Hệ thống kênh phân phối sản phẩm nấm rơm

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 53)

Tiêu thụ sản phẩm nấm rơm của huyện theo 2 kênh: phân phối trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng và kênh phân phối gián tiếp gồm kênh cấp 1, 2, 3.

Kênh tiêu thụ trực tiếp là kênh phân phối sản phẩm từ người sản xuất đến thẳng người tiêu dùng. Sản phẩm nấm rơm được các hộ nông dân mang ra chợ, bán trên hệ thống giao thông trực tiếp cho người tiêu dùng. Giá bán nấm rơm ở kênh này thường cao hơn so với giá của kênh gián tiếp. Đồng thời qua tiêu thụ, người sản xuất cũng 1 phần nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Còn người tiêu dùng thì được sử dùng sản phẩm tươi ngon, mới được sản xuất nên chất lượng cao nhất.

Hệ thống kênh phân phối gián tiếp được nối với một, hai hoặc ba khâu trung gian. Sản phẩm được tiêu thụ nhanh với khối lượng lớn, tuy nhiên theo hình thức này thì giá bán nấm rơm thường thấp hơn giá bán lẻ do lợi nhuận phải phân chia cho các đối tượng trung gian và nhiều khi người sản xuất bị tư thương ép giá.

Các tổ chức trung gian trong phân phối sản phẩm chủ yếu bao gồm: - Tư thương thu gom nấm rơm: chủ yếu là những người sinh sống trong vùng có sản xuất nấm rơm, có người vừa sản xuất vừa thu gom nấm rơm và các đầu thu gom khác ở các địa phương lân cận. Đối tượng thu gom có rất nhiều cách thức khác nhau để tiêu thụ sản phẩm như: bán buôn cho các đối

cửa hàng, bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Đây là một đối tượng rất linh hoạt trong thu gom cũng như tiêu thụ, thu lợi nhuận từ chênh lệnh giá và rất ít bị chịu thua lỗ trong kinh doanh. Hoạt động buôn bán trên cơ sở mua đứt bán đoạn không có hợp đồng ký kết hay những cam đoan với cả người bán và người thu gom khác. Từ khi nghề trồng nấm phát triển đây là đối tượng gắn bó và chủ yếu nhất thu gom các sản phẩm nấm ăn của nông hộ.

Hàng năm các sản phẩm nấm ăn được tiêu thụ qua các đối tượng này chiếm khoảng 45 - 50 % khối lượng nấm tiêu thụ nấm rơm qua trung gian, nhưng còn tùy thuộc vào từng thời điểm, từng vùng.

- Các cửa hàng bán buôn, bán lẻ các sản phẩm nấm rơm: chủ yếu nằm ở các chợ trung tâm, các cửa hàng chủ yếu nhận sản phẩm do nông hộ đem đến tận nhà, do người thu gom cung cấp hoặc trực tiếp thu mua trong nông hộ. Các đại lý có thể phân phối sản phẩm cho các nhà hàng, khách sạn, bán trực tiếp cho người tiêu dùng…

- Các công ty chế biến nấm rơm hoặc các sản phẩm sử dụng nấm ăn: các công ty này đều ở địa phương khác, chủ yếu là ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương. Trong huyện hiện nay mới chỉ có 2 cơ sở chế biến nấm rơm tại xã Quang Phục. 2 cơ sở này chủ yếu thu mua nấm rơm tươi trực tiếp từ hộ nông dân. Sau đó chế biến thành các sản phẩm, đóng hộp và được tiêu thụ ra ngoài các tỉnh khác như Hải Dương, Quảng Ninh. Còn các công ty chế biến nấm thường thu gom sản phẩm qua các tư thương.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w