Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 77)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.5. Nguyên nhân của thực trạng

Từ kết quả khảo sát thực trạng ở trên cho thấy, công tác quản lý đội ngũ cố vấn học tập của Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG Tp.HCM trong thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhất định đồng thời cũng còn những hạn chế cần phải khắc phục. Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý và cố vấn học tập về những yếu tố tác động đến công tác quản lý đội ngũ cố vấn học tập, kết quả thu được ở bảng 2.16 như sau:

76

Bảng 2.16. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý đội ngũ CVHT

TT Nội dung 3 2 1 ĐTB Thứ

bậc

SL % SL % SL %

1

Sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường

47 59,5 20 25,3 12 15,2 2,44 2

2

Điều kiện học tập và nâng cao chuyên môn của đội ngũ CVHT

9 11,4 60 75,9 10 12,7 1,99 7

3 Quy định về kiểm tra, giám sát

và đánh giá hiệu quả CVHT 19 24,1 49 62,0 11 13,9 2,10 5 4

Sự phân công nhiệm vụ giữa CVHT, GVCN và giáo vụ khoa 32 40,5 45 57 2 2,5 2,38 3 5 Chế độ chính sách dành cho đội ngũ CVHT 22 27,8 30 38,0 27 34,2 1,94 8 6

Năng lực chuyên trách về tư vấn học tập của đội ngũ CVHT

62 78,5 16 20,3 1 1,3 2,77 1

7 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả

thực hiện nhiệm vụ của CVHT 22 27,8 52 65,8 5 6,3 2,22 4 8

Sự quan tâm của các cấp quản lý về vai trò của đội ngũ CVHT

10 12,7 59 74,7 10 12,7 2,00 6

Trung bình: 223 35,3 331 52,4 78 12,4 2.23

Căn cứ vào kết quả khảo sát tại bảng 2.16 cho thấy, tất cả các ý kiến đều đánh giá các tiêu chí đưa ra có ảnh hưởng nhiều hoặc rất nhiều đến công tác quản lý đội ngũ CVHT nhà trường (ĐTB từ 1,94 đến 2,77).

Về tiêu chí: “Năng lực chuyên trách về tư vấn học tập của đội ngũ CVHT” ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả quản lý (ĐTB: 2,77). CVHT với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho SV, số SV bị xử lý học vụ, bị buộc thôi học

77

sẽ giảm. Tích cực hơn, CVHT còn giúp SV chọn lựa được những môn học phù hợp với sở trường và nhu cầu xã hội , nhờ vậy sẽ có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai.

Yếu tố: “Sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường” có ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý đội ngũ CVHT (ĐTB: 2,44). Việc quan tâm, chỉ đạo và đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn của lãnh đạo nhà trường mang lại nhiều lợi ích cho nhà trường cũng như đội ngũ làm công tác CVHT.

Về tiêu chí: “Sự phân công nhiệm vụ giữa CVHT, GVCN và giáo vụ khoa” cũng có ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý đội ngũ CVHT với ĐTB: 2,38 trong đó 57% CBQL và CVHT đánh giá có ảnh hưởng nhiều, 40,5% CBQL và CVHT đánh giá có ảnh hưởng rất nhiều và 2,5% ý kiến đánh giá là ảnh hưởng ít. Công tác CVHT ở trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TPHCM chưa được thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả ở các khoa/bộ môn. Nhiều khoa/bộ môn công tác này do giáo vụ hoặc bộ phận quản lý SV thực hiện. Một số khoa thì lại do các GVCN đảm nhận. Họ vừa làm GVCN vừa làm CVHT. Điều này làm cho các CVHT không phát huy được vai trò của mình hoặc ỷ lại vào GVCN, giáo vụ, cán bộ quản lý SV…

Các tiêu chí: “Tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ CVHT; Quy định về kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả công tác CVHT”. Kết quả khảo sát cho thấy các tiêu chí này cũng có ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý đội ngũ CVHT (ĐTB: 2,22 – 2,10). Mặc dù nhà trường đã ban hành quy định về công tác CVHT theo quyết định số 532/XHNV/QĐ-ĐT nhưng chưa có sự giám sát chặt chẽ của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa/bộ môn. Chính vì thế mà hoạt động CVHT của nhà trường bị buông lỏng trong nhiều năm.

