7. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM có lịch sử trên 50 năm với tiền thân là Trường Đại học Văn khoa, thuộc Viện Đại học Sài Gòn, thành lập năm 1957. Sau ngày thống nhất đất nước, tháng 10/1975, Trường Đại học Văn khoa có nhiều thay đổi về mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo. Tháng 4/1977 Trường Đại học Văn khoa hợp nhất với trường Đại học Khoa học thành trường Đại học Tổng hợp Tp.HCM. Ngày 30/3/1996, Trường ĐH KHXH&NV được thành lập trên cơ sở tách ra từ trường Đại học Tổng hợp TPHCM và là một trong những trường ĐH thành viên của ĐHQG Tp.HCM. Trường ĐH KHXH&NV có vai trò quan trọng trong nền GDĐH Việt Nam, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có chất lượng cao ở địa bàn các tỉnh phía Nam [12].
Nhà trường đang phấn đấu vươn lên ngang tầm với các ĐH trong khu vực và thế giới. Trường quy tụ một đội ngũ gồm trên 890 cán bộ công nhân viên; trong đó có 506 cán bộ giảng dạy và nghiên cứu gồm: 41 Giáo sư và Phó Giáo sư; 168 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ; 391 Thạc sĩ, được đào tạo trong nước và nước ngoài như: Nga, Ba Lan, Bulgarie, Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Áo, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, … Nhiều giảng viên đã tu nghiệp và thỉnh giảng tại các trường ĐH trên thế giới. Một Giáo sư của Trường đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước, nhiều giảng viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, và trao tặng nhiều Huân chương, Huy chương, Huy hiệu cao quí khác. Hàng năm, trường còn mời hàng trăm các giáo sư, nhà khoa học đầu ngành trong nước và nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu tại trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Qui mô đào tạo của trường là trên 31.000 sinh viên, học viên thuộc các loại hình đào tạo khác nhau, trong đó 12.000 sinh viên chính qui và 1.500 học viên sau đại học.
43
Trường có mối quan hệ hợp tác với trên 150 trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ… của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Hàng năm, hàng ngàn lượt giảng viên, nhà nghiên cứu và sinh viên, học viên sau đại học đã đến ĐH KHXH&NV để nghiên cứu, giảng dạy và học tập, hàng trăm lượt giảng viên, sinh viên của trường sang các nước bạn học tập, nghiên cứu, giảng dạy [15].
Với những đóng góp và thành tích đạt được trong tổ chức và hoạt động trong nhiều năm qua, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM đã vinh dự nhận các danh hiệu thi đua: Tập thể lao động xuất sắc từ năm 2006 đến năm 2010 và Thành tích khen thưởng cao quý: Huân chương lao động hạng Ba (năm 2000), Huân chương lao động hạng Nhất (năm 2003), Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo (các năm 2004, 2006, 2007, 2009), Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2011).
Ngoài ra, nhiều cán bộ của trường được Nhà nước phong tặng chức danh nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; Bằng khen của Chính phủ, Bằng khen của Bộ GD&ĐT, của Ủy ban nhân dân Tp.HCM và của các địa phương do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công tác phục vụ giảng dạy và các công tác đoàn thể, phong trào.
Chương trình Việt Nam học của trường đạt chứng nhậnchương trình đạt chuẩn AUN - QA (Asean University Network – Quality Assurance).
Trong xu thế hội nhập và phát triển của giáo dục đại học thế giới, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM đã chuyển sang phương thức đào tạo theo HCTC được 7 năm. Học chế tín chỉ mang nhiều lợi ích đến cho người dạy và người học với những ưu điểm nổi bật như:
- Có hiệu quả đào tạo cao: Học chế tín chỉ cho phép ghi nhận kịp thời tiến trình tích lũy kiến thức và kỹ năng của SV để dẫn đến văn bằng, SV được chủ động thiết kế kế hoạch học tập cho mình, tính liên thông giữa các cấp đào tạo ĐH và giữa các ngành đào tạo khác nhau cao, khuyến khích sinh viên từ nhiều nguồn gốc khác nhau có thể tham gia học ĐH một cách thuận lợi.
- Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao: Với học chế tín chỉ, sinh viên có thể chủ động ghi tên học các học phần khác nhau dựa theo những quy định chung về cơ cấu và khối lượng của từng lĩnh vực kiến thức, SV dễ dàng thay đổi ngành chuyên môn trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu, các trường ĐH có thể mở thêm ngành học mới một cách dễ dàng khi nhận được tín hiệu về nhu cầu của thị trường lao động và tình hình lựa chọn ngành nghề của sinh viên.
44
- Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo: Có thể tổ chức những môn học chung cho sinh viên nhiều trường, nhiều khoa, tránh các môn học trùng lặp ở nhiều nơi; ngoài ra sinh viên có thể học những môn học lựa chọn ở các khoa khác nhau. Cách tổ chức như vậy cho phép sử dụng được đội ngũ giảng viên giỏi nhất và phương tiện tốt nhất cho từng môn học, ngành học [39].
Bên cạnh đó, đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công và phát triển liên tục của nhà trường ở phương thức đào tạo tín chỉ là hoạt động CVHT, trong đó đội ngũ CVHT có vai trò hết sức quan trọng.