Cơ cấu giới, độ tuổi và thâm niên công tác

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 50)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Cơ cấu giới, độ tuổi và thâm niên công tác

2.2.3.1 . Cơ cấu giới và độ tuổi

Bảng 2.3. Thống kế cơ cấu giới và độ tuổi đội ngũ CVHT

Tổng số Giới Độ tuổi

Nam Nữ Dưới 30 Từ 30 - 40 Trên 40

Số lượng 73 18 55 12 34 27

Tỷ lệ % 100 24,7 75,3 16,4 46,6 37,0

Qua những số liệu trên đây, chúng tôi có một số nhận xét:

Nhìn chung tỷ lệ CVHT nữ gấp ba lần nam, điều này tương đối hợp lý vì đặc trưng của nhà trường là khối ngành thuộc lĩnh vực xã hội và nhân văn. Độ tuổi trung bình của CVHT tương đối trẻ, có thể nói đó là độ tuổi lý tưởng để các CVHT có đủ bản lĩnh, kinh nghiệm, trải nghiệm trong ngành, sự sáng tạo, dễ tiếp thu kiến thức mới. Số đông CVHT có độ tuổi từ 30 – 40 (46,6%), chững chạc trong nghề và tâm lý ổn định. Bên cạnh đó, số lượng CVHT có độ tuổi trên 40 cũng khá cao chiếm 37%. Độ tuổi này, các CVHT sẽ có nghiều kinh nghiệm trong giảng dạy, chương trình giáo dục, nắm rõ điều kiện tiên quyết của các môn học… thực sự là những người bạn đồng hành đắc lực của SV trong quá trình học tập.

49

Cũng theo số liệu điều tra thực tế tại trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM, chúng tôi phân thâm niên công tác trong ngành giáo dục của đội ngũ CVHT thành bảng sau:

Bảng 2.4. Thống kê thâm niên công tác của đội ngũ CVHT

Số năm công tác Số lượng Tỷ lệ (%)

Dưới 10 năm 17 23,3

Từ 11 đến 20 năm 31 42,5

Trên 20 năm 25 34,2

Tổng cộng: 73 100

Từ những số liệu về thâm niên công tác, chúng ta có thể thấy đa số CVHT (76,7%) có từ 11 năm kinh nghiệm giảng dạy trở lên. Đây chính là thuận lợi của đội ngũ CVHT bởi với thâm niên công tác trong ngành cao, các CVHT thường am hiểu về các lĩnh vực có liên quan đến học tập như:

- Các chương trình đào tạo của khoa/bộ môn (cấu trúc chương trình, danh mục và nội dung các môn học, đề cương chi tiết, thời gian học, … của các môn thuộc nhóm môn tiên quyết, cơ sở, chuyên ngành, bắt buộc trong chuyên ngành, tự chọn đúng chuyên ngành và khác chuyên ngành, môn chung, môn đại cương, …)

- Các ngành nghề đầu ra, yêu cầu của nhà tuyển dụng, các hướng đầu ra, …

- Các hình thức và yêu cầu về kiểm tra, đánh giá, làm tiểu luận, luận văn, luận án, quy định, quy trình về thi cử, …

- Phương pháp nghiên cứu và học tập nhất là phương pháp tự học, tự nghiên cứu. - Tài liệu học tập, tài nguyên học tập, thư viện, các tạp chí chuyên ngành, …

Mặc dù tỷ lệ giảng viên làm CVHT có kinh nghiệm giảng dạy dưới 10 năm của nhà trường không cao (23,3%) nhưng không có nghĩa rằng công việc CVHT chỉ dành cho các giảng viên có nhiều kinh nghiệm bởi thực tế ở nhiều khoa/bộ môn, do quy mô cơ cấu đội ngũ mà số lượng giảng viên trẻ không nhiều, chủ yếu là các thầy, cô lớn tuổi. Do vậy cũng ảnh hưởng nhất định tới cơ cấu thâm niên công tác của đội ngũ cố vấn học tập.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)