Những điểm khác biệt giữa kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HƯỚNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH FUJIKURA VIỆT NAM.PDF (Trang 37)

Được phát triển trên cơ sở của kiểm soát nội bộ, nhưng quản trị rủi ro có nội dung rộng hơn và bao trùm hơn so với kiểm soát nội bộ. Sau đây là những điểm khác nhau căn bản giữa kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro:

Nội dung Kiểm soát nội bộ Quản trị rủi ro

1. Các yếu tố cấu thành

5 yếu t:

+ Môi trường kiểm soát. + Đánh giá rủi ro.

+ Hoạt động kiểm soát. + Thông tin và truyền thông. + Giám sát.

8 yếu t:

+ Môi trường quản lý. + Thiết lập mục tiêu.

+ Nhận dạng sự kiện tiềm tàng. + Đánh giá rủi ro.

+ Phản ứng với rủi ro. + Hoạt động kiểm soát. + Thông tin và truyền thông. + Giám sát.

2. Triết lý quản lý và phong cách điều hành.

+ Kiểm soát nội bộ nhìn nhận triết lý về quản lý của người điều hành là yếu tố hợp thành của môi trường quản lý.

+ Quản trị rủi ro nhìn nhận quan điểm của nhà quản lý về rủi ro là yếu tố hợp thành của môi trường quản lý.

3. Thiết lập

mục tiêu + Kiểm soát nội bộ không cho rằng việc thiết lập mục tiêu là nhiệm vụ của mình.

+ Quản trị rủi ro cho rằng việc thiết lập mục tiêu là một bộ phận của đánh giá rủi ro, thiết lập mục tiêu là điều kiện đầu tiên để nhận dạng, đánh giá và phản ứng với rủi ro.

4. Nhận dạng sự kiện tiềm tàng

+ Kiểm soát nội bộ nhìn nhận sự kiện tiềm tàng là những sự kiện đe dọa đến việc thực hiện mục tiêu của đơn vị.

+ Quản trị rủi ro xem sự kiện tiềm tàng là sự kiện có khả năng tác động đến việc thực hiện mục tiêu, không phân biệt là rủi ro hay cơ hội.

KT LUN CHƯƠNG 1

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, kiểm soát luôn là một khâu quan trọng trong mọi quy trình quản trị, các nhà quản lý thường chú tâm đến việc hình thành và duy trì các hoạt động kiểm soát để đạt được các mục tiêu của đơn vị với hiệu suất cao nhất. Với ý nghĩa đó, kiểm soát có thể được hiểu theo nhiều chiều: đơn vị này kiểm soát đơn vị khác thông qua chi phối đáng kể về quyền sở hữu và lợi ích tương ứng, cấp trên quản lý cấp dưới thông qua chính sách hoặc biện pháp cụ thể, nội bộ đơn vị kiểm soát lẫn nhau thông qua quy chế và thủ tục quản lý, … Cùng với sự phát triển của thực tiễn quản lý, khái niệm kiểm soát nội bộ đã hình thành, phát triển và trở thành một hệ thống lý luận phục vụ cho công việc quản trị doanh nghiệp của các nhà quản lý. Dù có sự khác biệt đáng kể về tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, tính chất hoạt động, mục tiêu của từng nơi, thế nhưng bất kỳ một hệ thống kiểm soát nội bộ nào cũng phải bao gồm những bộ phận cơ bản sau: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát.

Rủi ro là điều không ai mong đợi nhưng phải chấp nhận “sống chung”. Nhận diện được rủi ro, có giải pháp phòng tránh, hạn chế tổn thất khi có rủi ro, đó là giải pháp tích cực. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng. Về lý thuyết, các hoạt động đó luôn có những rủi ro rình rập. Quản lý rủi ro là một phần trong việc lập kế hoạch dự án nhằm xác định những nguy cơ chủ yếu, từ đó xây dựng các kế hoạch phòng chống hay giảm thiểu những tác động bất lợi ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Toàn bộ chương 1, tác giả cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về những cơ sở lý thuyết của hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro doanh nghiệp làm căn cứ để tác giả tiến hành đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp.

