Văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HƯỚNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH FUJIKURA VIỆT NAM.PDF (Trang 47)

* Nét độc đáo của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

- Triết lí kinh doanh

Có thể nói rất hiếm các doanh nhân Nhật Bản không có triết lí kinh doanh. Điều đó được hiểu như sứ mệnh của doanh nhân trong sự nghiệp kinh doanh. Là hình ảnh của doanh nhân trong ngành và trong xã hội. Nó có ý nghĩa như mục tiêu xuyên suốt, định hướng cho doanh nhân trong cả một thời kì phát triển rất dài. Thông qua triết lí kinh doanh doanh nhân tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và làm cho khách hàng biết đến doanh nhân. Hơn nữa các doanh nhân Nhật Bản sớm ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nên triết lí kinh doanh còn có ý nghĩa như một thương hiệu, cái bản sắc của doanh nhân.

- La chn nhng gii pháp ti ưu

Những mối quan hệ: Doanh nhân - Xã hội; Doanh nhân - Khách hàng; Doanh nhân - Các Doanh nhân đối tác; Cấp trên - cấp dưới thường nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn về lợi ích, tiêu chí, đường lối. Để giải quyết các doanh nhân Nhật Bản thường tìm cách mở rộng đường tham khảo giữa các bên, tránh gây ra những xung đột đối đầu. Các bên đều có thể đưa ra các quyết định trên tinh thần giữ chữ tính, trên cơ sở hợp lý đa phương.

- Đối nhân x thế khéo léo.

Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn cho đối tác hiểu rằng điều đó không được phép lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng. Mọi người đều có ý thức rất rõ rằng không được xúc phạm người khác, cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ thể. Nhưng những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức doanh nhân ( trách nhiệm đặt trên tình cảm ) đã tạo một sức ép vô hình lên tất cả khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng trong tổ chức. Điều này rõ ràng đến mức khi tiếp xúc với các nhân viên người Nhật nhiều người nước ngoài cảm thấy họ tận tụy và kín kẽ, nếu có trục trặc gì thì lỗi rất ít khi thuộc về người Nhật

Bản. Người Nhật Bản có qui tắc bất thành văn trong khiển trách và phê bình như sau: - Người khiển trách là người có uy tín, được mọi người kính trọng và chính danh " Không phê bình khiển trách tùy tiện, vụn vặt, chỉ áp dụng khi sai sót có tính hệ thống, gây lây lan, có hậu quả rõ ràng " Phê bình khiển trách trong bầu không khí hòa hợp, không đối đầu, ….

- Phát huy tính tích cc ca nhân viên

Người Nhật Bản quan niệm rằng: trong bất cứ ai cũng đồng thời tồn tại cả mặt tốt lẫn mặt xấu, tài năng dù ít nhưng đều ở đâu đó trong mỗi cái đầu, khả năng dù nhỏ nhưng đều nằm trong mỗi bàn tay, cái tâm có thể còn hạn hẹp nhưng đều ẩn trong mỗi trái tim. Nhiều khi còn ở dạng tiềm ẩn, hoặc do những cản trở khách quan hay chủ quan. Vấn đề là gọi thành tên, định vị nó bằng các chuẩn mực của tổ chức, tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, thúc đẩy bằng đào tạo, sẵn sàng cho mọi người tham gia vào việc ra quyết định theo nhóm hoặc từ dưới lên. Các doanh nghiệp Nhật Bản đều coi con người là tài nguyên quí giá nhất, nguồn động lực quan trọng nhất làm nên giá trị gia tăng và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- T chc sn xut kinh doanh năng động và độc đáo.

Tinh thần kinh doanh hiện đại là lấy thị trường làm trung tâm, xuất phát từ khách hàng và hướng tói khách hàng. Điều này đã thể hiện rất sớm trong phong cách và đường lối kinh doanh Nhật Bản. Các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản chỉ chiếm không đến 2% trong tổng số các doanh nghiệp mà đại bộ phận là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng sự liên kết giữa chúng thì rất đa dạng và hiệu quả. Đó là sự liên kết hàng ngang giữa các công ty mẹ nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của các công ty thành viên, tăng khả năng cạnh tranh vào các thị trường lớn, với các đối thủ lớn của quốc tế. Nhưng dưới mỗi công ty mẹ là vô số các công ty con liên kết theo chiều dọc nhằm phát huy các lợi thế tương đối của các công ty thành viên, khai thác lợi thế tiềm năng của thị trường tại chỗ, tăng lợi thế tuyệt đối cho công ty mẹ, và uyển chuyển thích nghi khi có biến động kinh tế. Sự liên kết đó thấy rất rõ qua hình thức cổ phần chéo, gắn kết về tài chính, nghiên cứu phát triển, hệ thống kênh phân phối, cung ứng đầu vào, hỗ trợ nhân sự... Các doanh nhân Nhật Bản luôn đề cao

chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, các cam kết kinh doanh, đi trước thị trường và kết hợp hài hòa các lợi ích.

