7. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Yếu tố chủ quan
1.5.1.1. Năng lực, phẩm chất của đội ngũ quản lý
Đội ngũ quản lý nhà trường là bộ phận có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của tổ chức, điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho sự phát triển của tổ chức.
39
Đặc điểm của lao động QL là loại lao động trí óc sáng tạo và phức hợp. Đối tượng của hệ thống quản lý bao gồm nhiều người, nhiều sự vật và sự việc với nhiều trình độ, quy mô, cấp độ khác nhau và luôn có sự biến động. Lao động quản lý đòi hỏi người quản lý phải có kiến thức tổng hợp và vận dụng tổng hợp hiểu biết nhiều lĩnh vực về kinh tế văn hóa khoa học xã hội đồng thời chuyên môn phải vững vàng.
1.5.1.2. Năng lực, phẩm chất của đội ngũ cố vấn học tập
Trên thực tế, cố vấn học tập là những giảng viên, chuyên viên kiêm nhiệm. Công tác cố vấn học tập không được đào tạo một cách bài bản mà chủ yếu được các giảng viên, chuyên viên đúc rút qua quá trình làm việc. Do đó, năng lực của người cố vấn học tập có ảnh hưởng nhất định đối với công tác cố vấn học tập ở trường ĐH. Các cố vấn học tập không những nắm vững nội quy, quy chế đào tạo… mà còn phải là một cố vấn có các kỹ năng như: kỹ năng ứng xử, giao tiếp; năng lực cảm hóa, thuyết phục, xây dựng uy tín; kỹ năng tổ chức, lãnh đạo mọi hoạt động của tập thể; kỹ năng phối hợp với các lực lượng GD khác, …
Hiệu quả công tác cố vấn học tập chịu ảnh hưởng trực tiếp từ trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất của người làm cố vấn học tập. Chính vì vậy, quản lý đội ngũ cố vấn học tập là phải có những biện pháp kích thích, tạo động lực cho đội ngũ này luôn phát triển. Bản thân mỗi cố vấn học tập phải không ngừng phấn đấu học tập, trau dồi, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ và thực sự làm tấm gương sáng cho sinh viên noi theo.