CHƯƠNG II: THC TRNG V KIM SOÁT NI B VÀ QUN TR RI RO TI CÔNG TY TNHH FUJIKURA VIT NAM

2.1 Gii thiu chung v công ty TNHH Fujikura Vit Nam. 2.1.1 Thông tin cơ bn

Tên giao dịch Việt Nam: Công ty trách nhiệm hữu hạn Fujikura Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Fujikura Vietnam Ltd.

Tên viết tắt: FOV

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên.

Trụ sở: Số 9, đường số 6, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam.

Ngành nghề kinh doanh:

+ Sản xuất linh liện cáp quang + Sản xuất bộ thông động mạch

Diện tích: 21.000 m2 Tel: +84650757848 ; Fax: +84650757848 Website: www.fujikuracareer.com

Fujikura Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài được đầu tư bởi tập đoàn Fujikura Nhật Bản chuyên sản xuất, lắp ráp linh kiện cáp quang sử dụng trong hệ thống viễn thông, truyền tải dữ liệu, thông tin liên lạc. Chức năng chính của cáp quang là truyển dẫn tín hiệu dưới dạng ánh sáng theo nguyên lý phản xạ toàn phần. Ưu điểm của việc truyền dẫn bằng cáp quang đó là độ tiêu hao tín hiệu thấp, tín hiệu truyền dẫn bởi cáp quang không bị nhiễu bởi những yếu tố như sóng điện từ hay bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Tháng 9 năm 2010, công ty đã mở rộng sản xuất sang lĩnh vực dụng cụ y tế với sản phẩm chính là bộ thông động mạch.

2.1.2 Các mc trưởng thành và phát trin ca Fujikura Vit Nam. 18/06/2000: Fujikura Việt Nam được cấp giấy phép đầu tư. 18/06/2000: Fujikura Việt Nam được cấp giấy phép đầu tư.

18/07/2000: Chính thức đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nhà máy

06/04/2001: Nhà máy đi vào vận hành với lực lượng nhân sự đầu tiên bao gồm 15 kỹ sư và 25 công nhân.

29/06/2001: Chuyến hàng đầu tiên được xuất đi, đánh dấu sự có mặt của Fujikura Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

29/11/2001: đạt được chứng chỉ ISO 9001:2000. Đây là bước đầu để đánh dấu đẳng cấp chất lượng của Fujikura Việt Nam.

11/2004: đạt chứng nhận ISO về môi trường ISO 14001: 1996

11/2005: Tái chứng nhận ISO 9001:2000

01/2006: đạt chứng nhận ISO 14001: 2004

06/2008: Đạt giải thưởng Green Trademark

11/2009: Đạt chứng chỉ TL 9000

Từ ngày thành lập tới nay, hệ thống sản xuất và chất lượng của công ty luôn được cải tiến từng ngày. Với ISO là nền tảng ban đầu, tinh thần Nhật Bản - đất nước của cái nôi về chất lượng của thế giới - đã phát huy trên mọi khía cạnh của công ty.

2.1.3 Thị trường sản phẩm

Chức năng chính của Fujikura Việt Nam là sản xuất tất cả các đơn đặt hàng nhận trực tiếp từ tập đoàn Fujikura Nhật Bản và các công ty trong cùng tập đoàn, việc bán sẽ do công ty tập đoàn thực hiện. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, công ty đã phát triển thêm bộ phận kinh doanh để chủ động tìm kiếm khách hàng, thị trường tiềm năng trong thời gian tới sẽ là thị trường trong nước, là các công ty truyền thông, viễn thông và những công ty sản xuất kỹ thuật cao.

2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý công ty

Cơ cu t chc công ty Fujikura gm các phòng ban sau:

- BOM: Ban giám đốc. - LOG: Bộ phận Xuất-Nhập khẩu. - ADM: Bộ phận hành chính. - TRC: Bộ phận đào tạo và huấn luyện. - HRM: Bộ phận nhân sự. - MDP: Bộ phận phát triển vật tư trong nước. - ACC: Bộ phận kế toán. - QAS: Bộ phận đảm bảo chất lượng

- PRD: Bộ phận sản xuất. - SES: Bộ phận điều hành hệ thống thông tin. - PUR: Bộ phận mua hàng - PLN: Bộ phận kế hoạch sản xuất.

