Hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HƯỚNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH FUJIKURA VIỆT NAM.PDF (Trang 85)

Nhằm nâng cao hiệu quả và phát huy tác dụng của hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP, doanh nghiệp nên tích hợp công việc quản lý nhân sự, tiền lương vào hệ thống quản lý của đơn vị với độ bảo mật và tính chính xác cao.

Xây dựng hệ thống thông tin kế toán quản trị giúp tham mưu cho ban giám đốc trong việc ra quyết định về quản trị việc này đòi hỏi phải có ý kiến của nhiều chuyên gia và sự nổ lực hợp tác của ban giám đốc và các nhà quản lý.

Tăng cường tính hiệu quả của hệ thống thông tin tài chính phù hợp với quy mô, yêu cầu của công ty để phân tích, theo dõi về các vấn đề, tình hình tài chính công ty, đề xuất các phương án tối ưu hóa vốn hiện có của đơn vị nhằm giảm đi lượng tiền nhàn rỗi trong doanh nghiệp, tham mưu cho ban giám đốc về các quyết định tài chính khi cần. Hệ thống thông tin tài chính có vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động, quản lý kinh doanh của doanh nghiệp:

- Tổ chức và cung cấp thông tin về tình hình huy động và phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả. Đối với một doanh nghiệp, vốn là yếu tố vật chất cho sự tồn tại và phát triển. Do vậy, thông tin về tổ chức huy động và phân phối sử dụng vốn có hiệu quả là vô cùng cần thiết trong công tác quản lý tài chính.

- Tổ chức và cung cấp thông tin về sự tạo lập các đòn bẩy tài chính kích thích điều tiết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp một cách chính xác và kịp thời. Điều này rất cần thiết đối với nhà quản lý trong việc kiểm soát, điều hành và phối hợp các hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nhà quản lý phạm phải những sai lầm trong việc sử dụng các đòn bẩy tài chính và tạo nên cơ chế quản lý tài chính kém hiệu quả, thì tài chính doanh nghiệp trở thành vật cản gây kìm hãm hoạt động kinh doanh.

- Tổ chức hệ thống thông tin phân tích các chỉ tiêu tài chính cung cấp cho nhà quản lý cơ sở khoa học và thực tiễn để kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp có cơ sở điều hành, hoạch định các chính sách và các dự báo.

- Thiết lập các kênh thông tin nóng (một ủy ban hay một cá nhân nào đó có trách nhiệm tiếp nhận thông tin tố giác, hoặc lắp đặt hộp thư góp ý) cho phép nhân viên báo cáo về các hành vi, sự kiện bất thường có khả năng gây thiệt hại cho doanh nghiệp như hòm thư góp ý, hộp mail điện tử chung chuyên phục vụ cho vấn đề này.

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch phòng chống thiên tai, hiểm họa và/ hoặc kế hoạch ứng cứu sự cố mất thông tin số liệu, hay các sự cố bất thường một cách cụ thể và rõ ràng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HƯỚNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH FUJIKURA VIỆT NAM.PDF (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)