Nhóm giải pháp quy hoạch, tuyển chọn, phân công, bố trí đội ngũ cố vấn học tập

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 86)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3. Nhóm giải pháp quy hoạch, tuyển chọn, phân công, bố trí đội ngũ cố vấn học tập

tập

3.2.3.1. Mục đích

Đây là công tác mang tính chiến lược và là việc làm hết sức cần thiết đối với sự ổn định và phát triển của nhà trường. Vì vậy hiệu trưởng phải hết sức chú trọng đến công tác này và xem đây là việc làm thường xuyên.

Việc quy hoạch, tuyển chọn, phân công, bố trí giảng viên làm công tác cố vấn học tập một cách khách quan, khoa học sẽ tạo cho nhà trường có một đội ngũ CVHT có đầy đủ phẩm chất tốt, năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng nhằm giúp SV sử dụng hiệu quả nhất thời gian theo học tại trường ĐH.

3.2.3.2. Nội dung thực hiện

Biện pháp 1: Công tác quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ cố vấn học tập

Việc quy hoạch tạo nguồn đội ngũ CVHT đúng đắn, chính xác, khách quan, phù hợp sẽ là điều kiện tốt để nhà trường phát triển bền vững. Do vậy, các khoa/bộ môn, nhà trường cần phải thực hiện:

- Căn cứ vào kế hoạch chiến lược, định hướng phát triển giáo dục của nhà trường để xây dựng kế hoạch tạo nguồn đội ngũ CVHT trong những năm tiếp theo.

85

- Căn cứ vào thực trạng đội ngũ giảng viên hiện có và đội ngũ giảng viên đang làm công tác CVHT, qua phân tích đánh giá nhận xét công tác CVHT các năm, khoa/bộ môn có kế hoạch điều chỉnh, bồi dưỡng, tạo nguồn để bổ sung, thay thế khi cần thiết, phù hợp với yêu cầu của khoa/bộ môn và nhà trường.

- Căn cứ vào dự báo số lượng SV nhập học, chỉ tiêu của nhà trường, khoa/bộ môn để có cơ sở quy hoạch số lượng giảng viên làm công tác cố vấn học tập trong từng năm.

- Căn cứ vào điều kiện, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của từng giảng viên, khoa/bộ môn có kế hoạch tạo nguồn CVHT để tránh trường hợp thay đổi, xáo trộn trong khóa học.

Thông qua đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động thực tiễn, bổ nhiệm/miễn nhiệm để nhận xét, đánh giá, phát hiện và từ đó bổ sung cho quy hoạch. Cần khắc phục tư tưởng ngại khó hoặc hình thức trong quy hoạch, phải đảm bảo quy hoạch sát với thực tế của nhà trường để có tính khả thi cao.

Thực hiện dân chủ công khai trong đánh giá, lựa chọn bổ sung điều chỉnh quy hoạch. Giao việc cho lực lượng quy hoạch một cách rõ ràng và có kiểm tra, đánh giá. Có kế hoạch bổ sung và bồi dưỡng cho đội ngũ CVHT kế cận những phẩm chất, tiêu chí cần có của người làm công tác CVHT.

Công tác quy hoạch phải gắn chặt với công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm bổ sung kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn trong học tập và rèn luyện. Tạo điều kiện cho các đối tượng được quy hoạch tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn theo chuyên đề nhằm cập nhật chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xây dựng quy chế và kiên trì thực hiện đào tạo bồi dưỡng CVHT theo quy hoạch.

Trong quá trình lập quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ CVHT ở trường ĐH có không ít những khó khăn, cản trở dẫn đến quy hoạch không thành công, nguyên nhân thường gặp là:

- Các cấp quản lý không coi trọng công tác quy hoạch, thiếu đầu tư vào việc lập quy hoạch, dẫn đến bản quy hoạch sơ sài, không khách quan, không sát thực tế dẫn tới không hiệu quả, không khả thi.

- Không kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, vì thế việc kiểm tra theo các chỉ tiêu kế hoạch không có kết quả như mong đợi, nhiều khi lập quy hoạch rồi nộp lên trên cho xong và không tiến hành các bước tiếp theo của quy hoạch.

