Thị trường tiêu thụ nấm rơm của Tiên Lãng được phân phối qua 2 kênh: Tiêu thụ trực tiếp, và tiêu thụ gián tiếp bao gồm bán buôn cho tư thương thu mua và bán cho các cơ sở chế biến nấm rơm trong và ngoài huyện. Các sản phẩm nấm rơm được mua bán ở khắp mọi nơi thông qua bán lẻ cho người tiêu dùng và thông qua người thu gom, nhưng hiện nay thông qua thu gom là chủ yếu, rất ít còn tình trạng mang sản phẩm nấm rơm ra chợ. Hình thức tiêu thụ trực tiếp hầu như chỉ gặp ở những nông hộ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, năng suất thường không cao.
Nấm rơm tươi là món ăn khá quen thuộc đối với người tiêu dùng, nên mặc dù giá khá cao nhưng sản phẩm nấm tươi được sản xuất và tiêu thụ khá nhanh và dễ dàng. Lượng nấm tươi được bán trực tiếp đến người tiêu dùng khá nhanh và có xu hướng tăng trong các năm gần đây. Lượng tiêu thụ trực tiếp của nấm rơm tươi trong 3 năm gần đây chiếm khoảng 20% tổng sản lượng. Nấm rơm tươi được tiêu thụ trực tiếp chủ yếu ở trong các chợ, một phần được bà con bán dọc đường quốc lộ 5 và một số tuyến đường liên huyện, một số khác được tiêu thụ tại nhà, phuc vụ nhu cầu của gia đình.
Phần còn lại nấm rơm tươi được tiêu thụ gián tiếp qua các trung gian tiêu thụ. Trong đó phần lớn được các tư thương tổ chức thu gom nấm rơm để tiêu thụ đến các địa phương khác. Tư thương tổ chức thu gom nấm rơm tươi, sau đó phân phối cho các đại lý, của hàng, siêu thị,.... tại Hà Nội, Nam Định, Quảng Ninh,... Nấm rơm hiện nay được coi là rau sạch, không sử dụng thuốc sâu và chất bảo quản nên được người tiêu dùng tin dùng đặc biệt là ở trong các siêu thị lớn. Lượng nấm được các tư thương thu gom chiếm khoảng 46% tổng sản lượng nấm. Trong 3 năm gần đây, lượng nấm rơm tươi được tiêu thụ qua tư thương có xu hướng tăng do nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân cao, xu hướng tiêu dùng của người dân nghiêng về mặt chất lượng, độ an
rất được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên khi được các đối tượng trung gian thu gom thì lợi nhuận của người nông dân bị chia sẻ cho các đối tượng này. Thậm chí do kiến thức về thị trường của người nông dân còn hạn chế, có thể bị các tư thương ép giá là giảm thu nhập của nông hộ.
Hình thức tiêu thụ qua công ty chế biến trong những năm qua có xu hướng giảm về cơ cấu tiêu thụ. Năm 2009 tiêu thụ qua các công ty chế biến nấm rơm chiếm khoảng 33%, đến năm 2010 tăng lên 35,8% nhưng lại giảm vào năm 2011. Hiện tượng này là do hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng thích sử dụng nấm rơm tươi nhiều hơn là sử dụng nấm rơm đã qua chế biến và đóng hộp. Mặt khác do khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra trong năm 2011 nên quy mô sản xuất của các cơ sở chế biến giảm làm lượng nấm rơm nguyên liệu đầu vào giảm theo.
Trong các kênh tiêu thụ nấm của huyện Tiên Lãng chưa có hình thức tiêu thụ thông qua các hợp tác xã thu gom. Đây là một hình thức tiêu thụ có sự vào cuộc can thiệp của nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của người sản xuất, tránh khỏi các biến động, rủi ro của thị trường hiện nay.
Bảng Cơ cấu giá trị tiêu thụ nấm rơm
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
SL (Kg) CC (%) SL (Kg) CC (%) SL (Kg) CC (%) 1. Tiêu thụ trực tiếp 15.469 19,64 21.756 19,82 17.953 21,77 - Tiêu thụ tươi 12.792 16,24 16.963 15,45 13.649 16,55 - Tiêu thụ qua chế biến 2.677 20,93 4.793 28,26 4.304 31,53 2. Tiêu thụ qua tư thương 36.936 46,89 48.728 44,39 41.147 49,91 3. Tiêu thụ qua C.Ty chế biến 26.373 33,48 39.290 35,79 23.350 28,32 Tổng sản lượng 78.778 100 109.774 100 82.450 100
Bảng tổng hợp tình hình tiêu thụ nấm rơm tại 3 xã điều tra
ĐVT: tấn STT Tên xã Tiêu thụ trực tiếp T.thụ qua tư thương T.Thụ qua C.ty chế biến
1Quang Phục 1815,5 4026,7 3811,9
2Tự Cường 1189,8 2458,5 2649,7
3Kiến Thiết 1578,5 2884,1 2743,8
Tổng 4583,8 9369,3 9205,4