- WH: Bộ phận kho. - SALE: Bộ phận phát triển bán hàng trong nước - PTE: Bộ phận bảo trì, sửa chửa, lắp đặt thiết bị.

PRD3 BOM ACC SES TRC PUR PLN WH LOG

ADM QAS PTE

PRD2 PRD1

PRD

MDP SALE

BOM: Ban giám đốc.

Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Cơ cấu, tổ chức công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty.

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty. Quyết định phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.

HRM: Bộ phận nhân sự

Thc hin công tác qun tr nhân s trong toàn công ty.

Tiếp nhận, quản lý toàn bộ hồ sơ người lao động. Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kế hoạch tuyển dụng.

Tổ chức công tác trả lương, trả thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề và các giấy phép hoạt động khác cho công ty. Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, làm thẻ tạm trú, thị thực xuất nhập cảnh, hộ chiếu cho nhân viên đi công tác nước ngoài.

Tổ chức các lớp tuyên truyền, giáo dục về luật dân sự, hình sự cho công nhân.

ADM: Bộ phận hành chánh

Thc hin công tác qun tr hành chính trong công ty.

Công tác văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc, lễ tân.

Quản lý tài sản, phương tiện đi lại trong toàn công ty theo phân cấp.

Đảm bảo các văn phòng, nhà máy phải đạt những tiêu chuẩn theo yêu cầu của công ty như về trang trí, vệ sinh.

Đảm bảo vệ sinh, chất lượng an toàn thực phẩm các bữa ăn và vấn đề y tế. Kiểm soát an ninh, trật tự ra vào công ty và toàn nhà máy.

ACC: Bộ phận kế toán

Theo dõi, tính toán, cập nhật, báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình sử dụng quản lý các quỹ, tài sản, vật tư, các nguồn vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đảm bảo tính chính xác và kịp thời của các số liệu kế toán.

Quản lý mọi khoản thu chi, tính toán, trích nộp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo luật định.

Chủ trì công tác quyết toán, kiểm toán, kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ. Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, báo cáo thống kê và các báo cáo khác có liên quan trình cho ban giám đốc, tập đoàn, cơ quan thuế, cơ quan hữu quan khác.

PLN: Bộ phận kế hoạch sản xuất

Liên hệ khách hàng, phát hành báo giá, nhận đơn đặt hàng, cân đối năng lực sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, triển khai kế hoạch sản xuất, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện sản xuất theo đúng quy trình công nghệ, đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, tiến độ theo yêu cầu.

Phối hợp với các bộ phận liên quan nhằm duy trì hoạt động sản xuất hoặc sữa đổi các kế hoạch, đảm bảo lịch trình sản xuất đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hướng dẫn giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất, đề xuất phương pháp thực hiện.

Thực hiện chế độ báo cáo công việc, tiến độ kế hoạch và các công việc khác theo phân công và yêu cầu của ban giám đốc.

PUR: Bộ phận mua hàng

Tiếp nhận yêu cầu mua hàng từ các bộ phận, và lập kế hoạch mua hàng.

Tìm kiếm, thu thập thông tin và đánh giá nhà cung cấp, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu và hàng hóa cần mua. Thương lượng, quản lý giá cả mua hàng. Soạn thảo các hợp đồng mua hàng.

Giao dịch thu mua nguyên vật liệu, hàng hóa theo yêu cầu và theo kế hoạch Theo dõi, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và hàng hóa khi mua. Theo dõi các đơn đặt hàng, tình hình giao nhận vật tư, hàng hóa và tình trạng thanh toán cho các nhà cung cấp; thu thập đầy đủ chứng từ cần thiết, làm yêu cầu thanh toán, đệ trình các cấp và giám đốc xét duyệt, sau đó gởi xuống phòng kế toán để tiến hành thanh toán.

WH: Bộ phận kho

Tiếp nhận vật tư, hàng hóa nhập kho với đầy đủ các loại chứng từ cần thiết từ bộ phận imcoming QAS. Kiểm tra số lượng chủng loại hàng hoá nhập kho theo chứng từ.