- Công tác đào to và s dng người

Thực tế và hoàn cảnh của Nhật Bản khiến nguồn lực con người trở thành yếu tố quyết định đến sự phát triển của các doanh nhân. Điều đó được xem là đương nhiên trong Văn hóa Doanh nhân Nhật Bản. Các doanh nhân khi hoạch định chiến lược kinh doanh luôn coi đào tạo nhân lực và sử dụng tốt con người là khâu trung tâm. Các doanh nhân quan tâm đến điều này rất sớm và thường xuyên. Các doanh nhân thường có hiệp hội và có quỹ học bổng dành cho sinh viên những ngành nghề mà họ quan tâm. Họ không đẩy nhân viên vào tình trạng bị thách đố do không theo kịp sự cải cách quản lý hay tiến bộ của khoa học công nghệ mà chủ động có kế hoạch ngay từ đầu tuyển dụng và thường kỳ nâng cấp trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên. Các hình thức đào tạo rất đa dạng, nhưng chú trọng các hình thức đào tạo nội bộ mang tính thực tiễn cao. Việc sử dụng người luân chuyển và đề bạt từ dưới lên cũng là một hình thức giúp cho nhân viên hiểu rõ yêu cầu và đặc thù của từng vị trí để họ xác định cách hiệp tác tốt với nhau, hiểu được qui trình chung và trách nhiệm về kết qua cuối cùng, cũng như thuận lợi trong điều hành sau khi được đề bạt. Cách thức ấy cũng làm cho các tầng lớp, thế hệ hiểu nhau, giúp đỡ nhau và cho mọi người cơ hội gắn mình vào một lộ trình công danh rõ ràng.

* Văn hóa công ty

Cũng như nhiều doanh nghiệp Nhật Bản khác, công ty Fujikura đã xây dựng cho mình một văn hóa trong tổ chức ngay từ khi thành lập nhằm mang một phong cách và sắc thái riêng của công ty như:

- Công ty như một cộng đồng: Điều này thể hiện trên những phương diện: (1) Mọi thành viên gắn kết với nhau trên tinh thần chia xẻ trách nhiệm hơn là bởi hệ thống quyền lực. Doanh nghiệp như một con thuyền vận mệnh, một mái nhà chung. Sự nghiệp của mỗi nhân viên gắn với các chặng đường thành công của doanh nhân.(2) Mọi nhân viên sống vì doanh nghiệp, nghĩ về doanh nghiệp, vui buồn với thăng trầm của doanh nghiệp. Triết lí kinh doanh được hình thành luôn trên cơ sở đề

cao ý nghĩa cộng đồng và phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hướng tới những giá trị mà xã hội tôn vinh.

- Cải tiến liên tục, ở từng người, từng bộ phận trong doanh nghiệp để tăng tính cạnh tranh và thỏa mãn khách hàng tốt hơn. Sáng kiến thuộc về mọi người, tích cực đề xuất sáng kiến quan trọng không kém gì tính hiệu quả của nó, bởi vì đó là điều cốt yếu khiến mọi người luôn suy nghĩ cải tiến công việc của mình và của người khác.

- Trong quan hệ công việc giữa cấp trên-cấp dưới hay giữa các đồng nghiệp, mọi người đều thể hiện sự tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.

- Tất cả các nhân viên trong công ty từ Tổng giám đốc cho đến công nhân sản xuất điều mang một màu áo, kiểu quần và đôi giày giống nhau. Chính sách này thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, đồng thời nó cũng nói lên rằng công ty xem tất cả nhân viên là người bạn đồng hành, cùng nhau làm việc, cùng nhau phát triển trong một tổ chức.

- Buổi sáng trước khi bước vào làm việc tất cả nhân viên có 5 phút tập thể dục cùng nhau, vì mục đích đảm bảo sức khỏe cho nhân viên, tạo một tinh thần phấn chấn, thoải mái khi bắt đầu một ngày làm việc mới nhằm giảm rủi ro tai nạn lao động.