86

- Chưa coi trọng việc xác định mục tiêu, xác định mục tiêu không rõ ràng, không có tính khả thi. Quá chú trọng việc dựa vào kinh nghiệm để lập quy hoạch, các con số không chính xác, chưa chú trọng tới đội ngũ giảng viên trẻ tham gia làm cố vấn học tập.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tuyển chọn đội ngũ cố vấn học tập

Xây dựng kế hoạch tuyển chọn đội ngũ CVHT là giúp nhà trường khắc phục, bổ sung tình trạng còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và chưa đồng bộ về cơ cấu. Đây là một công việc trọng tâm và cấp thiết hiện nay của nhà trường. Xây dựng kế hoạch tuyển chọn được đội ngũ CVHT mới sẽ góp phần ổn định và thúc đẩy quá trình phát triển đội ngũ CVHT phù hợp với tình hình phát triển giáo dục của nhà trường và giúp nhà trường đạt mục tiêu chung.

Khi lựa chọn đội ngũ cố vấn học tập, khoa/bộ môn cần phải xác định những phẩm chất, năng lực mà người cố vấn học tập cần có (năng lực hiểu biết, giao tiếp, năng lực cảm hóa, thuyết phục sinh viên,…) trên cơ sở đó, khoa/bộ môn xây dựng kế hoạch tuyển chọn, tuyệt đối tránh chủ quan, chọn theo cảm tính trong việc tuyển chọn.

Có kế hoạch bố trí tỉ lệ CVHT dự phòng để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghỉ ốm, thai sản, sự thay đổi về chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, thiết bị dạy học… sự thay đổi về tổ chức, cơ cấu nhà trường, nghỉ việc, thuyên chuyển công tác.

Để kế hoạch tuyển chọn đội ngũ CVHT đảm bảo chất lượng và đúng mục đích thì cần phải xây dựng kế hoạch trên nguyên tắc khoa học, có nguyên tắc và có kế hoạch. Cần lưu ý, xác định mục tiêu phát triển đội ngũ cố vấn học tập theo hướng cụ thể hóa, định lượng hóa và tiêu chuẩn hóa. Mục tiêu càng thiết thực và phù hợp thì càng có nhiều khả năng chuyển hóa thành hiện thực, việc xây dựng kế hoạch càng vững chắc.

Dự báo số lượng CVHT cần tuyển chọn so với nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, chủ động có kế hoạch tuyển chọn ở các nguồn khác nhau để ổn định đảm bảo chất lượng giáo dục và hoàn thành nhiệm vụ năm học.

Thông báo công khai thông tin tuyển chọn như: tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn về thâm niên công tác trong ngành giáo dục, tiêu chuẩn về việc đã qua khóa tập huấn về các quy chế quy định liên quan đào tạo theo HCTC, về công tác SV, về chế độ chính sách đối với SV,…

Biện pháp 3: Phân công, bố trí đội ngũ CVHT phù hợp với năng lực và sở trường của mỗi

87

Công tác phân công, bố trí đội ngũ giảng viên làm công tác CVHT là công việc rất khó khăn và mang tính nhạy cảm cao, đòi hỏi mỗi khoa/bộ môn phải hết sức khách quan, linh động đồng thời quyết đoán, có như vậy mới phát huy được hiệu quả làm việc của từng cá nhân trong đội ngũ. Để việc phân công, bố trí đội ngũ CVHT được tốt khoa/bộ môn cần thực hiện những việc sau:

- Ưu tiên phân công CVHT có chuyên môn phù hợp với ngành đào tạo, vừa sức, đồng đều.

- Ngoài việc phân công, bố trí sử dụng đội ngũ CVHT xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục, đảm bảo đúng chuyên ngành thì người quản lý cần chú ý đến hoàn cảnh, nguyện vọng, điều kiện, năng lực, độ tuổi của giảng viên tham gia làm công tác CVHT để phân công hợp lý hơn.

- Việc bố trí CVHT phải đặt quyền lợi của SV lên trên hết; bố trí CVHT nên theo suốt toàn khóa học (liên tục trong 4 năm), như vậy sẽ có thuận lợi cho giảng viên và SV cũng như nhà trường trong việc quản lý, giáo dục SV, giúp cho CVHT nắm vững SV về mọi mặt.

- Khi phân công CVHT cần căn cứ vào đặc điểm của từng lớp chuyên ngành, cần chú ý tới tính phù hợp giữa CVHT với đối tượng SV nhằm phát huy tốt nhất hiệu quả công tác CVHT.

- Phân công, sử dụng hợp lý đội ngũ CVHT hiện có trên cơ sở điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ CVHT về phẩm chất và năng lực nghiệp vụ để từ đó dựa trên yêu cầu công việc để bố trí, sử dụng nhằm phát huy hết tiềm năng, sở trường của từng người, giảm thiểu những hạn chế mà đội ngũ CVHT mang đến.

- Mạnh dạn phân công những giảng viên trẻ nhưng có trình độ chuyên môn giỏi, có phẩm chất chính trị vững vàng, có tâm huyết với nghề làm công tác cố vấn học tập.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)