Nhập hàng hoá vào kho, sắp xếp đúng nơi qui định, cập nhật thẻ kho, lập hồ sơ, lưu hồ sơ và bảo quản theo đúng yêu cầu quy định cho từng loại hàng.

Phát vật tư cho sản xuất theo yêu cầu và theo kế hoạch. Lập báo cáo hàng nhập xuất tồn kho vật tư, vật liệu.

Luôn kiểm kho để đảm bảo lượng hàng, nguyên vât liệu cần thiết cho sản xuất, đồng thời kiểm soát, phát hiện nhanh chóng tình trạng vật tư thừa thiếu, điều tra nguyên nhân, truy tìm và đề xuất phương án xử lý.

LOG: Bộ phận Xuất-Nhập khẩu

Cập nhật các chủ trương chính sách xuất nhập khẩu, các điều kiện thương mại quốc tế, thuế của Nhà nước ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định. Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hình thức thanh toán. Thực hiện các nghiệp vụ, thủ tục xuất nhập khẩu đúng quy định cũng như theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng.

Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hải quan theo quy định của Nhà nước và theo yêu cầu của Ban Tổng Giám đốc Công ty

Thực hiện, cung cấp chứng từ xuất nhập khẩu, hóa đơn xuất nhập hàng hóa, đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của Công ty.

QAS: Bộ phận đảm bảo chất lượng

Kim tra toàn b s lượng và cht lượng nguyên liu đầu vào Kim soát cht lượng đầu ra ca thành phm

Kiểm tra kiểm soát tổng hợp các quá trình: kiểm soát số lượng nhân công, tình trạng năng suất đang sản xuất, năng suất mỗi công đoạn.

Kiểm soát các tài liệu hướng dẫn: kiểm tra và ban hành các quy định về kiểm tra sản phẩm, hướng dẫn các thao tác thực hiện.

Thường xuyên kiểm tra các hoạt động không phù hợp tại các công đoạn, lập báo cáo, ban hành tài liệu hướng dẫn, sắp xếp các công việc.

Các nhân viên kiểm soát tại chuyền làm việc có nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm trước khi đóng gói, báo cáo cũng như cập nhật lỗi phát sinh cho quản lý cấp trên giải quyết.

Liên hệ và làm việc với khách hàng khi có vấn đề về chất lượng sản phẩm. Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, nhằm giảm tỷ lệ sai hỏng của sản phẩm và tăng hiệu quả sử dụng vật tư, máy móc, nhân lực.

TRC: Bộ phận đào tạo và huấn luyện

Đào tạo về nhân viên mới về an toàn lao động, cấu trúc sản phẩm, cách thực hiện thao tác trên sản phẩm. Hướng dẫn, đào tạo các nghiệp vụ cho nhân viên, kỹ sư mới. Tổ chức các hoạt động tuân thủ quy định của công ty.

Thúc đẩy các cải tiến từ các bộ phận, lập báo cáo cải tiến cho ban giám đốc. Tổ chức các lớp đào tạo trong và ngoài công ty cho các nhân viên, các cấp quản lý.

Quản lý và duy trì hệ thống ISO.

PRD: Bộ phận sản xuất

Tiến hành sản xuất, thiết kế bao bì đóng gói, tuân thủ các quy định về chất lượng sản phẩm, yêu cầu của từng khách hàng để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng mong đợi của khách hàng. Kiểm soát tuân thủ các quy định trong dây chuyền sản xuất. Kiểm soát những vấn đề kỹ thuật của nguyên vật liệu trừ những nguyên liệu của bộ phận phát triển vật tư trong nước.

Quản lý, điều động các nguồn lực và phối hợp với các phòng ban khác đáp ứng kế hoạch sản xuất từ bộ phận hoạch định đề ra.

Cải thiện năng suất, chất lượng, quy trình sản xuất, giảm tỷ lệ phế phẩm. Thỏa mãn khách hàng về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng.

MDP: Bộ phận phát triển nguyên vật liệu trong nước

Chuyển giao quy trình, công nghệ, kỹ thuật cho các bộ phận có liên quan để

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HƯỚNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH FUJIKURA VIỆT NAM.PDF (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)