Nhóm giải pháp bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệpvụ cho độ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 84)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2.Nhóm giải pháp bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệpvụ cho độ

đội ngũ cố vấn học tập

3.2.2.1. Mục đích

Trong các nhà trường, việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên là hết sức cần thiết và không thể thiếu nhằm giúp họ hoàn thiện mình, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và đội ngũ CVHT cũng không phải là ngoại lệ.

Trong đào tạo theo HCTC, CVHT là người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập và lựa chọn nghề nghiệp của SV. Do vậy, bằng nhân cách và tấm gương sáng của mình cả về đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ, CVHT tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp SV. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CVHT là việc làm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nhà trường cần phải tiến hành thường xuyên thông qua nhiều biện pháp, hình thức và thời gian thích hợp.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện

Biện pháp 1: Bồi dưỡng trình độ chính trị, lập trường quan điểm, tư cách đạo đức của

người cố vấn học tập

Việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, kịp thời cung cấp những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ cố vấn học tập ở trường ĐH là việc làm thường xuyên của các trường đại học nhằm giúp cho đội ngũ cố vấn học tập tự củng cố niềm tin của mình đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đồng thời hoàn thiện mình hơn về phẩm chất và năng lực để làm tấm gương cho học sinh, sinh viên noi theo. Để thực hiện công việc này, nhà trường cần tiến hành các việc cụ thể sau: - Thường xuyên cập nhật những thông tin mới về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách của Đảng đối với đội ngũ nhà giáo để mọi thành viên trong nhà trường biết thực hiện, học tập nâng cao trình độ chính trị.

- Thông qua nhiều kênh trong và ngoài nhà trường, hiệu trưởng phải kịp thời nắm bắt những diễn biến tư tưởng, nhận thức của từng cố vấn học tập, đặc biệt là những cố vấn học

83

tập trẻ để kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong tư tưởng, nhận thức, khi gặp khó khăn dễ chùn bước, nhằm động viên họ hoàn thành nhiệm vụ.

- Hiệu trưởng nhà trường phải động viên và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cố vấn học tập được tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị do cấp trên tổ chức hoặc cho đi đào tạo dài hạn để tạo nguồn cho nhà trường về sau.

Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cố vấn học tập

Công việc cố vấn học tập ở trường đại học là một công việc rất đa dạng, đòi hỏi nhiều về thời gian, công sức và tâm huyết của người làm cố vấn học tập bên cạnh đó còn đòi hỏi người CVHT cần có những kỹ năng sư phạm chuyên biệt như: kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý SV, kỹ năng giáo dục thuyết phục, kỹ năng hòa nhập cộng đồng,…

Để thực hiện tốt công việc này, Hiệu trưởng nhà trường cần lập kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học, trong đó có các kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn.

- Bồi dưỡng về chương trình đào tạo, các quy chế, quy định về đào tạo theo HCTC, các quy định về quản lý SV, chế độ chính sách đối với SV và các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của SV.

- Bồi dưỡng cập nhật những văn bản, quy chế, quyết định, thông tư,… về đào tạo theo học chế tín chỉ, về quản lý SV.

- Bồi dưỡng các kỹ năng tư vấn, làm việc hiệu quả với SV.

- Bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cho đội ngũ cố vấn học tập như: kỹ năng tư vấn, tham vấn học đường, kỹ năng tiếp cận đối tượng sinh viên, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, kỹ năng nhận xét, đánh giá sinh viên, kỹ năng lập kế hoạch công tác cố vấn học tập và khả năng nhạy cảm sư phạm để có thể dự đoán đúng, chính xác những yêu cầu, thắc mắc của sinh viên trong quá trình học tập tại trường đại học.

Tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của CVHT để trao đổi các kinh nghiệm quý báu về công tác CVHT.

Khuyến khích cố vấn học tập viết sáng kiến kinh nghiệm về đề tài công tác cố vấn học tập.

Tổ chức các hội thảo chuyên đề về công tác CVHT để mỗi CVHT có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Tổ chức các buổi tập huấn cấp trường cho cố vấn học tập về nghiệp vụ tư vấn, quy chế đào tạo, quy chế SV, các quy định/văn bản liên quan khác, thủ tục hành chính liên quan đến học tập và rèn luyện của SV, các bộ phận chức năng trong nhà trường,…

84

Tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm tư vấn, cố vấn cho SV : Đây là hình thức tổ chức các hội thảo, các hoạt động giao lưu, giao ban luân phiên giữa các khoa/bộ môn, các trường trong hệ thống đại học quốc gia, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong năm học nhằm giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Có thể tập hợp các báo cáo tham luận và các kinh nghiệm CVHT được thể hiện trong các buổi hội thảo, giao lưu để làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ CVHT.

Biện pháp 3: Định kỳ đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần có hệ thống ghi lại quá trình đào tạo, bồi dưỡng và phải có hệ thống đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng. Qua thực trạng quản lý đội ngũ CVHT trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TPHCM được đề cập ở chương 2, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CVHT của nhà trường chưa được đánh giá , tổng kết thường xuyên. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả cho công tác này cần phải định kỳ đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cần xây dựng các tiêu chí để đánh giá một cách hệ thống kết quả cụ thể của một chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 84)