Sự quan tâm của các cấp quản lý về vai trò của đội ngũ CVHT(ĐTB: 2,00). Đội ngũ CVHT là thành tố quan trọng trong HCTC. Họ là người trợ giúp, hướng dẫn SV trong những khó khăn về học tập. Và để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người CVHT ngoài nhiệm vụ chính là giảng dạy thì rất cần sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp quản lý để CVHT hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Các yếu tố: Điều kiện học tập và nâng cao chuyên môn của đội ngũ CVHTChế độ chính sách dành cho CVHT cũng được đánh giá ở mức ảnh hưởng nhiều với ĐTB: 1,99 – 1,94. Công tác CVHT đòi hỏi các CVHT phải nắm vững quy chế, quy định, các văn bản liên quan. Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp và tập huấn chuyên môn, phổ biến nội quy, quy chế cũng như cập nhật những quyết định mới về HCTC là rất cần thiết đối với các

78

CVHT nhưng nhà trường chưa chú ý tập huấn, giải thích các văn bản này một cách thấu đáo, thường xuyên khiến CVHT gặp khó khăn rất lớn trong khi làm việc với SV. Bên cạnh đó chế độ đãi ngộ dành cho các CVHT cũng chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều giảng viên không muốn làm công tác này hoặc nếu bị phân công thì chỉ làm cho có.

Tiểu kết chương 2

Sau khi khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đội ngũ cố vấn học tập trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM, chúng tôi thấy:

Đội ngũ cố vấn học tập của Trường có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Về cơ bản, đội ngũ CVHT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cố vấn học tập và có những đóng góp nhất định trong thành công bước đầu của quá trình chuyển đổi từ hệ thống niên chế - học phần sang HCTC. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, công tác quản lý đội ngũ CVHT trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM vẫn còn những điểm hạn chế, những mặt yếu như cơ chế chính sách, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác kiểm tra đánh giá mặc dù đã được tổ chức thực hiện nhưng nhìn chung còn yếu, hiệu quả đạt được chưa cao.

Với cơ sở lý luận đã được khảo cứu ở chương 1 cùng cơ sở thực tiễn, những điểm mạnh, điểm yếu và các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến hạn chế được nghiên cứu ở chương 2. Việc tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ cố vấn học tập phù hợp với tình hình thực tế giáo dục của nhà trường là hết sức quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập tại trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM.

79

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỐ VẤN

HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Những cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1. Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ cố vấn học tập

Căn cứ vào cơ sở lý luận về đội ngũ cố vấn học tập, về công tác quản lý đội ngũ cố vấn học tập đã được hệ thống và khái quát hóa ở chương 1.

3.1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý đội ngũ cố vấn học tập

- Luật số 08/2012/QH13 ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật giáo dục Đại học quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở GDĐH, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về GDĐH.

- Quyết định số 42/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế học sinh, sinh viên các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.

- Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020.

- Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ban hành ngày 27 tháng 12 năm 2012 về việc sử đổi bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.1.3. Cơ sở thực tiễn về thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường ĐH

80

Từ thực trạng quản lý đội ngũ CVHT tại trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM, những mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân đã trình bày ở chương 2.

Kết quả trưng cầu ý kiến của đối tượng khảo sát về vấn đề quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM.

3.1.4. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

3.1.4.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Giải pháp chính là cách làm , cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Để đạt được mục tiêu quản lý, các giải pháp phải được thực hiện đồng bộ. Các giải pháp phải hỗ trợ, bổ sung cho nhau không được phép coi nhẹ giải pháp nào.

Đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong các giải pháp quản lý đội ngũ cố vấn học tập là phải coi trọng mọi hoạt động giáo dục của nhà trường cũng như đảm bảo các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất, tài chính cho các hoạt động giáo dục đó.

3.1.4.2. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với thực tiễn

Mỗi đơn vị nhà trường có một đặc thù riêng biệt với những điểm mạnh và điểm yếu không giống nhau. Đối tượng sinh viên của mỗi trường cũng có những đặc thù riêng mang tính chất ngành nghề, khối ngành đào tạo. Chính vì vậy, việc đề xuất các giải pháp cần chú trọng đến tình hình, điều kiện cụ thể của từng trường. Các giải pháp đưa ra phải đảm bảo yếu tố phù hợp với đặc điểm sinh viên của trường, với các nguồn lực hiện có (nhân lực vật lực) của nhà trường.

