7. Phương pháp nghiên cứu
3.2.5. Nhóm giải pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của đội ngũ
đội ngũ cố vấn học tập
3.2.5.1. Mục đích
Công tác kiểm tra không chỉ nhằm đánh giá, xếp loại thi đua mà còn giúp nhà trường, đặc biệt là các khoa/bộ môn nắm vững tình hình, kịp thời uốn nắn những sai sót, khen thưởng kỷ luật một cách khách quan, thu thập được nhiều thông tin để kịp thời điều chỉnh các nội dung, các biện pháp quản lý cho phù hợp từ đó xây dựng ngày càng hợp lý các nội dung quản lý của nhà trường về công tác CVHT. Hơn nữa, kiểm tra, đánh giá còn nhằm tạo động cơ, động lực để đội ngũ CVHT có ý thức trách nhiệm cao trong việc thực hiện kế hoạch.
3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện
Việc kiểm tra, đánh giá công tác CVHT phải được diễn ra thường xuyên và không chỉ có tính định kì hàng tuần, hàng tháng, hàng kỳ mà cần tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, hậu kiểm…
Để đảm bảo được tính khách quan, công bằng trong công tác kiểm tra, đánh giá công tác CVHT, ngay từ đầu năm học, các khoa/bộ môn liên kết với nhà trường cần xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá cụ thể dựa trên văn bản luật, dưới luật do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành cùng những quy chế, quy định của nhà trường về công tác CVHT.
Chất lượng văn hóa trong mỗi nhà trường thường được thể hiện khá cụ thể và rõ ràng, song chất lượng giáo dục thì lại khó định lượng và khó xác định. Do đó, để việc kiểm
90
tra, đánh giá công tác cố vấn học tập một cách khoa học, tránh hình thức và có hiệu quả cao, cần lưu ý một số điểm sau đây trong công tác kiểm tra, đánh giá:
- Cần xây dựng chuẩn đánh giá đội ngũ CVHT từ đầu năm học, với những nội dung, tiêu chí, điểm số đánh giá rõ ràng, cụ thể theo công việc, đúng quy chế, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Công bằng, công khai và dân chủ trong kiểm tra, đánh giá công tác CVHT. Người cán bộ quản lý nhà trường cần xác định: Kiểm tra để ngăn ngừa là chính. Khi kiểm tra phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh trong công tác cố vấn học tập thì phải góp ý chân thành, tránh mặc cảm, định kiến; đặc biệt tôn trọng và giữ uy tín cho CVHT. Khi gặp những tình huống cụ thể có thể giúp đỡ CVHT một cách trực tiếp hoặc thông qua tập thể, tạo cơ hội cho họ phát huy những mặt mạnh, hạn chế mặt yếu kém.
Hiệu quả công tác cố vấn học tập thể hiện qua việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cố vấn học tập. Do vậy, lãnh đạo nhà trường có thể kiểm tra đánh giá trên các mặt:
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác của CVHT thông qua các hình thức như:
+ Họp CVHT định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất theo công việc để CVHT các khoa/bộ môn tự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công việc của mình.
+ Ban cố vấn học tập khoa/bộ môn giám sát, kiểm tra và đôn đốc quá trình thực hiện công việc của đội ngũ CVHT.
+ Ban cố vấn học tập trường có thể sử dụng phiếu điều tra, cho SV nhận xét về việc thực hiện công việc của CVHT.
+ Thông qua các kênh thông tin như hộp thư góp ý, email… hoặc các buổi gặp mặt trực tiếp sinh viên giữa cán bộ quản lý và sinh viên để tìm hiểu tình hình hoạt động cố vấn học tập.
- Kiểm tra đánh giá mức độ SV đạt được qua các nội dung cụ thể như: + Việc thực hiện nội quy, quy chế đào tạo của nhà trường
+ Kết quả học tập của SV + Tỷ lệ SV bị xử lý học vụ…
Qua quá trình kiểm tra, đánh giá, lãnh đạo nhà trường cần phải tổng kết, thông báo trong toàn trường để các các CVHT thấy được mặt mạnh, mặt yếu của mình để tìm cách khắc phục, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
91
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đánh giá CVHT không chỉ dựa vào những thành tích của lớp tư vấn, cố vấn học tập mà cần phải xem xét công sức mà CVHT đã bỏ ra để vực một lớp từ yếu, trung bình lên khá, tốt, giảm tỷ lệ SV bị xử lý học vụ, …Do đó, muốn đánh giá chính xác hiệu quả công tác CVHT của đội ngũ CVHT, lãnh đạo nhà trường cũng như ban cố vấn học tập cần phải có sổ ghi chép đầy đủ theo thời gian; muốn đánh giá khách quan, công bằng thì lãnh đạo nhà trường cần lắng nghe ý kiến của tập thể cán bộ giảng viên, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. Đặc biệt chú trọng kênh thông tin từ SV và để có được thông tin từ kênh này thì cần sử dụng thường xuyên và đa dạng hóa các hình thức thu thập thông tin như gặp trực tiếp, dùng phiếu hỏi, hòm thư góp ý,…