Cơ cấu tổ chức công ty Fujikura gồm các phòng ban sau:
- BOM: Ban giám đốc. - LOG: Bộ phận Xuất-Nhập khẩu. - ADM: Bộ phận hành chính. - TRC: Bộ phận đào tạo và huấn luyện. - HRM: Bộ phận nhân sự. - MDP: Bộ phận phát triển vật tư trong nước. - ACC: Bộ phận kế toán. - QAS: Bộ phận đảm bảo chất lượng
- PRD: Bộ phận sản xuất. - SES: Bộ phận điều hành hệ thống thông tin. - PUR: Bộ phận mua hàng - PLN: Bộ phận kế hoạch sản xuất.
- WH: Bộ phận kho. - SALE: Bộ phận phát triển bán hàng trong nước - PTE: Bộ phận bảo trì, sửa chửa, lắp đặt thiết bị.
PRD3 BOM ACC SES TRC PUR PLN WH LOG
ADM QAS PTE
PRD2 PRD1
PRD
MDP SALE
BOM: Ban giám đốc.
Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Cơ cấu, tổ chức công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty. Quyết định phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
HRM: Bộ phận nhân sự
Thực hiện công tác quản trị nhân sự trong toàn công ty.
Tiếp nhận, quản lý toàn bộ hồ sơ người lao động. Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kế hoạch tuyển dụng.
Tổ chức công tác trả lương, trả thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề và các giấy phép hoạt động khác cho công ty. Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, làm thẻ tạm trú, thị thực xuất nhập cảnh, hộ chiếu cho nhân viên đi công tác nước ngoài.
Tổ chức các lớp tuyên truyền, giáo dục về luật dân sự, hình sự cho công nhân.
ADM: Bộ phận hành chánh
Thực hiện công tác quản trị hành chính trong công ty.
Công tác văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc, lễ tân.
Quản lý tài sản, phương tiện đi lại trong toàn công ty theo phân cấp.
Đảm bảo các văn phòng, nhà máy phải đạt những tiêu chuẩn theo yêu cầu của công ty như về trang trí, vệ sinh.
Đảm bảo vệ sinh, chất lượng an toàn thực phẩm các bữa ăn và vấn đề y tế. Kiểm soát an ninh, trật tự ra vào công ty và toàn nhà máy.
ACC: Bộ phận kế toán
Theo dõi, tính toán, cập nhật, báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình sử dụng quản lý các quỹ, tài sản, vật tư, các nguồn vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đảm bảo tính chính xác và kịp thời của các số liệu kế toán.
Quản lý mọi khoản thu chi, tính toán, trích nộp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo luật định.
Chủ trì công tác quyết toán, kiểm toán, kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ. Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, báo cáo thống kê và các báo cáo khác có liên quan trình cho ban giám đốc, tập đoàn, cơ quan thuế, cơ quan hữu quan khác.
PLN: Bộ phận kế hoạch sản xuất
Liên hệ khách hàng, phát hành báo giá, nhận đơn đặt hàng, cân đối năng lực sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, triển khai kế hoạch sản xuất, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện sản xuất theo đúng quy trình công nghệ, đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, tiến độ theo yêu cầu.
Phối hợp với các bộ phận liên quan nhằm duy trì hoạt động sản xuất hoặc sữa đổi các kế hoạch, đảm bảo lịch trình sản xuất đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Hướng dẫn giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất, đề xuất phương pháp thực hiện.
Thực hiện chế độ báo cáo công việc, tiến độ kế hoạch và các công việc khác theo phân công và yêu cầu của ban giám đốc.
PUR: Bộ phận mua hàng
Tiếp nhận yêu cầu mua hàng từ các bộ phận, và lập kế hoạch mua hàng.
Tìm kiếm, thu thập thông tin và đánh giá nhà cung cấp, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu và hàng hóa cần mua. Thương lượng, quản lý giá cả mua hàng. Soạn thảo các hợp đồng mua hàng.
Giao dịch thu mua nguyên vật liệu, hàng hóa theo yêu cầu và theo kế hoạch Theo dõi, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và hàng hóa khi mua. Theo dõi các đơn đặt hàng, tình hình giao nhận vật tư, hàng hóa và tình trạng thanh toán cho các nhà cung cấp; thu thập đầy đủ chứng từ cần thiết, làm yêu cầu thanh toán, đệ trình các cấp và giám đốc xét duyệt, sau đó gởi xuống phòng kế toán để tiến hành thanh toán.
WH: Bộ phận kho
Tiếp nhận vật tư, hàng hóa nhập kho với đầy đủ các loại chứng từ cần thiết từ bộ phận imcoming QAS. Kiểm tra số lượng chủng loại hàng hoá nhập kho theo chứng từ.
Nhập hàng hoá vào kho, sắp xếp đúng nơi qui định, cập nhật thẻ kho, lập hồ sơ, lưu hồ sơ và bảo quản theo đúng yêu cầu quy định cho từng loại hàng.
Phát vật tư cho sản xuất theo yêu cầu và theo kế hoạch. Lập báo cáo hàng nhập xuất tồn kho vật tư, vật liệu.
Luôn kiểm kho để đảm bảo lượng hàng, nguyên vât liệu cần thiết cho sản xuất, đồng thời kiểm soát, phát hiện nhanh chóng tình trạng vật tư thừa thiếu, điều tra nguyên nhân, truy tìm và đề xuất phương án xử lý.