3.1.4.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Trong hệ thống quản lý, giải pháp quản lý là linh hoạt và năng động. Việc đề xuất các giải pháp quản lý đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng của chủ thể quản lý giúp cho việc áp dụng vào thực tiễn được thuận lợi, có hiệu quả thiết thực.

Các giải pháp quản lý đề ra phải được xây dựng theo quy trình khoa học, đảm bảo chính xác, phù hợp với đối tượng. Việc thăm dò kiểm chứng mức độ khả thi của các giải pháp là căn cứ khách quan đánh giá hiệu quả áp dụng vào thực tiễn quản lý.

3.2. Giải pháp quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG Tp.HCM

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác CVHT

81

3.2.1.1. Mục đích

Việc củng cố, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác CVHT ở trường ĐH đối với các lực lượng giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là đối với đội ngũ giảng viên tham gia làm công tác CVHT là công việc hết sức quan trọng, tạo tiền đề, động lực để thực hiện hiệu quả các biện pháp khác, bởi nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức đúng đắn, sâu sắc thì sẽ có hành động đúng và hiệu quả.

Giúp đội ngũ cố vấn học tập hiểu đúng được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công tác cố vấn học tập, từ đó nâng cao trách nhiệm, phát huy tính tự giác, tự nguyện, tâm huyết với công tác cố vấn học tập, đồng thời tạo sự thống nhất cao trong nhận thức của CBQL, cố vấn học tập và các lực lượng giáo dục trong nhà trường về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cố vấn học tập để từ đó có được sự hợp tác, sự đồng thuận cao nhất của mọi lực lượng giáo dục trong việc thực hiện công tác cố vấn học tập.

3.2.1.2. Nội dung thực hiện

Tuyên truyền làm cho mọi lực lượng trong nhà trường nhận thức đầy đủ và có quan điểm đúng đắn, rõ ràng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của đội ngũ CVHT trong đào tạo theo HCTC.

Thường xuyên tổ chức cho các CVHT trong trường học tập, nghiên cứu, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các chủ trương chính sách, chế độ của Nhà nước mới ban hành có liên quan trực tiếp đến công việc, chế độ đối với cán bộ, giảng viên đặc biệt là giảng viên làm công tác CVHT. Tăng cường thông tin thời sự, tin tức trong và ngoài nước, trong đó chú trọng những nội dung có liên quan đến đội ngũ cố vấn học tập.

Tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất hệ trọng và rất cần thiết”, “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [2] để họ thấy rõ, sâu sắc hơn những tấm gương thầy cô giáo luôn tận tụy với nghề, tất cả vì sự trưởng thành của học sinh, sinh viên.

Định kỳ lãnh đạo nhà, phòng đào tạo tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về “vai trò và tầm quan trọng của CVHT trong đào tạo theo HCTC” cho CBQL các khoa/bộ môn và CVHT dưới nhiều hình thức nhằm củng cố, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác CVHT trong trường đại học.

Thông qua hội nghị cán bộ viên chức, Hiệu trưởng nhà trường phải thường xuyên quán triệt đến mọi thành viên trong nhà trường về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ cực

82

kỳ quan trọng của người cố vấn học tập, để mỗi cá nhân, tổ chức trong nhà trường thấy được trách nhiệm của mình trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung.

3.2.2. Nhóm giải pháp bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho

đội ngũ cố vấn học tập

3.2.2.1. Mục đích

Trong các nhà trường, việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên là hết sức cần thiết và không thể thiếu nhằm giúp họ hoàn thiện mình, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và đội ngũ CVHT cũng không phải là ngoại lệ.

Trong đào tạo theo HCTC, CVHT là người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập và lựa chọn nghề nghiệp của SV. Do vậy, bằng nhân cách và tấm gương sáng của mình cả về đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ, CVHT tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp SV. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CVHT là việc làm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nhà trường cần phải tiến hành thường xuyên thông qua nhiều biện pháp, hình thức và thời gian thích hợp.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện

Biện pháp 1: Bồi dưỡng trình độ chính trị, lập trường quan điểm, tư cách đạo đức của

người cố vấn học tập

Việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, kịp thời cung cấp những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ cố vấn học tập ở trường ĐH là việc làm thường xuyên của các trường đại học nhằm giúp cho đội ngũ cố vấn học tập tự củng cố niềm tin của mình đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo,

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)