấm rơm...53

4.2.3 Giá cả sản phẩm nấm rơm...55

Sản lượng tiêu thụ và giá trung bình của các loại nấm trong nông hộ năm 2011 ...56

4.3 Đánh giá chung kết quả, hiệu quả tiêu thụ nấm ăn...56

4.3.1 Kết quả đạt được...56

4.3.1.2 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất, chế biến một số loại nấm ăn...57

4.3.3 Hiệu quả xã hội...58

4.3.4 Hiệu quả môi trường...58

4.3.3 Kết quả và nguyên nhân đạt được...59

4.3.2 Những khó khăn và tồn tại, nguyên nhân của tình hình...61

4.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ nấm ăn ở huyện Tiên Lãng ...62

4.4.1 Các yếu tố sản xuất...62

4.4.10 Kênh tiêu thụ...65 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.12 Công tác quảng cáo và tiếp thị sản phẩm...66

4.4.1 Kỹ thuật và công nghệ...67

4.5.1 Cơ sở khoa học của định hướng và giải pháp ...67

4.5.1.1 Khí hậu thời tiết Tiên Lãng phù hợp cho sản xuất nấm ăn...67

4.5.1.2 Nguồn nguyên liệu dồi dào tạo ra khả năng để phát triển nấm ăn...68

4.5.1.3 Lực lượng lao động còn nhàn rỗi nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nấm rơm...68

4.5.1.4 Phát triển nấm rơm hiện nay khai thác một cách có hiệu quả khả năng sản xuất của hộ nông dân trong huyện...69

4.5.1.5 Thị trường tiêu thụ nấm rơm đã mở rộng trong nội địa cũng như xuất khẩu ra nước ngoài là điều kiện quyết định cho phát triển sản xuất và tiêu thụ

nấm ăn ở Tiên Lãng...69

4.5.2 Những quan điểm – định hướng trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm rơm...70

Bảng Kế hoạch sản xuất nấm ăn của huyện đến năm 2014...74

Bảng Dự kiến sản lượng chế biến và tiêu thụ một số loại nấm ăn của huyện đến năm 2014...75

4.5.3 Những giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trên địa bàn huyện...76

Phần V...77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...78

5.1 Kết luận...78

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 76)