LOG: Bộ phận Xuất-Nhập khẩu
Cập nhật các chủ trương chính sách xuất nhập khẩu, các điều kiện thương mại quốc tế, thuế của Nhà nước ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định. Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hình thức thanh toán. Thực hiện các nghiệp vụ, thủ tục xuất nhập khẩu đúng quy định cũng như theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng.
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hải quan theo quy định của Nhà nước và theo yêu cầu của Ban Tổng Giám đốc Công ty
Thực hiện, cung cấp chứng từ xuất nhập khẩu, hóa đơn xuất nhập hàng hóa, đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của Công ty.
QAS: Bộ phận đảm bảo chất lượng
Kiểm tra toàn bộ số lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào Kiểm soát chất lượng đầu ra của thành phẩm
Kiểm tra kiểm soát tổng hợp các quá trình: kiểm soát số lượng nhân công, tình trạng năng suất đang sản xuất, năng suất mỗi công đoạn.
Kiểm soát các tài liệu hướng dẫn: kiểm tra và ban hành các quy định về kiểm tra sản phẩm, hướng dẫn các thao tác thực hiện.
Thường xuyên kiểm tra các hoạt động không phù hợp tại các công đoạn, lập báo cáo, ban hành tài liệu hướng dẫn, sắp xếp các công việc.
Các nhân viên kiểm soát tại chuyền làm việc có nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm trước khi đóng gói, báo cáo cũng như cập nhật lỗi phát sinh cho quản lý cấp trên giải quyết.
Liên hệ và làm việc với khách hàng khi có vấn đề về chất lượng sản phẩm. Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, nhằm giảm tỷ lệ sai hỏng của sản phẩm và tăng hiệu quả sử dụng vật tư, máy móc, nhân lực.
TRC: Bộ phận đào tạo và huấn luyện
Đào tạo về nhân viên mới về an toàn lao động, cấu trúc sản phẩm, cách thực hiện thao tác trên sản phẩm. Hướng dẫn, đào tạo các nghiệp vụ cho nhân viên, kỹ sư mới. Tổ chức các hoạt động tuân thủ quy định của công ty.
Thúc đẩy các cải tiến từ các bộ phận, lập báo cáo cải tiến cho ban giám đốc. Tổ chức các lớp đào tạo trong và ngoài công ty cho các nhân viên, các cấp quản lý.
Quản lý và duy trì hệ thống ISO.
PRD: Bộ phận sản xuất
Tiến hành sản xuất, thiết kế bao bì đóng gói, tuân thủ các quy định về chất lượng sản phẩm, yêu cầu của từng khách hàng để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng mong đợi của khách hàng. Kiểm soát tuân thủ các quy định trong dây chuyền sản xuất. Kiểm soát những vấn đề kỹ thuật của nguyên vật liệu trừ những nguyên liệu của bộ phận phát triển vật tư trong nước.
Quản lý, điều động các nguồn lực và phối hợp với các phòng ban khác đáp ứng kế hoạch sản xuất từ bộ phận hoạch định đề ra.
Cải thiện năng suất, chất lượng, quy trình sản xuất, giảm tỷ lệ phế phẩm. Thỏa mãn khách hàng về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng.
MDP: Bộ phận phát triển nguyên vật liệu trong nước
Chuyển giao quy trình, công nghệ, kỹ thuật cho các bộ phận có liên quan để tiến hành sản xuất hàng loạt.
Tìm nhà cung cấp giá cạnh tranh cho những vật tư sử dụng trong sản xuất. Hổ trợ nhà cung cấp về các mặt như kiểm tra chất lượng để đảm bảo chất lượng, số lượng, chi phí và thời hạn giao hàng.
Đáp ứng các yêu cầu về hiệu chỉnh và phát triển nguyên vật liệu
Phối hợp với nhà cung cấp để phát triển những nguyên liệu giá rẻ cho sản xuất. Kiểm soát tất cả các vấn đề kỹ thuật của nguyên vật liệu.
SES: Bộ phận điều hành hệ thống thông tin
Quản lý hệ thống mạng máy tính, đảm bảo liên lạc trong và ngoài công ty Xây dựng các phần mềm hỗ trợ cho sản xuất và các bộ phận trong công ty Quản lý cơ sở dữ liệu. Đảm bảo tính bảo mật về thông tin cho công ty. Quản lý các phần mềm chương trình trên máy tính của công ty.
Giải quyết các sự cố về hệ thống máy tính, máy in, máy photo, máy fax,…
PTE: Bộ phận bảo trì, sửa chửa và lắp đặt thiết bị
Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ. Chịu trách nhiệm bảo trì, duy tu và năng suất của máy móc, thiết bị sản xuất và các thiết bị quản lý văn phòng.
Cung cấp các dụng cụ, thiết bị cần thiết dùng cho sản xuất.
Quản lý cơ sở hạ tầng của nhà máy, có nhiệm vụ lắp đặt, duy trì và bảo dưỡng tất cả các thiết bị sản xuất và cơ sở hạ tầng.
Kiểm soát, theo dõi tình trạng năng lượng, hệ thống phòng cháy chữa cháy cho toàn công ty.
SALE: Bộ phận phát triển bán hàng trong nước
Tìm kiếm khách hàng trong nước
Lập bộ tiêu chuẩn sản phẩm theo yêu cầu khách hàng Duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo vể sản phẩm của công ty