Thực trạng đội ngũ CVHT tại trường ĐH KHXH&NV ĐHQG TPHCM

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 47)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Thực trạng đội ngũ CVHT tại trường ĐH KHXH&NV ĐHQG TPHCM

* Khái quát về mẫu nghiên cứu và cách thức xử lý số liệu

Tìm hiểu thực trạng quản lý đội ngũ CVHT tại trường ĐH KHXH&NV, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến (phụ lục 1 và 2) trên 3 nhóm đối tượng, đó là: Cán bộ quản lý: 11 người (thu về 6 phiếu); cố vấn học tập: 80 người (thu về 73 phiếu); sinh viên hệ chính quy: 376 sinh viên – 10% sinh viên mỗi khóa, riêng sinh viên khoa Việt Nam học sử dụng phỏng vấn sâu (thu về 351 phiếu).

46

(Giáo dục, Xã hội học và Địa lý), 3 khoa nhân văn (Nhân học, Việt nam học và Đông phương học) và 3 khoa ngoại ngữ (ngữ văn Pháp, ngữ văn Nga và ngữ văn Trung quốc).

Quy ước về thang điểm khảo sát và cách xác định mức độ đánh giá:

- Thang điểm khảo sát: Việc đánh giá cho điểm theo 3 mức độ (min = 1, max = 3), ta có thể xác định và so sánh các nội dung thông qua giá trị trung bình là: 

+ Khảo sát về thực trạng và nguyên nhân: Mức 1 = Chưa đạt, không bao giờ, không đồng ý, ảnh hưởng ít; Mức 2 = Đạt, thỉnh thoảng, tạm đồng ý, ảnh hưởng nhiều; Mức 3 = Tốt, thường xuyên, đồng ý, ảnh hưởng rất nhiều

+ Khảo sát về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất: Mức 1 = Ít cần thiết, ít khả thi; Mức 2 = Cần thiết, khả thi; Mức 3 = Rất cần thiết, rất khả thi

- Thang đo:

+ Khảo sát về thực trạng và nguyên nhân:

• Chưa đạt, không bao giờ, không đồng ý, ảnh hưởng ít: 1 ≤ ≤ 1,67 điểm

• Đạt, thỉnh thoảng, tạm đồng ý, ảnh hưởng nhiều: 1,68 ≤ ≤ 2,33 điểm

• Tốt, thường xuyên, đồng ý, ảnh hưởng rất nhiều: 2,34 ≤ ≤ 3 điểm + Khảo sát về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất:

• Ít cần thiết, ít khả thi: 1 ≤ ≤ 1,67 điểm

• Cần thiết, khả thi: 1,68 ≤ ≤ 2,33 điểm

• Rất cần thiết, rất khả thi: 2,34 ≤ ≤ 3 điểm

Từ số liệu điều tra thu được, người nghiên cứu tiến hành xử lý số liệu trên phần mềm SPSS. Bên cạnh đó, để khẳng định thêm các thông tin thu được qua phiếu trưng cầu ý kiến và tìm hiểu thêm các thông tin, người nghiên cứu đã chọn phỏng vấn sâu 3 CBQL, 10 CVHT và 2 SV nước ngoài. Để đảm bảo tính bảo mật và khách quan của các thông tin phỏng vấn, người nghiên cứu đã tiến hành mã hóa 3 CBQL là Q1, Q2 và Q3; 10 GV là từ G1 đến G10 và 2 SV là S1và S2. Mẫu được bốc thăm ngẫu nhiên.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)