Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HƯỚNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH FUJIKURA VIỆT NAM.PDF (Trang 81)

Hiện tại, các nhân viên đều nắm rõ mục tiêu tổng thể của công ty thông các cuộc hợp định kỳ hằng quý. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xây dựng và phổ biến rộng rãi mục tiêu hoạt đông cụ thể cho từng bộ phận có sự bàn bạc và góp ý rộng rãi của nhiều cấp quản lý có liên quan để mọi nhân viên có thể lấy đó làm cơ sở tham chiếu khi triển khai công việc.

Ban lãnh đạo cần quan tâm và khuyến khích nhân viên phát hiện, đánh giá và phân tích định lượng tác hại của các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn bằng các mức khuyến khích vật chất. Từ đó, thiết lập cho mình các nhân tố đánh giá rủi ro một cách cụ thể và rõ ràng, sau đó tiến hành thiết lập các quy trình đánh giá rủi ro cụ thể nhằm giúp cho ban giám đốc và các nhà quản lý trong việc đề ra mục tiêu, chính sách chiến lược đối phó và quản lý rủi ro.

S dng nhiu phương pháp khác nhau để nhn dng, phân tích, định lượng ri ro. Rủi ro có thể tác động đến doanh nghiệp ở nhiều phạm vi và nhiều mức độ

khác nhau nên để nhận dạng rủi ro, nhà quản lý doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: phân tích các dữ liệu quá khứ, đánh giá rủi ro với dữ liệu hiện tại, dự báo tương lai. Các nhà quản lý nên thu thập thông tin từ các nhân viên trong doanh nghiệp hoặc từ bên ngoài thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với họ, để đánh giá và phân tích định lượng tác hại của các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn được. Điều này giúp nhận thức rõ ràng về tác hại của rủi ro cũng như giới hạn rủi ro ở mức tối thiểu mà doanh nghiệp có thể chấp nhận.

Đề ra các biện pháp, kế hoạch, quy trình hành động cụ thể nhằm giảm thiểu tác hại rủi ro đến một giới hạn chấp nhận nào đó, các biện pháp để toàn thể nhân viên nhận thức rõ ràng về tác hại của rủi ro cũng như giới hạn rủi ro tối thiểu mà tổ chức có thể chấp nhận được.

Xây dựng biểu đồ rủi ro cho từng bộ phận và toàn đơn vị: đồng thời xác định mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và không thể chấp nhận cho từng bộ phận và toàn đơn vị giúp ban giám đốc và các nhà quả lý có thể quản lý tốt các rủi ro liên quan, bên cạnh đó cũng cần phải cập nhập biểu đồ rủi ro theo những thay đổi của các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế. Việc xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể, và rõ ràng sẽ giúp cho nhân viên ý thức được những rủi ro có thể phát sinh liên quan đến công việc của mình, từ đó đề xuất các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, biểu đồ cũng giúp cho nhà quản lý đánh giá công việc, năng lực làm việc của nhân viên cấp dưới, theo dõi, xác định mức rủi ro mà nhà quản lý cần can thiệp để có biện pháp ứng phó thích hợp.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HƯỚNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH FUJIKURA VIỆT NAM.PDF (Trang 81)