- Tất cả nhân viên công ty, kể cả giám đốc và các quản lý cấp cao đều dùng chung món ăn trưa như nhau tại nhà ăn tập thể của công ty không phân biệt chức vụ, đẳng cấp, thể hiện một tinh thần đoàn kết, gắng bó cùng nhau.

* Định hướng phát triển.

Trong 10 năm qua công ty Fujikura đã có những bước phát triển vượt bậc về sản phẩm sản xuất cũng như chất lượng, bên cạnh đó công ty không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất ngày càng tinh gọn hơn, nhằm giảm chi phí và nâng cao giá trị sản phẩm công ty lên một tầm cao mới. Đồng thời, khẳng định thương hiệu Fujikura trên toàn thế giới. Fujikura Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay luôn theo đuổi chính sách chất lượng “Đạt được sự thỏa mãn khách hàng là đảm bảo hạnh phúc cho nhân viên và thịnh vượng của công ty”. Bên cạnh

đó, công ty còn có chính sách quan tâm bảo vệ môi trường với thông điệp “Fujikura cam kết giảm tối đa các tác động bất lợi đến môi trường gây ra bởi các hoạt động sản xuất cũng như các hoạt động khác”. Tuy nhiên ở thị trường Việt Nam những sản phẩm công ty sản xuất chưa được sử dụng nhiều vì nước ta là nước đang phát triển chưa áp dụng những công nghệ tiên tiến và sản phẩm công ty có giá cao hơn những sản phẩm tương tự của Trung Quốc nhưng nhìn chung Việt Nam là thị trường tiềm năng rất lớn, chính vì vậy mục tiêu sắp tới là sản phẩm của công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực.

* Phương hướng

Trở thành nơi đầu tư tốt nhất cho nhà đầu tư và mang đến phúc lợi tốt nhất cho nhân viên bằng việc tối đa hóa lợi nhuận.

Đóng góp tích cực cho xã hội và môi trường sống thông qua các hoạt động tích cực và sản phẩm tin cậy.

Trở thành nhà sản xuất chuyên nghiệp nhất trong tập đoàn Fujikura bằng việc cung cấp sản phẩm có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, dịch vụ tốt nhất và có tính linh hoạt.

* Giá tr ct lõi

Thỏa mãn khách hàng: mỗi thành viên trong công ty luôn tự hỏi: “Khách hàng đã được thoả mãn chưa ?” và trả lời câu hỏi này bằng việc sản xuất sản phẩm, giao hàng và các dịch vụ có chất lượng cao đến khách hàng.

Thay đổi: công ty luôn luôn cải tiến để đạt được sự tiến bộ vượt bậc đó là những hành động để chứng minh sức mạnh, đồng thời huy động toàn bộ nguồn lực để nhận biết được sự thay đổi môi trường bên ngoài và kịp thời cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Hợp tác: Sử dụng toàn bộ tiềm năng và sự khéo léo của mỗi người để đáp ứng một cách chính xác nhu cầu khách hàng. Công ty luôn xác định sự đóng góp của mỗi nhân viên làm cho Fujikura trở nên tốt hơn. Để đạt được điều này, công ty đã xây dựng một nền văn hoá của tổ chức mà ở đó mỗi cá thể sẽ có thói quen tôn trọng, động viên và cộng tác với nhau.

* Tm nhìn:

Fujikura nhắm đến việc trở thành người đồng hành tin cậy nhất của khách hàng trong công nghệ “TSUNAGU” (kết nối 2 hay nhiều thứ lại với nhau), tiếp tục phát triển các sản phẩm, giải pháp mới và hữu dụng. Mỗi cá thể đảm nhận một “vai trò lãnh đạo” và nhắm đến việc kinh doanh chuyên nghiệp trên thế giới.

* Nhim v:

Nhiệm vụ hàng đầu của Công ty là hướng đến khách hàng. Công ty giúp họ duy trì và phát triển công việc kinh doanh của họ bằng việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cao cấp.

Nhiệm vụ thứ hai là hướng đến con người trong đại gia đình Fujikura. Họ phải phấn đấu không ngừng để phát triển sản phẩm và đưa ra các giải pháp có giá trị.

Nhiệm vụ thứ ba của công ty là hướng đến cộng đồng chúng ta đang sống.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HƯỚNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH FUJIKURA VIỆT NAM.PDF (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)