Nhóm giải pháp quản lý hoạt động thực hiện nhiệm vụ công tác CVHT của độ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 89)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.4.Nhóm giải pháp quản lý hoạt động thực hiện nhiệm vụ công tác CVHT của độ

đội ngũ CVHT

3.2.4.1. Mục đích

Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ công tác cố vấn học tập của các khoa/bộ môn, nhà trường là việc làm rất quan trọng nhằm đôn đốc, nhắc nhở, động viên đội ngũ cố vấn học tập trong việc lập kế hoạch và thực hiện tốt kế hoạch cố vấn học tập mà khoa/bộ môn, nhà trường đã giao phó. Khoa/bộ môn thực hiện tốt khâu quản lý của mình đối với việc thực

88

hiện nhiệm vụ công tác cố vấn học tập của đội ngũ cố vấn học tập sẽ là yếu tố mang tính quyết định để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo của mình.

3.2.4.2. Nội dung thực hiện

Biện pháp 1: Quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác của đội ngũ cố vấn học tập

Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch CVHT là chức năng của người CVHT. Đối với CVHT việc lập kế hoạch mang tính khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện của SV có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tư vấn, cố vấn cho SV. Do vậy, khoa/bộ môn và nhà trường cần có kế hoạch quản lý tốt khâu xây dựng kế hoạch công tác của đội ngũ CVHT, muốn vậy khoa/bộ môn và nhà trường cần phải triển khai thực hiện các việc sau:

- Ngay từ đầu năm học, tất cả các văn bản, quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường, kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động của khoa/bộ môn và toàn trường, bộ công cụ dành cho cố vấn học tập … phải được khoa/bộ môn và nhà trường cung cấp đầy đủ đến từng cố vấn học tập để trên cơ sở đó cố vấn học tập sẽ lập kế hoạch cố vấn cho sinh viên theo sát nội dung kế hoạch của khoa/bộ môn và nhà trường.

- Khi CVHT tiếp nhận lớp SV, khoa/bộ môn phải cung cấp đầy đủ những thông tin về SV của lớp khóa học đó để CVHT nắm đặc điểm tình hình trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phù hợp. Đối với những CVHT trẻ còn non kinh nghiệm, mới tham gia làm CVHT, khoa/bộ môn có thể hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch công tác với những gợi ý công việc như:

+ Yêu cầu cố vấn học tập lập kế hoạch công tác cố vấn học tập theo mẫu và sử dụng thống nhất trong nhà trường.

+ Yêu cầu cố vấn học tập thực hiện điều tra cơ bản về SV của lớp ngay từ đầu khóa học.

+ Điều tra hoàn cảnh của SV, tâm tư, nguyện vọng của các em để có kế hoạch cố vấn cho phù hợp với từng đối tượng SV.

Biện pháp 2: Quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của đội ngũ cố vấn học tập

Hiệu quả công tác của đội ngũ CVHT được thể hiện qua quá trình tổ chức và thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả cao nhất về việc thực hiện kế hoạch tư vấn, CVHT cho SV của đội ngũ CVHT thì mỗi khoa/bộ môn cần có kế hoạch theo dõi, giám sát chặt chẽ việc triển khai kế hoạch của từng CVHT ở mỗi khóa, hàng tháng CVHT phải báo cáo cụ thể tình hình thực hiện kế hoạch, trên cơ sở đó khoa/bộ môn có kế hoạch bổ sung, điều chính, bồi dưỡng kịp thời những nội dung chưa phù hợp giúp CVHT hoàn thành kế hoạch.

89

Mặt khác, ngoài bộ phận chuyên theo dõi, đôn đốc hoạt động của CVHT (nên thành lập ban CVHT) thì khoa/bộ môn cũng như nhà trường phải kết hợp thông tin từ nhiều kênh khác nhau như phản hồi của SV, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch, sẵn sang hỗ trợ bằng mọi phương diện để giúp CVHT đảm bảo tiến độ kế hoạch chung của khoa/bộ môn và nhà trường.

Căn cứ vào kế hoạch giáo dục, hiệu trưởng nhà trường, khoa/bộ môn phải thường xuyên phân công theo dõi, kiểm tra, đánh giá công tác cố vấn học tập của đội ngũ cố vấn học tập một cách công bằng, khách quan để đôn đốc, nhắc nhở, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện kế hoạch cố vấn học tập. Để làm tốt việc này từng khoa/bộ môn và nhà trường phải xây dựng kế hoạch kiểm tra phù hợp với từng thời điểm trong năm học.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 89)